“Số phận” thỏa thuận Nga-OPEC nằm trong tay Iran
Giá dầu thô Brent đã giảm do lo ngại Iran sẽ từ chối tham gia thỏa thuận này
Số phận của thỏa thuận dầu lửa toàn cầu đầu tiên trong 15 năm đạt được ngày 16/2 sẽ được quyết định trong ngày hôm nay (17/2) khi quan chức Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) tới Iran để thuyết phục nước này tham gia.
Đây là thỏa thuận đạt được giữa ba thành viên OPEC là Saudi Arabia, Qatar và Venezuela với một nữa ngoài OPEC là Nga về giữ cố định sản lượng dầu ở mức của tháng 1/2016. Thỏa thuận này để ngỏ cho các quốc gia khác có thể tham gia nhằm ngăn đà lao dốc chóng mặt của giá dầu kể từ giữa năm 2014 đến nay.
Cũng là một thành viên của OPEC nhưng Iran chưa tham gia cuộc đàm phán thỏa thuận trên và thời gian qua luôn thể hiện quyết tâm tăng sản lượng khai thác dầu sau khi được dỡ bỏ lệnh trừng phạt liên quan đến chương trình hạt nhân.
Giới phân tích cho rằng, nếu không có sự tham gia của Iran và Iraq, thì thỏa thuận Nga-OPEC sẽ chẳng mấy có ý nghĩa đối với giá dầu, bởi các nước tham gia đều là những nước không tăng sản lượng trong thời gian gần đây.
Theo Reuters, để thuyết phục Iran tham gia thỏa thuận, OPEC có thể sẽ phải đưa ra những điều kiện đặc biệt.
Về phần Iraq, quốc gia có sản lượng dầu tăng mạnh nhất thế giới trong năm qua, một số nguồn tin từ ngành dầu lửa nước này cho biết Baghdad sẵn sàng tham gia vào một thỏa thuận toàn cầu nhằm giải quyết tình trạng dư thừa nguồn cung dầu và giúp giá dầu phục hồi từ mức thấp nhất trong hơn 1 thập kỷ.
Dự kiến, hôm nay, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Venezuela Eulogio Del Pino và Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Iraq Adel Abdel Mahdi sẽ tới Tehran để đàm phán với người đồng cấp Iran Bijan Zanganeh.
“Tình hình của chúng tôi khác hoàn toàn với những nước đã khai thác dầu ở mức sản lượng cao trong mấy năm gần đây”, một nguồn tin thân cận từ Iran nói với Reuters.
Giá dầu thô Brent đã giảm 2% trong phiên ngày 16/2, xuống dưới mức 33 USD/thùng, do lo ngại Iran sẽ từ chối tham gia thỏa thuận này. Ngoài ra, cũng có những lo ngại rằng cho dù Tehran có tham gia thỏa thuận, thì điều đó cũng sẽ không giúp giải quyết được tình trạng dư thừa dầu trên toàn cầu.
Việc sản lượng dầu của Saudi Arabia và Nga cùng đang ở sát mức kỷ lục khiến thỏa thuận khó phát huy tác dụng. Trong khi đó, Iran đang khai thác dầu ở mức thấp hơn ít nhất 1 triệu thùng/ngày so với công suất trước khi bị áp lệnh trừng phạt.
“Vấn đề này đòi hỏi phải có sự thảo luận vào xem xét để xác định xem lợi ích mà nó mang lại là gì. Điều quan trọng là, thứ nhất, thị trường thừa cung, và thứ hai, Iran sẽ không phớt lờ hạn ngạch khai thác của mình”, Bộ trưởng Bộ Dầu Iran Zanganeh nói ngày 16/2.
Phát biểu này của ông Zanganeh khiến nhiều người nhớ lại cuộc họp của OPEC vào tháng 12 năm ngoái - cuộc họp kết thúc mà không có một quyết định nào được đưa ra. Trong cuộc họp đó, ông Zanganeh nói ông từ chối bất kỳ kế hoạch nào đòi hỏi Iran giảm sản lượng dầu trước khi sản lượng dầu của nước này tăng về mức trước khi Tehran bị trừng phạt.
Tuy vậy, theo một số nguồn tin thân cận, các nước trong thỏa thuận có thể đưa ra cho Iran những điều kiện đặc biệt để thuyết phục nước này tham gia.
