Thỏa thuận Nga-OPEC có thể bị “phá bĩnh” như thế nào?
Ít nhất 15 nước sản xuất dầu lớn chiếm 75% sản lượng dầu toàn cầu sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh vào ngày 17/4 tại Doha
Những tia hy vọng về một thỏa thuận đóng băng sản lượng trong cuộc họp diễn ra vào ngày Chủ nhật tới giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số quốc gia sản xuất dầu ngoài khối đang tắt dần.
Theo hãng tin CNBC, nhiều nước tham dự cuộc họp này có thể sẽ phá hỏng bất kỳ cơ hội đạt thỏa thuận nào.
Ít nhất 15 nước sản xuất dầu lớn chiếm 75% sản lượng dầu toàn cầu được cho là sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh vào ngày 17/4 tại Doha, Qatar. Gần đây, giá dầu thế giới đã tăng khi giới đầu tư kỳ vọng các quốc gia sản xuất dầu sẽ nhất trí đóng băng sản lượng nhằm bình ổn giá và tái cân bằng thị trường dầu.
Ngoài 13 thành viên OPEC, khối do Saudi Arabia dẫn đầu, cuộc họp còn có sự tham dự của Nga, Oman và Bahrain. Về phần mình, Mỹ cũng là một quốc gia sản xuất dầu lớn, nhưng không tham dự cuộc họp này. Sản lượng dầu của Mỹ cũng đã giảm nhanh trong thời gian gần đây.
Vấn đề nằm ở chỗ để đạt được một thỏa thuận, thì tất cả các nước tham gia cuộc họp đều phải nhất trí cắt giảm sản lượng. Mà đây lại là không hề một việc dễ dàng, xét đến những cuộc đối đầu địa chính trị hiện nay và những nhu cầu kinh tế khác biệt của mỗi nước.
Chẳng hạn, Saudi Arabia tuyên bố sẽ chỉ giảm sản lượng nếu Iran - đối thủ của Riyadh trong khu vực - hành động tương tự. Trong khi đó, Iran nói không muốn cắt giảm sản lượng và quyết tâm giành lại thị phần trên thị trường dầu toàn cầu sau nhiều năm thị phần suy giảm do tác động của lệnh trừng phạt. Tehran tuyên bố sẽ tham dự cuộc họp, nhưng sẽ không bàn chuyện cắt giảm sản lượng dầu.
Tương tự, một số nước ở khu vực Mỹ Latinh đã cắt giảm sản lượng rồi, còn một số nước khác thì lưỡng lự hành động tương tự vì lo ngại các khoản đầu tư trong ngành dầu lửa của họ sẽ chịu ảnh hưởng. Ngoài ra, các nước cũng nghi ngờ lẫn nhau về việc liệu có thực sự tuân thủ thỏa thuận hay không.
Trong bối cảnh như vậy, giới quan sát rất nghi ngờ khả năng đạt thỏa thuận ở Doha.
Nhà phân tích dầu lửa Miswin Mahesh thuộc Barclays nói rằng một số quốc gia, như Iran, Iraq và Libya, có vẻ sẽ tăng sản lượng thay vì cắt giảm một khi cơ sở hạ tầng tại các nước này được cải thiện.
“Tất cả các ‘ông lớn’ đều sẽ có mặt trong cuộc họp này, nhưng điều quan trọng là họ thực sự sẽ làm gì”, Mahesh phát biểu.
Giá dầu thế giới hiện đang ở ngưỡng khoảng 40 USD/thùng, từ mức đáy 27 USD/thùng hồi tháng 1. Tuy nhiên, các nhà phân tích, trong đó có Mahesh, nhấn mạnh rằng giá dầu cần xuống thấp hơn để buộc các nhà sản xuất cắt giảm sản lượng để tái cân bằng cung-cầu.
