Thiếu điện là do... Bộ Công Thương
Phần lớn trách nhiệm của tình trạng thiếu điện hiện nay thuộc về cơ quan quản lý nhà nước, tức Bộ Công Thương
Phần lớn trách nhiệm của tình trạng thiếu điện hiện nay thuộc về cơ quan quản lý nhà nước, tức Bộ Công Thương.
Gặp gỡ đầu tuần về vấn đề này với báo giới, ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam - đã nhấn mạnh như thế.
Ông nghĩ sao khi câu chuyện thiếu điện giờ đây đã trở thành chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi"?
Năm nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không lường trước được hai yếu tố.
Thứ nhất, nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến ở khu vực miền Bắc trên 20%. Thứ hai, trong cân đối nguồn EVN dự kiến có các nhà máy điện Cà Mau 2, Nhơn Trạch 1, Tuyên Quang đi vào vận hành và Nhà máy Uông Bí mở rộng 1 chạy ổn định nhưng cái mới thì chưa vào, cái đang trục trặc vẫn chưa được khắc phục nên thiếu lượng điện lớn.
Nếu chúng ta cứ giữ tình trạng lập tổng sơ đồ phát triển điện lực như vừa qua thì còn thiếu điện triền miên. Một tổng sơ đồ chỉ triển khai trong năm năm thì không thể đáp ứng được nhu cầu điện trong năm năm, vì xây dựng một nhà máy điện cũng mất 5-6 năm, thậm chí có dự án 7-8 năm. Tôi cho rằng tổng sơ đồ phải lập cho thời gian dài hơn, từ 15-20 năm.
Từ những năm 1990, 1992 chúng tôi đã đề xuất việc này khi tổ chức xây dựng đường dây 500kV Bắc - Nam. Lập tổng sơ đồ dài như vậy thì quá trình chuẩn bị đầu tư cho một dự án mới đủ điều kiện. Ngoài ra, trong tổng sơ đồ điện bao giờ cũng phải tính phương án cao, không nên tính phương án trung bình và đặc biệt không tính phương án thấp.
Ví dụ nếu năm 2010 chúng ta cần 40.000MW điện thì phải tính trong tổng sơ đồ 50.000MW hoặc hơn nữa. Phương án đó sẽ cho phép hệ thống điện vận hành an toàn vì có dự phòng, hoặc nếu các dự án phát triển nguồn điện có chậm thì cũng là vừa. Hệ thống dự phòng tối thiểu phải 15-20%, có quốc gia dự phòng tới 45%. Như thế sẽ chấm dứt được tình trạng "ăn đong" điện như nhiều năm qua.
Như vậy, nguyên nhân chính dẫn tới thiếu điện là xây dựng tổng sơ đồ phát triển điện bất hợp lý?
Thứ nhất, gốc là từ các tổng sơ đồ phát triển điện trong khoảng thời gian ngắn quá. Thứ hai, từ khi chúng ta bỏ Bộ Năng lượng thì không còn một bộ chuyên lo về vấn đề này. Thứ ba, chúng ta chậm thị trường hóa ngành điện. Thứ tư, chưa mạnh dạn cho nhà đầu tư nước ngoài vào. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn vào nhưng thủ tục nhiêu khê.
Nếu nói trách nhiệm thì thấy EVN có trách nhiệm trong việc quản lý nguồn điện, vận hành, cung cấp nguồn điện vì EVN đang "gánh" lượng điện chiếm 80-90% công suất của cả nước. EVN cũng có trách nhiệm trong việc quản lý toàn bộ hệ thống lưới điện của cả nước, hệ thống phân phối điện toàn quốc.
Nhưng phần lớn là do cơ quan quản lý nhà nước, trước đây là Bộ Công nghiệp, nay là Bộ Công Thương. Lẽ ra cơ quan này phải biết năm nay thiếu bao nhiêu điện, cho đầu tư phát triển bao nhiêu... và EVN là một trong những cơ quan triển khai thực hiện.
Cuối cùng là cách nhìn của Chính phủ với ngành này như thế nào cho đúng tầm của nó.
EVN là đơn vị trực tiếp lo việc cung cấp điện có thể kiến nghị nếu thấy những bất hợp lý?
EVN có kiến nghị nhưng riêng việc xóa độc quyền thì bấy lâu nay EVN vẫn chưa được cấp trên chỉ đạo, lẽ ra EVN cần chủ động đề xuất tích cực hơn. Song chính cơ quan quản lý ngành điện cũng phải nghĩ đến chuyện có nên để độc quyền không, nghĩ ra việc cho ai đầu tư thêm nữa... để trình Chính phủ.
Chính phủ nên mạnh mẽ tổ chức lại ngành điện, cho nhiều nhà đầu tư tham gia phát triển nguồn điện. Với tốc độ phát triển như hiện nay mà tới năm 2010-2015 chúng ta không có được 25.000-30.000 MW điện thì vẫn thiếu điện. Hiện tại chúng ta mới chỉ có hơn 12.000 MW điện, rất ít so với hơn 80 triệu dân. Hồng Kông chưa đầy 6 triệu dân mà họ có gần 30.000 MW điện.
