“Thiếu giáo viên, đào tạo chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng”
"Hoạt động đào tạo tại một số trường được phép đào tạo chứng khoán đã bị biến tướng so với cam kết ban đầu"
Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán (SRTC) đã ký kết thỏa thuận mở rộng hợp tác trong đào tạo chứng khoán giữa SRTC với năm trường đại học và học viện.
Tuy nhiên, ngay sau khi thực hiện, hoạt động đào tạo tại một số trường được phép đào tạo chứng khoán đã bị biến tướng so với cam kết ban đầu.
Chúng tôi đã phỏng vấn ông Đào Lê Minh, Giám đốc SRTC xung quanh vấn đề này.
Ông đánh giá thế nào về công tác đào tạo của 5 trường đại học mà SRTC vừa ký thỏa thuận?
Theo quyết định của Ủy ban Chứng khoán thì hiện có 5 trường đại học được phép đào tạo chứng khoán gồm: Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Đại học Ngân hàng Tp.HCM và Đại học Kinh tế Tp.HCM.
Theo tôi được biết, có những trường đào tạo rất nghiêm túc như trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngân hàng nhưng cũng lại có tin đồn là họ đi “bán cái” đào tạo, dẫn đến chất lượng đào tạo không được đảm bảo.
Trước thông tin như vậy, chúng tôi đã họp và thống nhất với các trường về vấn đề này và cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi về giảng viên, giáo trình... cho các trường để đảm bảo chất lượng đào tạo và không được “bán cái”, các trường cũng hoàn toàn nhất trí. Nếu trường nào đó “bán cái” hay liên kết thêm mà chất lượng đào tạo không đảm bảo, tôi nghĩ trường đó sẽ mất uy tín và người học sẽ từ bỏ thôi.
Ngoài 5 trường đại học kể trên, Trung tâm còn liên kết với một số trường như Đại học Tôn Đức Thắng (Tp.HCM), Đại học Thái Nguyên... Việc liên kết được thực hiện bằng cách họ có cơ sở vật chất, tổ chức tuyển sinh và Trung tâm cử người đến giảng. Việc này nhằm mục đích xã hội hóa việc đào tạo chứng khoán.
Việc cho phép các trường tự đào tạo, cũng như quá trình liên kết của Trung tâm liệu có làm cho chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng?
Đây là những cơ sở đào tạo đã có nhiều kinh nghiệm và uy tín, các giáo trình đã tương đối phù hợp với giáo trình của Trung tâm và đội ngũ giảng viên đã được khẳng định trên thực tế. Khi cho phép 5 trường đại học được đào tạo chứng khoán, chúng tôi đã có sự cân nhắc về giảng viên, trình độ của họ rồi.
Cũng có nhiều trường muốn được đào tạo chứng khoán nhưng cơ sở vật chất chưa đầy đủ, chất lượng đào tạo chưa được kiểm nghiệm nên vẫn chưa được phép.
Một trong những vấn đề khó khăn nhất của các trường là thiếu giáo viên chứng khoán. Trung tâm đã có những hỗ trợ các trường ra sao để tháo gỡ khó khăn này?
Tất nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam còn mới nên tình trạng thiếu hụt giảng viên, nhất là giảng viên giỏi không phải là điều đáng ngạc nhiên. Nhưng nếu chúng ta cứ đợi đội ngũ giảng viên các trường giỏi hết thì sẽ quá muộn.
Vấn đề là nếu các trường đủ điều kiện và cam kết đủ giáo viên thì Ủy ban Chứng khoán vẫn đồng ý cho dạy và nâng cao chất lượng. Việc cho các trường được phép đào tạo chứng khoán giúp cho Trung tâm giảm được sự quá tải trong đào tạo.
Việc làm thế nào để các trường nâng cao chất lượng đào tạo, theo tôi, nếu ban đầu khó khăn chúng tôi có thể hỗ trợ song điều căn bản nhất vẫn là bản thân các trường phải tự tăng cường giảng viên.
Tuy nhiên, ngay sau khi thực hiện, hoạt động đào tạo tại một số trường được phép đào tạo chứng khoán đã bị biến tướng so với cam kết ban đầu.
Chúng tôi đã phỏng vấn ông Đào Lê Minh, Giám đốc SRTC xung quanh vấn đề này.
Ông đánh giá thế nào về công tác đào tạo của 5 trường đại học mà SRTC vừa ký thỏa thuận?
Theo quyết định của Ủy ban Chứng khoán thì hiện có 5 trường đại học được phép đào tạo chứng khoán gồm: Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Đại học Ngân hàng Tp.HCM và Đại học Kinh tế Tp.HCM.
Theo tôi được biết, có những trường đào tạo rất nghiêm túc như trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngân hàng nhưng cũng lại có tin đồn là họ đi “bán cái” đào tạo, dẫn đến chất lượng đào tạo không được đảm bảo.
Trước thông tin như vậy, chúng tôi đã họp và thống nhất với các trường về vấn đề này và cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi về giảng viên, giáo trình... cho các trường để đảm bảo chất lượng đào tạo và không được “bán cái”, các trường cũng hoàn toàn nhất trí. Nếu trường nào đó “bán cái” hay liên kết thêm mà chất lượng đào tạo không đảm bảo, tôi nghĩ trường đó sẽ mất uy tín và người học sẽ từ bỏ thôi.
Ngoài 5 trường đại học kể trên, Trung tâm còn liên kết với một số trường như Đại học Tôn Đức Thắng (Tp.HCM), Đại học Thái Nguyên... Việc liên kết được thực hiện bằng cách họ có cơ sở vật chất, tổ chức tuyển sinh và Trung tâm cử người đến giảng. Việc này nhằm mục đích xã hội hóa việc đào tạo chứng khoán.
Việc cho phép các trường tự đào tạo, cũng như quá trình liên kết của Trung tâm liệu có làm cho chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng?
Đây là những cơ sở đào tạo đã có nhiều kinh nghiệm và uy tín, các giáo trình đã tương đối phù hợp với giáo trình của Trung tâm và đội ngũ giảng viên đã được khẳng định trên thực tế. Khi cho phép 5 trường đại học được đào tạo chứng khoán, chúng tôi đã có sự cân nhắc về giảng viên, trình độ của họ rồi.
Cũng có nhiều trường muốn được đào tạo chứng khoán nhưng cơ sở vật chất chưa đầy đủ, chất lượng đào tạo chưa được kiểm nghiệm nên vẫn chưa được phép.
Một trong những vấn đề khó khăn nhất của các trường là thiếu giáo viên chứng khoán. Trung tâm đã có những hỗ trợ các trường ra sao để tháo gỡ khó khăn này?
Tất nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam còn mới nên tình trạng thiếu hụt giảng viên, nhất là giảng viên giỏi không phải là điều đáng ngạc nhiên. Nhưng nếu chúng ta cứ đợi đội ngũ giảng viên các trường giỏi hết thì sẽ quá muộn.
Vấn đề là nếu các trường đủ điều kiện và cam kết đủ giáo viên thì Ủy ban Chứng khoán vẫn đồng ý cho dạy và nâng cao chất lượng. Việc cho các trường được phép đào tạo chứng khoán giúp cho Trung tâm giảm được sự quá tải trong đào tạo.
Việc làm thế nào để các trường nâng cao chất lượng đào tạo, theo tôi, nếu ban đầu khó khăn chúng tôi có thể hỗ trợ song điều căn bản nhất vẫn là bản thân các trường phải tự tăng cường giảng viên.