Thị trường điện: “Sau 2022 sẽ có cạnh tranh bán lẻ”
VnEconomy trao đổi với ông Đặng Hùng, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực về việc thực hiện thị trường điện cạnh tranh
Bộ Công nghiệp đang gấp rút hoàn chỉnh các phương án đề xuất để đến năm 2009 sẽ có thị trường điện cạnh tranh chính thức.
Tuy nhiên, việc thực hiện thí điểm thị trường điện cạnh tranh do Bộ xây dựng đang tạo ra nhiều luồng ý kiến khác nhau. Sau đây là cuộc trao đổi của VnEconomy với ông Đặng Hùng, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực.
Xin ông cho biết mục đích của việc thí điểm thị trường điện cạnh tranh?
Hiện nay chúng ta đang thực hiện thí điểm phát điện cạnh tranh nội bộ để đến năm 2009 sẽ có một thị trường phát điện cạnh tranh chính thức. Việc thực hiện thị trường thí điểm hiện nay là nhằm mục đích rút kinh nghiệm, tìm ra những cái được, cái chưa được, bổ sung quy định, để đến năm 2009 chúng ta bước vào thị trường điện cạnh tranh chính thức một cách suôn sẻ.
Cũng xin lưu ý rằng thị trường cạnh tranh mà chúng ta đang thực hiện là thị trường cạnh tranh ở cấp độ phát điện, tức là dừng lại ở đầu ra của các nhà máy phát điện. Còn lộ trình giảm thiểu tổn thất điện là một lộ trình riêng, nó bao gồm cả đầu tư, quản lý… và lộ trình đó cũng đã được Chính phủ phê duyệt.
Hiện các nhà tư vấn nước ngoài đang đưa ra một số mô hình về thị trường điện cạnh tranh cho Việt Nam. Theo ông, trong các mô hình đó thì mô hình nào là phù hợp với Việt Nam hơn cả?
Các nhà tư vấn của Tập đoàn KEMA (Austrailia) đã đưa ra 3 phương án về thị trường điện cạnh tranh cho Bộ Công nghiệp tham khảo. Trong đó phương án 1 là sẽ hình thành một thị trường điều độ tập trung (thị trường toàn phần) với ba loại hình thị trường phân phối điện: thị trường chào giá tự do, thị trường chào giá dựa trên chi phí và thị trường điện một giá.
Phương án này cũng được một số nước như Singapore, Austrailia và các nước Bắc Mỹ áp dụng.
Phương án hai là hình thành một thị trường điều độ phân tán (thị trường một phần). Phương án này cũng có hai mô hình được các nhà tư vấn đưa ra. Mô hình thứ nhất là xây dựng một thị trường điều độ phân tán với giá cân bằng trên thị trường. Đây là mô hình với nhiều tính tích cực và có vẻ phù hợp với các nước đang phát triển, vì nó được thực hiện trên cơ sở ký kết hợp đồng giữa bên phát điện và bên mua điện. Theo đó bên phát điện phải xây dựng một lịch phát điện để đáp ứng nhu cầu tải của các khách hàng, từ đó tạo ra được một sự cân bằng điện năng.
Mô hình thứ hai là hình thành nên một thị trường điều độ phân tán với giá cân bằng được điều tiết. Ở mô hình này, dịch vụ cân bằng được cung cấp bởi môt đơn vị chi phối trong toàn hệ thống và giá cân bằng sẽ được công bố và chịu sự điều tiết của một đơn vị trong toàn hệ thống. Tuy nhiên trên thực tế ở Việt Nam, nếu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được tổ chức lại theo kế hoạch thì sẽ không còn đơn vị chi phối.
Ưu điểm của mô hình này được đánh giá là có mức độ rủi ro thấp hơn các mô hình khác bởi các nhà đầu tư kiểm soát được lịch phát điện của họ trong việc đáp ứng các hợp đồng.
Tuy nhiên tôi cũng khẳng định rằng, đến thời điểm này tất cả các mô hình mà nhà tư vấn quốc tế đưa ra cũng chỉ mới ở cấp độ tham khảo cho Việt Nam. Việc lựa chọn một mô hình phù hợp với Việt Nam thì cần phải có thời gian cân nhắc kỹ hơn để làm sao vừa đảm bảo được nhiều mục tiêu như thu hút đầu tư để làm sao đủ điện cho đất nước. Đồng thời phải đảm bảo có được một giá điện hợp lý nhằm thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển. Đây là một vấn đề khá khó khăn đối với Việt Nam vào thời điểm này.
