Thị trường bán lẻ: “Tranh thủ thời gian mới mong cạnh tranh”
Hỏi chuyện ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước
Hỏi chuyện ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước.
Thưa ông, có ý kiến cho rằng hệ thống bán lẻ Việt Nam phân tán, công nghệ yếu kém và khi mở cửa, sẽ rất dễ bị tổn thương. Ý kiến của ông như thế nào?
Nhiều năm nay, hệ thống bán lẻ của Việt Nam tồn tại một cách phân tán, thiếu tập trung. Ưu điểm của chúng là năng động, uyển chuyển dễ bám sát nhu cầu tiêu dùng và dễ thích ứng với biến động thị trường.
Tuy nhiên, do hệ thống này còn phân tán nên có những nhược điểm sau: Thứ nhất, tính liên kết kém, rời rạc và bị cô lập; thứ hai, trình độ chuyên nghiệp thấp, mang nặng tính truyền thống; thứ ba, không có các nhà bán lẻ lớn cũng như các điểm nhấn, làm nòng cốt dẫn dắt thị trường.
Trong khi đó, ở nước ngoài, hệ thống bán lẻ của họ rất tập trung, đầu tư “ra tấm, ra món”, quy mô lớn và có công nghệ bán lẻ hiện đại. Khi đầu tư vào Việt Nam, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài sẽ hướng tới khu tập trung dân cư ở các thành phố lớn và không đời nào đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, dân cư thưa thớt.
Vì vậy, đây sẽ là một áp lực lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tại những địa bàn này. Một yếu tố nữa mà doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài là thiết bị và con người.
Vậy, phải làm gì để hệ thống bán lẻ trong nước cạnh tranh tốt khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam?
Từ thực tế này, tôi cho rằng Nhà nước, cần đẩy nhanh quy hoạch mạng lưới bán lẻ cho từng địa phương trong vòng 5 -10 năm tới. Trên từng địa bàn cụ thể, phải xác định có bao nhiêu cơ sở bán lẻ, ở vị trí nào, phân biệt cái nào là hiện đại, cái nào là truyền thống; bao nhiêu trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ văn minh hiện đại. Từ đó, dựa vào sự phát triển của nông nghiệp, công nghiệp để bố trí hệ thống giao thông phù hợp với hệ thống thương mại và quy hoạch quỹ đất cho hệ thống thương mại.
Còn đối với doanh nghiệp, theo lộ trình, bắt đầu từ 2009 sẽ cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được mở một cửa hàng hay cơ sở bán lẻ và từ nay đến đó, doanh nghiệp Việt Nam phải tranh thủ quỹ thời gian ít ỏi để củng cố lại thị trường thì mới mong cạnh tranh được.
Nhưng để phát triển hệ thống bán lẻ thì vai trò của người tiêu dùng cũng rất quan trọng. Phải làm gì để hấp dẫn người tiêu dùng vào siêu thị, cửa hàng tiện ích thay vì thói quen mua sắm “ghếch chân vỉa hè” như lâu nay?
Người Việt Nam vẫn có thói quen “tiện đâu mua đấy” và phải 5 -7 năm nữa thì mới hết cảnh mua bán “ghếch chân vỉa hè”. Đây là một quá trình vận động từ hai phía, nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Phía các nhà bán lẻ, các nhà phân phối phải mang đến cho người tiêu dùng dịch vụ văn minh, hiện đại, thuận tiện và phương thức bán hàng hấp dẫn để người tiêu dùng cảm thấy được tôn trọng, dân chủ, từ chỗ là người đi mua bị động nay trở thành người mua chủ động.
Nhưng người tiêu dùng cũng phải có một quá trình vận động, ý thức được từ chỗ là người đi mua hàng thụ động, chịu đựng trở thành người mua hàng chủ động. Quá trình này cần phải có tác động hấp dẫn từ phía các nhà bán lẻ kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục định hướng tiêu dùng.
Được biết, Bộ Nội vụ đã có quyết định thành lập Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam. Vậy, vai trò của tổ chức này trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp như thế nào?
Hiện nay, các nhà bán lẻ chưa có tổ chức đại diện. Vì vậy, Hiệp hội Các nhà bán lẻ ra đời sẽ thay mặt, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp cho tất cả cộng đồng các nhà bán lẻ. Tiếp theo, Hiệp hội sẽ chăm lo đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống bán lẻ nói chung và cho từng doanh nghiệp nói riêng.
Hiện nay, việc đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu của hệ thống bán lẻ ở Việt Nam, tốn kém và không hiệu quả. Do vậy, cần phải liên kết với nhau để có một trường chuyên đào tạo một cách có bài bản. Muốn đào tạo được phải có nguồn ngân sách hỗ trợ, trong khi nguồn ngân sách của Nhà nước cho giáo dục lại eo hẹp thì Hiệp hội phải tự tạo nguồn thu khác để chia sẻ với Nhà nước trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, Hiệp hội tham gia với các cơ quan nhà nước hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển thị trường bán lẻ, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cũng như chống lại những hành vi không lành mạnh như thoả thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế lũng đoạn thị trường, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để áp đặt giá.