Chúng ta đã cho phép các nhà đầu tư tham gia xây dựng nhà máy điện, nhưng vấn đề nằm ở chỗ lượng điện đó phải bán cho EVN để EVN bán lại cho người tiêu dùng, thành ra EVN vẫn có cơ hội độc quyền?
Muốn có thị trường điện cạnh tranh thì các nơi bán điện phải độc lập với nhau. Khi đó nếu anh sản xuất được điện, muốn bán điện tới hộ tiêu dùng thì anh ký hợp đồng với đơn vị truyền tải, phân phối điện chứ không phải bán qua EVN nữa.
Việc đẩy nhanh thị trường điện cạnh tranh lúc này hoàn toàn phụ thuộc vào Chính phủ. Khi có thị trường điện cạnh tranh thì nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư. Người ta sẽ tính thị trường điện Việt Nam còn thiếu bao nhiêu để quyết định đầu tư thế nào.
Đầu tư ngành điện vẫn là hấp dẫn nhất, lợi nhuận cao nhất và quan trọng là Việt Nam vẫn thiếu điện. Việt Nam phải đầu tư nhiều chục năm nữa mới ổn định được công suất.
Tăng cường mua điện từ các nhà máy bên ngoài EVN, mua điện của Trung Quốc, tiết kiệm điện... có cứu vãn nổi tình hình không?
Lượng điện mua từ bên ngoài không đáp ứng được nhu cầu. Do đó, EVN cần cân đối lại năng lực trong ngành để chạy tối đa các nhà máy chạy dầu, chịu bù lỗ một chút mới tránh được tình trạng cắt điện nhiều.
Biện pháp tối ưu bây giờ vẫn là tập trung tiết kiệm điện. Các cơ sở sản xuất nên chuyển bớt các bộ phận làm việc từ ca 1, ca 2 sang ca 3 vì ca 3 là thời gian thấp điểm nhằm giảm lượng điện tiêu thụ trong giờ cao điểm.
* Trình Quốc hội đề án nhà máy điện hạt nhân vào năm 2009
Ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử, cho biết đề án hai nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp Quốc hội diễn ra tháng 5/2009.
Theo ông Tấn, mỗi nhà máy sẽ có hai tổ máy với tổng công suất hai nhà máy là 4.000MW. Dự kiến, hai nhà máy sẽ được đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải và xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước của tỉnh Ninh Thuận.
Theo kế hoạch, hai nhà máy sẽ được khởi công vào năm 2015 và đến năm 2020 sẽ chính thức cung cấp điện. Sau khi đi vào hoạt động, đây sẽ là hai nguồn cung cấp điện quan trọng cho hệ thống điện quốc gia.
Gặp gỡ đầu tuần về vấn đề này với báo giới, ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam - đã nhấn mạnh như thế.
Ông nghĩ sao khi câu chuyện thiếu điện giờ đây đã trở thành chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi"?
Năm nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không lường trước được hai yếu tố.
Thứ nhất, nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến ở khu vực miền Bắc trên 20%. Thứ hai, trong cân đối nguồn EVN dự kiến có các nhà máy điện Cà Mau 2, Nhơn Trạch 1, Tuyên Quang đi vào vận hành và Nhà máy Uông Bí mở rộng 1 chạy ổn định nhưng cái mới thì chưa vào, cái đang trục trặc vẫn chưa được khắc phục nên thiếu lượng điện lớn.
Nếu chúng ta cứ giữ tình trạng lập tổng sơ đồ phát triển điện lực như vừa qua thì còn thiếu điện triền miên. Một tổng sơ đồ chỉ triển khai trong năm năm thì không thể đáp ứng được nhu cầu điện trong năm năm, vì xây dựng một nhà máy điện cũng mất 5-6 năm, thậm chí có dự án 7-8 năm. Tôi cho rằng tổng sơ đồ phải lập cho thời gian dài hơn, từ 15-20 năm.
Từ những năm 1990, 1992 chúng tôi đã đề xuất việc này khi tổ chức xây dựng đường dây 500kV Bắc - Nam. Lập tổng sơ đồ dài như vậy thì quá trình chuẩn bị đầu tư cho một dự án mới đủ điều kiện. Ngoài ra, trong tổng sơ đồ điện bao giờ cũng phải tính phương án cao, không nên tính phương án trung bình và đặc biệt không tính phương án thấp.
Ví dụ nếu năm 2010 chúng ta cần 40.000MW điện thì phải tính trong tổng sơ đồ 50.000MW hoặc hơn nữa. Phương án đó sẽ cho phép hệ thống điện vận hành an toàn vì có dự phòng, hoặc nếu các dự án phát triển nguồn điện có chậm thì cũng là vừa. Hệ thống dự phòng tối thiểu phải 15-20%, có quốc gia dự phòng tới 45%. Như thế sẽ chấm dứt được tình trạng "ăn đong" điện như nhiều năm qua.
Như vậy, nguyên nhân chính dẫn tới thiếu điện là xây dựng tổng sơ đồ phát triển điện bất hợp lý?
