Thổ Nhĩ Kỳ bắt 42 nhà báo sau đảo chính, châu Âu lo ngại
Có nhiều lo ngại rằng Tổng thống Tayyip Erdogan đang nhân cơ hội này để thâu tóm quyền lực
Thổ Nhĩ Kỳ ngày 25/7 đã ra lệnh bắt giữ 42 nhà báo, như một phần trong chiến dịch thanh trừng nhằm vào hơn 60.000 người sau cuộc đảo chính thất bại mới đây.
Động thái này của Thổ Nhĩ Kỳ đã ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích của Liên minh Châu Âu (EU).
Theo tin từ Reuters, việc Thổ Nhĩ Kỳ ồ ạt bắt giữ hoặc cách chức binh sỹ, cảnh sát, thẩm phán và công chức sau vụ binh biến bất thành hôm 15-16/7 đã khiến các tổ chức nhân quyền và các nước phương Tây lo ngại rằng Tổng thống Tayyip Erdogan đang nhân cơ hội này để thâu tóm quyền lực.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker ngày 25/7 đã đặt câu hỏi về mong muốn gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ.
“Tôi tin rằng với tình trạng hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ không thích hợp để sớm trở thành một thành viên của EU, thậm chí là trong một thời gian dài nữa cũng không được”, ông Juncker nói trên kênh truyền hình France 2 của Pháp.
Ông Juncker cũng nói nếu Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng trở lại án tử hình - một vấn đề mà nước này đã nói sẽ cân nhắc, sau khi những người ủng hộ chính phủ đòi tử hình các thủ lĩnh đảo chính - thì tiến trình gia nhập EU của nước này sẽ bị chấm dứt ngay lập tức.
Thổ Nhĩ Kỳ đã bãi bỏ án tử hình vào năm 2004, mở đường cho việc nước này bắt đầu đàm phán gia nhập EU vào năm 2005. Từ đó đến nay, tiến trình này gần như không đạt được bước tiến đáng kể nào.
Tuy vậy, Thổ Nhĩ Kỳ đang giữ vai trò quan trọng trong liên minh do Mỹ dẫn đầu chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS), cũng như trong việc kiềm chế dòng người di cư từ Syria đổ vào châu Âu.
Ngày 25/7, Tổng thống Erdogan nhắc lại lập trường của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về việc có thể khôi phục án tử hình. Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Đức ARD, ông Erdogan nói: “Người dân Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay nói gì? Họ muốn khôi phục án tử hình. Và Chính phủ chúng tôi cần phải lắng nghe những gì người dân nói. Chúng tôi không thể nói: “Không, chúng tôi không quan tâm”.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu thì nói rằng châu Âu không thể đe dọa được Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề án tử hình.
Bằng cách công bố tình trạng khẩn cấp, ông Erdogan có thể ký những đạo luật mới mà không cần phải được Quốc hội thông qua. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nói những biện pháp này là cần thiết để loại bỏ hoàn toàn phe đảo chính và sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
Theo kênh NTV, trong số 42 nhà báo bị bắt có nhà bình luận nổi tiếng Nazli Ilicak, người đồng thời cũng là một cựu nghị sỹ.
Trong một tín hiệu khác cho thấy khả năng tập trung quyền lực mạnh hơn nữa vào tay Tổng thống Erdogan sau vụ đảo chính bất thành, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim ngày 25/7 nói các chính đảng nước này đồng quan điểm thông qua những điều chỉnh hiến pháp và thậm chí là soạn thảo một chương hoàn toàn mới.
Đến nay, nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ 13.000 người bị cho là có liên quan tới âm mưu đảo chính, trong đó có 8.831 binh sỹ. Tổng thống Erdogan đã tăng thời hạn tối đa tạm giữ nghi phạm đảo chính từ 4 ngày lên 30 ngày.
Vụ đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến 246 người thiệt mạng và 2.000 người khác bị thương.
Động thái này của Thổ Nhĩ Kỳ đã ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích của Liên minh Châu Âu (EU).
Theo tin từ Reuters, việc Thổ Nhĩ Kỳ ồ ạt bắt giữ hoặc cách chức binh sỹ, cảnh sát, thẩm phán và công chức sau vụ binh biến bất thành hôm 15-16/7 đã khiến các tổ chức nhân quyền và các nước phương Tây lo ngại rằng Tổng thống Tayyip Erdogan đang nhân cơ hội này để thâu tóm quyền lực.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker ngày 25/7 đã đặt câu hỏi về mong muốn gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ.
“Tôi tin rằng với tình trạng hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ không thích hợp để sớm trở thành một thành viên của EU, thậm chí là trong một thời gian dài nữa cũng không được”, ông Juncker nói trên kênh truyền hình France 2 của Pháp.
Ông Juncker cũng nói nếu Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng trở lại án tử hình - một vấn đề mà nước này đã nói sẽ cân nhắc, sau khi những người ủng hộ chính phủ đòi tử hình các thủ lĩnh đảo chính - thì tiến trình gia nhập EU của nước này sẽ bị chấm dứt ngay lập tức.
Thổ Nhĩ Kỳ đã bãi bỏ án tử hình vào năm 2004, mở đường cho việc nước này bắt đầu đàm phán gia nhập EU vào năm 2005. Từ đó đến nay, tiến trình này gần như không đạt được bước tiến đáng kể nào.
Tuy vậy, Thổ Nhĩ Kỳ đang giữ vai trò quan trọng trong liên minh do Mỹ dẫn đầu chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS), cũng như trong việc kiềm chế dòng người di cư từ Syria đổ vào châu Âu.
Ngày 25/7, Tổng thống Erdogan nhắc lại lập trường của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về việc có thể khôi phục án tử hình. Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Đức ARD, ông Erdogan nói: “Người dân Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay nói gì? Họ muốn khôi phục án tử hình. Và Chính phủ chúng tôi cần phải lắng nghe những gì người dân nói. Chúng tôi không thể nói: “Không, chúng tôi không quan tâm”.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu thì nói rằng châu Âu không thể đe dọa được Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề án tử hình.
Bằng cách công bố tình trạng khẩn cấp, ông Erdogan có thể ký những đạo luật mới mà không cần phải được Quốc hội thông qua. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nói những biện pháp này là cần thiết để loại bỏ hoàn toàn phe đảo chính và sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
Theo kênh NTV, trong số 42 nhà báo bị bắt có nhà bình luận nổi tiếng Nazli Ilicak, người đồng thời cũng là một cựu nghị sỹ.
Trong một tín hiệu khác cho thấy khả năng tập trung quyền lực mạnh hơn nữa vào tay Tổng thống Erdogan sau vụ đảo chính bất thành, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim ngày 25/7 nói các chính đảng nước này đồng quan điểm thông qua những điều chỉnh hiến pháp và thậm chí là soạn thảo một chương hoàn toàn mới.
Đến nay, nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ 13.000 người bị cho là có liên quan tới âm mưu đảo chính, trong đó có 8.831 binh sỹ. Tổng thống Erdogan đã tăng thời hạn tối đa tạm giữ nghi phạm đảo chính từ 4 ngày lên 30 ngày.
Vụ đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến 246 người thiệt mạng và 2.000 người khác bị thương.