Ông vừa nhắc đến vấn đề thu hút đầu tư. Vậy xin ông cho biết việc thu hút đầu tư vào ngành điện đang gặp những khó khăn gì, trong bối cảnh EVN vẫn đang giữ vị thế chi phối?
Thu hút đầu tư vào ngành điện là một mục tiêu của chính phủ nhằm tạo ra một nguồn cung dồi dào và một thị trường điện ổn định. Chính vì vậy, trong thời gian tới, khi chúng ta thực hiện thị trường điện cạnh tranh thì để thu hút đầu tư có hiệu quả cần phải có một môi trường đầu tư thông thoáng và một thị trường rộng lớn để các nhà đầu tư có thể thu hồi được vốn của mình và có lãi. Đó là một nguyên tắc chung của mọi quốc gia. Hiện Việt Nam đang cố gắng tạo ra một môi trường đầu tư bằng các luật lệ, các quy định thông thoáng…
Tuy nhiên, làm thế nào để thu hồi vốn cho các nhà đầu tư cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Đó là một lộ trình khá dài. Hiện chúng ta có 8 nhà máy đang tham gia vào thị trường cạnh tranh nội bộ. Ngoài ra còn những nhà máy khác thì Chính phủ phải trả giá thay.
Còn đối với EVN, việc xây dựng một thị trường điện cạnh tranh ở một góc độ nào đấy thì cũng là mục tiêu của họ bởi chính EVN cũng đang lo thiếu điện. Tuy nhiên, trong sự phát triển bao giờ cũng có những nhát cắt đau, nhưng vì lợi ích chung thì dù nếu ai đó bị đau - nhưng trong khả năng có thể chịu đựng được - thì cũng là điều bình thường.
Xin ông cho biết lộ trình của việc xây dựng thị trường điện cạnh tranh?
Mục tiêu của Bộ Công nghiệp cũng như của Chính phủ là đưa ngành điện đạt đến một cấp độ phát triển cao nhất, tức là hình thành một thị trường điện cạnh tranh bán lẻ. Hiện nay chúng ta đang ở cấp độ sơ khai ban đầu là thị trường cạnh tranh phát điện.
Theo lộ trình thì Việt Nam sẽ thực hiện thị trường cạnh tranh chính thức từ năm 2009 đến năm 2014. Và từ 2014 đến năm 2022 sẽ hình thành thị trường cạnh tranh bán buôn. Còn sau năm 2022 trở đi sẽ hình thành thị trường cạnh tranh bán lẻ.
Tuy nhiên trong lộ trình chúng ta đang xây dựng, dù ở cấp độ nào thì cũng cần đảm bảo được hai vấn đề quan trọng: đủ điện và giá điện phải đảm bảo cho sự cạnh tranh quốc gia (tức là các hàng hoá khác sản xuất ra phải đảm bảo cạnh tranh được).
Trên thế giới cũng không phải không có những trường hợp đang phát triển gặp phải những trắc trở, phải dừng lại phải thay đổi lại cấu trúc của thị trường… Vì vậy trong quá trình xây dựng thị trường điện cạnh tranh, Chính phủ cần nắm bắt được những kinh nghiệm của các nước khác để từ đó có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn.
Theo Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải, trong thời gian tới khả năng thiếu điện vẫn rất cao. Vậy theo ông, lộ trình phát triển điện cạnh tranh nói trên liệu còn nhiều ý nghĩa nếu nguồn cung vẫn thiếu?
Theo tôi thì chúng ta cần có cái nhìn lạc quan hơn bởi trên thực tế, chúng ta đã có tốc độ tăng trưởng điện 15% (cao nhất thế giới) trong một thời gian dài. Chính vì vậy Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2009 sẽ có thị trường phát điện cạnh tranh chính thức là hoàn toàn có cơ sở. Theo tính toán đến thời điểm đó sẽ có nguồn điện dự phòng trên toàn hệ thống nếu chúng ta đảm bảo được các tiến độ của tổng sơ đồ.