Lần gần đây nhất có một thỏa thuận dầu lửa giữa OPEC và các nước ngoài khối là vào năm 2001, khi Saudi Arabia thuyết phục Mexico, Nauy và Nga cũng cắt giảm mức khai thác. Tuy nhiên, Moscow đã không bao giờ tuân thủ thỏa thuận, và thậm chí còn tăng xuất khẩu dầu.
Đây là thỏa thuận đạt được giữa ba thành viên OPEC là Saudi Arabia, Qatar và Venezuela với một nữa ngoài OPEC là Nga về giữ cố định sản lượng dầu ở mức của tháng 1/2016. Thỏa thuận này để ngỏ cho các quốc gia khác có thể tham gia nhằm ngăn đà lao dốc chóng mặt của giá dầu kể từ giữa năm 2014 đến nay.
Cũng là một thành viên của OPEC nhưng Iran chưa tham gia cuộc đàm phán thỏa thuận trên và thời gian qua luôn thể hiện quyết tâm tăng sản lượng khai thác dầu sau khi được dỡ bỏ lệnh trừng phạt liên quan đến chương trình hạt nhân.
Giới phân tích cho rằng, nếu không có sự tham gia của Iran và Iraq, thì thỏa thuận Nga-OPEC sẽ chẳng mấy có ý nghĩa đối với giá dầu, bởi các nước tham gia đều là những nước không tăng sản lượng trong thời gian gần đây.
Theo Reuters, để thuyết phục Iran tham gia thỏa thuận, OPEC có thể sẽ phải đưa ra những điều kiện đặc biệt.
Về phần Iraq, quốc gia có sản lượng dầu tăng mạnh nhất thế giới trong năm qua, một số nguồn tin từ ngành dầu lửa nước này cho biết Baghdad sẵn sàng tham gia vào một thỏa thuận toàn cầu nhằm giải quyết tình trạng dư thừa nguồn cung dầu và giúp giá dầu phục hồi từ mức thấp nhất trong hơn 1 thập kỷ.
Dự kiến, hôm nay, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Venezuela Eulogio Del Pino và Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Iraq Adel Abdel Mahdi sẽ tới Tehran để đàm phán với người đồng cấp Iran Bijan Zanganeh.
“Tình hình của chúng tôi khác hoàn toàn với những nước đã khai thác dầu ở mức sản lượng cao trong mấy năm gần đây”, một nguồn tin thân cận từ Iran nói với Reuters.
Giá dầu thô Brent đã giảm 2% trong phiên ngày 16/2, xuống dưới mức 33 USD/thùng, do lo ngại Iran sẽ từ chối tham gia thỏa thuận này. Ngoài ra, cũng có những lo ngại rằng cho dù Tehran có tham gia thỏa thuận, thì điều đó cũng sẽ không giúp giải quyết được tình trạng dư thừa dầu trên toàn cầu.
Việc sản lượng dầu của Saudi Arabia và Nga cùng đang ở sát mức kỷ lục khiến thỏa thuận khó phát huy tác dụng. Trong khi đó, Iran đang khai thác dầu ở mức thấp hơn ít nhất 1 triệu thùng/ngày so với công suất trước khi bị áp lệnh trừng phạt.
“Vấn đề này đòi hỏi phải có sự thảo luận vào xem xét để xác định xem lợi ích mà nó mang lại là gì. Điều quan trọng là, thứ nhất, thị trường thừa cung, và thứ hai, Iran sẽ không phớt lờ hạn ngạch khai thác của mình”, Bộ trưởng Bộ Dầu Iran Zanganeh nói ngày 16/2.
Phát biểu này của ông Zanganeh khiến nhiều người nhớ lại cuộc họp của OPEC vào tháng 12 năm ngoái - cuộc họp kết thúc mà không có một quyết định nào được đưa ra. Trong cuộc họp đó, ông Zanganeh nói ông từ chối bất kỳ kế hoạch nào đòi hỏi Iran giảm sản lượng dầu trước khi sản lượng dầu của nước này tăng về mức trước khi Tehran bị trừng phạt.
Tuy vậy, theo một số nguồn tin thân cận, các nước trong thỏa thuận có thể đưa ra cho Iran những điều kiện đặc biệt để thuyết phục nước này tham gia.
Lần gần đây nhất có một thỏa thuận dầu lửa giữa OPEC và các nước ngoài khối là vào năm 2001, khi Saudi Arabia thuyết phục Mexico, Nauy và Nga cũng cắt giảm mức khai thác. Tuy nhiên, Moscow đã không bao giờ tuân thủ thỏa thuận, và thậm chí còn tăng xuất khẩu dầu.