Thưa ông, có ý kiến cho rằng hệ thống bán lẻ Việt Nam phân tán, công nghệ yếu kém và khi mở cửa, sẽ rất dễ bị tổn thương. Ý kiến của ông như thế nào?
Nhiều năm nay, hệ thống bán lẻ của Việt Nam tồn tại một cách phân tán, thiếu tập trung. Ưu điểm của chúng là năng động, uyển chuyển dễ bám sát nhu cầu tiêu dùng và dễ thích ứng với biến động thị trường.
Tuy nhiên, do hệ thống này còn phân tán nên có những nhược điểm sau: Thứ nhất, tính liên kết kém, rời rạc và bị cô lập; thứ hai, trình độ chuyên nghiệp thấp, mang nặng tính truyền thống; thứ ba, không có các nhà bán lẻ lớn cũng như các điểm nhấn, làm nòng cốt dẫn dắt thị trường.
Trong khi đó, ở nước ngoài, hệ thống bán lẻ của họ rất tập trung, đầu tư “ra tấm, ra món”, quy mô lớn và có công nghệ bán lẻ hiện đại. Khi đầu tư vào Việt Nam, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài sẽ hướng tới khu tập trung dân cư ở các thành phố lớn và không đời nào đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, dân cư thưa thớt.
Vì vậy, đây sẽ là một áp lực lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tại những địa bàn này. Một yếu tố nữa mà doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài là thiết bị và con người.
Vậy, phải làm gì để hệ thống bán lẻ trong nước cạnh tranh tốt khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam?
Từ thực tế này, tôi cho rằng Nhà nước, cần đẩy nhanh quy hoạch mạng lưới bán lẻ cho từng địa phương trong vòng 5 -10 năm tới. Trên từng địa bàn cụ thể, phải xác định có bao nhiêu cơ sở bán lẻ, ở vị trí nào, phân biệt cái nào là hiện đại, cái nào là truyền thống; bao nhiêu trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ văn minh hiện đại. Từ đó, dựa vào sự phát triển của nông nghiệp, công nghiệp để bố trí hệ thống giao thông phù hợp với hệ thống thương mại và quy hoạch quỹ đất cho hệ thống thương mại.
Còn đối với doanh nghiệp, theo lộ trình, bắt đầu từ 2009 sẽ cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được mở một cửa hàng hay cơ sở bán lẻ và từ nay đến đó, doanh nghiệp Việt Nam phải tranh thủ quỹ thời gian ít ỏi để củng cố lại thị trường thì mới mong cạnh tranh được.
Nhưng để phát triển hệ thống bán lẻ thì vai trò của người tiêu dùng cũng rất quan trọng. Phải làm gì để hấp dẫn người tiêu dùng vào siêu thị, cửa hàng tiện ích thay vì thói quen mua sắm “ghếch chân vỉa hè” như lâu nay?
Người Việt Nam vẫn có thói quen “tiện đâu mua đấy” và phải 5 -7 năm nữa thì mới hết cảnh mua bán “ghếch chân vỉa hè”. Đây là một quá trình vận động từ hai phía, nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Phía các nhà bán lẻ, các nhà phân phối phải mang đến cho người tiêu dùng dịch vụ văn minh, hiện đại, thuận tiện và phương thức bán hàng hấp dẫn để người tiêu dùng cảm thấy được tôn trọng, dân chủ, từ chỗ là người đi mua bị động nay trở thành người mua chủ động.
Nhưng người tiêu dùng cũng phải có một quá trình vận động, ý thức được từ chỗ là người đi mua hàng thụ động, chịu đựng trở thành người mua hàng chủ động. Quá trình này cần phải có tác động hấp dẫn từ phía các nhà bán lẻ kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục định hướng tiêu dùng.
Được biết, Bộ Nội vụ đã có quyết định thành lập Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam. Vậy, vai trò của tổ chức này trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp như thế nào?
Hiện nay, các nhà bán lẻ chưa có tổ chức đại diện. Vì vậy, Hiệp hội Các nhà bán lẻ ra đời sẽ thay mặt, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp cho tất cả cộng đồng các nhà bán lẻ. Tiếp theo, Hiệp hội sẽ chăm lo đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống bán lẻ nói chung và cho từng doanh nghiệp nói riêng.
Hiện nay, việc đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu của hệ thống bán lẻ ở Việt Nam, tốn kém và không hiệu quả. Do vậy, cần phải liên kết với nhau để có một trường chuyên đào tạo một cách có bài bản. Muốn đào tạo được phải có nguồn ngân sách hỗ trợ, trong khi nguồn ngân sách của Nhà nước cho giáo dục lại eo hẹp thì Hiệp hội phải tự tạo nguồn thu khác để chia sẻ với Nhà nước trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, Hiệp hội tham gia với các cơ quan nhà nước hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển thị trường bán lẻ, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cũng như chống lại những hành vi không lành mạnh như thoả thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế lũng đoạn thị trường, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để áp đặt giá.