Khi đó chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một lượng điện dự phòng khoảng 15-20% vào thời điểm căng thẳng. Còn hiện nay, vào những thời điểm căng thẳng, chúng ta vẫn chưa có được điện dự phòng ngoại trừ vào mùa mưa, lượng nước các hồ chứa đạt mức đỉnh.
Tuy nhiên, việc thực hiện thí điểm thị trường điện cạnh tranh do Bộ xây dựng đang tạo ra nhiều luồng ý kiến khác nhau. Sau đây là cuộc trao đổi của VnEconomy với ông Đặng Hùng, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực.
Xin ông cho biết mục đích của việc thí điểm thị trường điện cạnh tranh?
Hiện nay chúng ta đang thực hiện thí điểm phát điện cạnh tranh nội bộ để đến năm 2009 sẽ có một thị trường phát điện cạnh tranh chính thức. Việc thực hiện thị trường thí điểm hiện nay là nhằm mục đích rút kinh nghiệm, tìm ra những cái được, cái chưa được, bổ sung quy định, để đến năm 2009 chúng ta bước vào thị trường điện cạnh tranh chính thức một cách suôn sẻ.
Cũng xin lưu ý rằng thị trường cạnh tranh mà chúng ta đang thực hiện là thị trường cạnh tranh ở cấp độ phát điện, tức là dừng lại ở đầu ra của các nhà máy phát điện. Còn lộ trình giảm thiểu tổn thất điện là một lộ trình riêng, nó bao gồm cả đầu tư, quản lý… và lộ trình đó cũng đã được Chính phủ phê duyệt.
Hiện các nhà tư vấn nước ngoài đang đưa ra một số mô hình về thị trường điện cạnh tranh cho Việt Nam. Theo ông, trong các mô hình đó thì mô hình nào là phù hợp với Việt Nam hơn cả?
Các nhà tư vấn của Tập đoàn KEMA (Austrailia) đã đưa ra 3 phương án về thị trường điện cạnh tranh cho Bộ Công nghiệp tham khảo. Trong đó phương án 1 là sẽ hình thành một thị trường điều độ tập trung (thị trường toàn phần) với ba loại hình thị trường phân phối điện: thị trường chào giá tự do, thị trường chào giá dựa trên chi phí và thị trường điện một giá.
Phương án này cũng được một số nước như Singapore, Austrailia và các nước Bắc Mỹ áp dụng.
Phương án hai là hình thành một thị trường điều độ phân tán (thị trường một phần). Phương án này cũng có hai mô hình được các nhà tư vấn đưa ra. Mô hình thứ nhất là xây dựng một thị trường điều độ phân tán với giá cân bằng trên thị trường. Đây là mô hình với nhiều tính tích cực và có vẻ phù hợp với các nước đang phát triển, vì nó được thực hiện trên cơ sở ký kết hợp đồng giữa bên phát điện và bên mua điện. Theo đó bên phát điện phải xây dựng một lịch phát điện để đáp ứng nhu cầu tải của các khách hàng, từ đó tạo ra được một sự cân bằng điện năng.
Mô hình thứ hai là hình thành nên một thị trường điều độ phân tán với giá cân bằng được điều tiết. Ở mô hình này, dịch vụ cân bằng được cung cấp bởi môt đơn vị chi phối trong toàn hệ thống và giá cân bằng sẽ được công bố và chịu sự điều tiết của một đơn vị trong toàn hệ thống. Tuy nhiên trên thực tế ở Việt Nam, nếu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được tổ chức lại theo kế hoạch thì sẽ không còn đơn vị chi phối.
Ưu điểm của mô hình này được đánh giá là có mức độ rủi ro thấp hơn các mô hình khác bởi các nhà đầu tư kiểm soát được lịch phát điện của họ trong việc đáp ứng các hợp đồng.
Tuy nhiên tôi cũng khẳng định rằng, đến thời điểm này tất cả các mô hình mà nhà tư vấn quốc tế đưa ra cũng chỉ mới ở cấp độ tham khảo cho Việt Nam. Việc lựa chọn một mô hình phù hợp với Việt Nam thì cần phải có thời gian cân nhắc kỹ hơn để làm sao vừa đảm bảo được nhiều mục tiêu như thu hút đầu tư để làm sao đủ điện cho đất nước. Đồng thời phải đảm bảo có được một giá điện hợp lý nhằm thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển. Đây là một vấn đề khá khó khăn đối với Việt Nam vào thời điểm này.