“Mức giá cân bằng lý tưởng là khoảng 30 USD/thùng. Đó là mức giá mà các nhà sản xuất bắt đầu chịu sức ép và một công ty dầu lửa của Mỹ bắt đầu phải điều chỉnh sản lượng. Nhưng với mức giá từ 40-50 USD/thùng, nhiều nhà sản xuất vẫn đạt hiệu quả tốt”, Mahesh nói.
Theo hãng tin CNBC, nhiều nước tham dự cuộc họp này có thể sẽ phá hỏng bất kỳ cơ hội đạt thỏa thuận nào.
Ít nhất 15 nước sản xuất dầu lớn chiếm 75% sản lượng dầu toàn cầu được cho là sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh vào ngày 17/4 tại Doha, Qatar. Gần đây, giá dầu thế giới đã tăng khi giới đầu tư kỳ vọng các quốc gia sản xuất dầu sẽ nhất trí đóng băng sản lượng nhằm bình ổn giá và tái cân bằng thị trường dầu.
Ngoài 13 thành viên OPEC, khối do Saudi Arabia dẫn đầu, cuộc họp còn có sự tham dự của Nga, Oman và Bahrain. Về phần mình, Mỹ cũng là một quốc gia sản xuất dầu lớn, nhưng không tham dự cuộc họp này. Sản lượng dầu của Mỹ cũng đã giảm nhanh trong thời gian gần đây.
Vấn đề nằm ở chỗ để đạt được một thỏa thuận, thì tất cả các nước tham gia cuộc họp đều phải nhất trí cắt giảm sản lượng. Mà đây lại là không hề một việc dễ dàng, xét đến những cuộc đối đầu địa chính trị hiện nay và những nhu cầu kinh tế khác biệt của mỗi nước.
Chẳng hạn, Saudi Arabia tuyên bố sẽ chỉ giảm sản lượng nếu Iran - đối thủ của Riyadh trong khu vực - hành động tương tự. Trong khi đó, Iran nói không muốn cắt giảm sản lượng và quyết tâm giành lại thị phần trên thị trường dầu toàn cầu sau nhiều năm thị phần suy giảm do tác động của lệnh trừng phạt. Tehran tuyên bố sẽ tham dự cuộc họp, nhưng sẽ không bàn chuyện cắt giảm sản lượng dầu.
Tương tự, một số nước ở khu vực Mỹ Latinh đã cắt giảm sản lượng rồi, còn một số nước khác thì lưỡng lự hành động tương tự vì lo ngại các khoản đầu tư trong ngành dầu lửa của họ sẽ chịu ảnh hưởng. Ngoài ra, các nước cũng nghi ngờ lẫn nhau về việc liệu có thực sự tuân thủ thỏa thuận hay không.
Trong bối cảnh như vậy, giới quan sát rất nghi ngờ khả năng đạt thỏa thuận ở Doha.
Nhà phân tích dầu lửa Miswin Mahesh thuộc Barclays nói rằng một số quốc gia, như Iran, Iraq và Libya, có vẻ sẽ tăng sản lượng thay vì cắt giảm một khi cơ sở hạ tầng tại các nước này được cải thiện.
“Tất cả các ‘ông lớn’ đều sẽ có mặt trong cuộc họp này, nhưng điều quan trọng là họ thực sự sẽ làm gì”, Mahesh phát biểu.
Giá dầu thế giới hiện đang ở ngưỡng khoảng 40 USD/thùng, từ mức đáy 27 USD/thùng hồi tháng 1. Tuy nhiên, các nhà phân tích, trong đó có Mahesh, nhấn mạnh rằng giá dầu cần xuống thấp hơn để buộc các nhà sản xuất cắt giảm sản lượng để tái cân bằng cung-cầu.
“Mức giá cân bằng lý tưởng là khoảng 30 USD/thùng. Đó là mức giá mà các nhà sản xuất bắt đầu chịu sức ép và một công ty dầu lửa của Mỹ bắt đầu phải điều chỉnh sản lượng. Nhưng với mức giá từ 40-50 USD/thùng, nhiều nhà sản xuất vẫn đạt hiệu quả tốt”, Mahesh nói.