Thứ nhất, gốc là từ các tổng sơ đồ phát triển điện trong khoảng thời gian ngắn quá. Thứ hai, từ khi chúng ta bỏ Bộ Năng lượng thì không còn một bộ chuyên lo về vấn đề này. Thứ ba, chúng ta chậm thị trường hóa ngành điện. Thứ tư, chưa mạnh dạn cho nhà đầu tư nước ngoài vào. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn vào nhưng thủ tục nhiêu khê.
Nếu nói trách nhiệm thì thấy EVN có trách nhiệm trong việc quản lý nguồn điện, vận hành, cung cấp nguồn điện vì EVN đang "gánh" lượng điện chiếm 80-90% công suất của cả nước. EVN cũng có trách nhiệm trong việc quản lý toàn bộ hệ thống lưới điện của cả nước, hệ thống phân phối điện toàn quốc.
Nhưng phần lớn là do cơ quan quản lý nhà nước, trước đây là Bộ Công nghiệp, nay là Bộ Công Thương. Lẽ ra cơ quan này phải biết năm nay thiếu bao nhiêu điện, cho đầu tư phát triển bao nhiêu... và EVN là một trong những cơ quan triển khai thực hiện.
Cuối cùng là cách nhìn của Chính phủ với ngành này như thế nào cho đúng tầm của nó.
EVN là đơn vị trực tiếp lo việc cung cấp điện có thể kiến nghị nếu thấy những bất hợp lý?
EVN có kiến nghị nhưng riêng việc xóa độc quyền thì bấy lâu nay EVN vẫn chưa được cấp trên chỉ đạo, lẽ ra EVN cần chủ động đề xuất tích cực hơn. Song chính cơ quan quản lý ngành điện cũng phải nghĩ đến chuyện có nên để độc quyền không, nghĩ ra việc cho ai đầu tư thêm nữa... để trình Chính phủ.
Chính phủ nên mạnh mẽ tổ chức lại ngành điện, cho nhiều nhà đầu tư tham gia phát triển nguồn điện. Với tốc độ phát triển như hiện nay mà tới năm 2010-2015 chúng ta không có được 25.000-30.000 MW điện thì vẫn thiếu điện. Hiện tại chúng ta mới chỉ có hơn 12.000 MW điện, rất ít so với hơn 80 triệu dân. Hồng Kông chưa đầy 6 triệu dân mà họ có gần 30.000 MW điện.
Chúng ta đã cho phép các nhà đầu tư tham gia xây dựng nhà máy điện, nhưng vấn đề nằm ở chỗ lượng điện đó phải bán cho EVN để EVN bán lại cho người tiêu dùng, thành ra EVN vẫn có cơ hội độc quyền?
Muốn có thị trường điện cạnh tranh thì các nơi bán điện phải độc lập với nhau. Khi đó nếu anh sản xuất được điện, muốn bán điện tới hộ tiêu dùng thì anh ký hợp đồng với đơn vị truyền tải, phân phối điện chứ không phải bán qua EVN nữa.
Việc đẩy nhanh thị trường điện cạnh tranh lúc này hoàn toàn phụ thuộc vào Chính phủ. Khi có thị trường điện cạnh tranh thì nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư. Người ta sẽ tính thị trường điện Việt Nam còn thiếu bao nhiêu để quyết định đầu tư thế nào.
Đầu tư ngành điện vẫn là hấp dẫn nhất, lợi nhuận cao nhất và quan trọng là Việt Nam vẫn thiếu điện. Việt Nam phải đầu tư nhiều chục năm nữa mới ổn định được công suất.
Tăng cường mua điện từ các nhà máy bên ngoài EVN, mua điện của Trung Quốc, tiết kiệm điện... có cứu vãn nổi tình hình không?
Lượng điện mua từ bên ngoài không đáp ứng được nhu cầu. Do đó, EVN cần cân đối lại năng lực trong ngành để chạy tối đa các nhà máy chạy dầu, chịu bù lỗ một chút mới tránh được tình trạng cắt điện nhiều.
Biện pháp tối ưu bây giờ vẫn là tập trung tiết kiệm điện. Các cơ sở sản xuất nên chuyển bớt các bộ phận làm việc từ ca 1, ca 2 sang ca 3 vì ca 3 là thời gian thấp điểm nhằm giảm lượng điện tiêu thụ trong giờ cao điểm.
* Trình Quốc hội đề án nhà máy điện hạt nhân vào năm 2009
Ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử, cho biết đề án hai nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp Quốc hội diễn ra tháng 5/2009.
Theo ông Tấn, mỗi nhà máy sẽ có hai tổ máy với tổng công suất hai nhà máy là 4.000MW. Dự kiến, hai nhà máy sẽ được đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải và xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước của tỉnh Ninh Thuận.
Theo kế hoạch, hai nhà máy sẽ được khởi công vào năm 2015 và đến năm 2020 sẽ chính thức cung cấp điện. Sau khi đi vào hoạt động, đây sẽ là hai nguồn cung cấp điện quan trọng cho hệ thống điện quốc gia.