Ông vừa nhắc đến vấn đề thu hút đầu tư. Vậy xin ông cho biết việc thu hút đầu tư vào ngành điện đang gặp những khó khăn gì, trong bối cảnh EVN vẫn đang giữ vị thế chi phối?
Thu hút đầu tư vào ngành điện là một mục tiêu của chính phủ nhằm tạo ra một nguồn cung dồi dào và một thị trường điện ổn định. Chính vì vậy, trong thời gian tới, khi chúng ta thực hiện thị trường điện cạnh tranh thì để thu hút đầu tư có hiệu quả cần phải có một môi trường đầu tư thông thoáng và một thị trường rộng lớn để các nhà đầu tư có thể thu hồi được vốn của mình và có lãi. Đó là một nguyên tắc chung của mọi quốc gia. Hiện Việt Nam đang cố gắng tạo ra một môi trường đầu tư bằng các luật lệ, các quy định thông thoáng…
Tuy nhiên, làm thế nào để thu hồi vốn cho các nhà đầu tư cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Đó là một lộ trình khá dài. Hiện chúng ta có 8 nhà máy đang tham gia vào thị trường cạnh tranh nội bộ. Ngoài ra còn những nhà máy khác thì Chính phủ phải trả giá thay.
Còn đối với EVN, việc xây dựng một thị trường điện cạnh tranh ở một góc độ nào đấy thì cũng là mục tiêu của họ bởi chính EVN cũng đang lo thiếu điện. Tuy nhiên, trong sự phát triển bao giờ cũng có những nhát cắt đau, nhưng vì lợi ích chung thì dù nếu ai đó bị đau - nhưng trong khả năng có thể chịu đựng được - thì cũng là điều bình thường.
Xin ông cho biết lộ trình của việc xây dựng thị trường điện cạnh tranh?
Mục tiêu của Bộ Công nghiệp cũng như của Chính phủ là đưa ngành điện đạt đến một cấp độ phát triển cao nhất, tức là hình thành một thị trường điện cạnh tranh bán lẻ. Hiện nay chúng ta đang ở cấp độ sơ khai ban đầu là thị trường cạnh tranh phát điện.
Theo lộ trình thì Việt Nam sẽ thực hiện thị trường cạnh tranh chính thức từ năm 2009 đến năm 2014. Và từ 2014 đến năm 2022 sẽ hình thành thị trường cạnh tranh bán buôn. Còn sau năm 2022 trở đi sẽ hình thành thị trường cạnh tranh bán lẻ.
Tuy nhiên trong lộ trình chúng ta đang xây dựng, dù ở cấp độ nào thì cũng cần đảm bảo được hai vấn đề quan trọng: đủ điện và giá điện phải đảm bảo cho sự cạnh tranh quốc gia (tức là các hàng hoá khác sản xuất ra phải đảm bảo cạnh tranh được).
Trên thế giới cũng không phải không có những trường hợp đang phát triển gặp phải những trắc trở, phải dừng lại phải thay đổi lại cấu trúc của thị trường… Vì vậy trong quá trình xây dựng thị trường điện cạnh tranh, Chính phủ cần nắm bắt được những kinh nghiệm của các nước khác để từ đó có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn.
Theo Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải, trong thời gian tới khả năng thiếu điện vẫn rất cao. Vậy theo ông, lộ trình phát triển điện cạnh tranh nói trên liệu còn nhiều ý nghĩa nếu nguồn cung vẫn thiếu?
Theo tôi thì chúng ta cần có cái nhìn lạc quan hơn bởi trên thực tế, chúng ta đã có tốc độ tăng trưởng điện 15% (cao nhất thế giới) trong một thời gian dài. Chính vì vậy Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2009 sẽ có thị trường phát điện cạnh tranh chính thức là hoàn toàn có cơ sở. Theo tính toán đến thời điểm đó sẽ có nguồn điện dự phòng trên toàn hệ thống nếu chúng ta đảm bảo được các tiến độ của tổng sơ đồ.
Khi đó chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một lượng điện dự phòng khoảng 15-20% vào thời điểm căng thẳng. Còn hiện nay, vào những thời điểm căng thẳng, chúng ta vẫn chưa có được điện dự phòng ngoại trừ vào mùa mưa, lượng nước các hồ chứa đạt mức đỉnh.