Saudi Arabia-Nga nhất trí giữ cố định sản lượng dầu
"Nếu Iran và Iraq không tham gia, thì thỏa thuận này không có giá trị gì nhiều", một chuyên gia nói
Saudi Arabia và Nga, hai nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, đã nhất trí “đóng băng” sản lượng sau cuộc gặp vừa diễn ra ngày 16/12 ở Doha, Qatar.
Thỏa thuận giữ cố định sản lượng ở mức của tháng 1/2016 sẽ là “đủ” và Saudi Arabia vẫn muốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng - hãng tin Bloomberg dẫn lời Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia Ali Al-Naimi sau cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak.
Ngoài Saudi Arabia, hai thành viên khác của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) là Qatar và Venezuela cũng tham gia vào thỏa thuận này, ông Al-Naimi cho hay.
Trong một tuyên bố, Bộ Năng lượng Nga nói việc “đóng băng” sản lượng là có điều kiện nếu các quốc gia khác nhất trí tham gia.
Sau khi kết quả của họp được công bố, giá dầu thế giới để tuột mất gần hết thành quả tăng đạt được trước đó.
Lúc gần 19h theo giờ Việt Nam, giá dầu WTI tại thị trường New York tăng 0,37 USD/thùng, tương đương tăng gần 1,3%, đứng ở 29,81 USD/thùng. Giá dầu Brent tại thị trường London cùng thời điểm tăng 0,44 USD/thùng, tương đương tăng hơn 1,3%, đứng ở 33,83 USD/thùng.
Trước đó, giá dầu WTI và Brent đồng loạt tăng khoảng 6%.
“Đây chỉ là một thỏa thuận giữ nguyên sản lượng của các quốc gia mà sản lượng dầu thậm chí không tăng trong thời gian gần đây. Nếu Iran và Iraq không tham gia, thì thỏa thuận này không có giá trị gì nhiều. Mà dù hai nước này có tham gia, thì vẫn có những câu hỏi đặt ra xung quanh việc tuân thủ thỏa thuận”, ông Eurgen Weinberg, trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa cơ bản ngân hàng Commerzbank ở Frankfurt - Đức, phát biểu.
Hơn 1 năm kể từ khi OPEC quyết định không cắt giảm sản lượng để cứu giá dầu, giá dầu thế giới hiện vẫn thấp hơn khoảng 70% so với mức đỉnh vào năm 2014. Nguồn cung dầu vẫn vượt xa nhu cầu và lượng dầu tồn kho dầu đã đạt mức kỷ lục của thế giới tiếp tục tăng thêm. Trong một báo cáo công bố hồi tuần trước, ngân hàng Goldman Sachs dự báo giá dầu có thể giảm về dưới 20 USD/thùng trước khi hồi phục.
Iran, nước sản xuất dầu lớn thứ 5 trong OPEC, đã loại trừ khả năng cắt giảm sản lượng khi OPEC họp vào tháng 12 năm ngoái. Nước này dự kiến tăng mức xuất khẩu dầu thêm 1 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay, sau khi được dỡ trừng phạt vào tháng trước. Tuần này, lô dầu xuất khẩu đầu tiên của Iran sang châu Âu sau 4 năm đã cập bến.
Iraq tiếp tục đẩy mạnh khai thác dầu khi ngành dầu lửa của nước này hồi phục sau nhiều năm xung đột và thiếu đầu tư. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sản lượng dầu của Iran đạt mức kỷ lục 4,35 triệu thùng/ngày trong tháng 1 và có thể tăng lên mức cao hơn.
“Việc giữ cố định sản lượng sẽ không giúp giá dầu tăng mạnh ngay lập tức, nhưng tạo ra nền tảng cho sự phục hồi của giá trong nửa sau của năm”, ông Olivier Jakob, Giám đốc công ty tư vấn Petromatrix, nhận định.
Thỏa thuận “đóng băng” sản lượng dầu giữa Nga và Saudi Arabia đạt được sau nhiều tháng hai nước cạnh tranh gay gắt giành thị phần. Saudi Arabia đã có bước đi hiếm thấy là bán dầu thô cho khu vực Đông Âu, nơi được xem là thị trường sân sau của Nga. Về phần mình, Nga vượt Saudi Arabia về xuất khẩu dầu sang Trung Quốc. Ngoài ra, hai nước này còn ủng hộ hai phe đối đầu trong cuộc nội chiến ở Syria.
Theo IEA, sản lượng dầu của Saudi Arabia là 10,2 triệu thùng/ngày trong tháng 1, thấp hơn mức đỉnh gần nhất 10,5 triệu thùng/ngày thiết lập vào tháng 6/2015. Nga sản xuất gần 10,9 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 1, kỷ lục thời hậu Liên Xô. Venezuela khai thác 2,4 triệu thùng/ngày, còn sản lượng của Qatar là 680.000 thùng/ngày.
Thỏa thuận giữ cố định sản lượng ở mức của tháng 1/2016 sẽ là “đủ” và Saudi Arabia vẫn muốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng - hãng tin Bloomberg dẫn lời Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia Ali Al-Naimi sau cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak.
Ngoài Saudi Arabia, hai thành viên khác của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) là Qatar và Venezuela cũng tham gia vào thỏa thuận này, ông Al-Naimi cho hay.
Trong một tuyên bố, Bộ Năng lượng Nga nói việc “đóng băng” sản lượng là có điều kiện nếu các quốc gia khác nhất trí tham gia.
Sau khi kết quả của họp được công bố, giá dầu thế giới để tuột mất gần hết thành quả tăng đạt được trước đó.
Lúc gần 19h theo giờ Việt Nam, giá dầu WTI tại thị trường New York tăng 0,37 USD/thùng, tương đương tăng gần 1,3%, đứng ở 29,81 USD/thùng. Giá dầu Brent tại thị trường London cùng thời điểm tăng 0,44 USD/thùng, tương đương tăng hơn 1,3%, đứng ở 33,83 USD/thùng.
Trước đó, giá dầu WTI và Brent đồng loạt tăng khoảng 6%.
“Đây chỉ là một thỏa thuận giữ nguyên sản lượng của các quốc gia mà sản lượng dầu thậm chí không tăng trong thời gian gần đây. Nếu Iran và Iraq không tham gia, thì thỏa thuận này không có giá trị gì nhiều. Mà dù hai nước này có tham gia, thì vẫn có những câu hỏi đặt ra xung quanh việc tuân thủ thỏa thuận”, ông Eurgen Weinberg, trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa cơ bản ngân hàng Commerzbank ở Frankfurt - Đức, phát biểu.
Hơn 1 năm kể từ khi OPEC quyết định không cắt giảm sản lượng để cứu giá dầu, giá dầu thế giới hiện vẫn thấp hơn khoảng 70% so với mức đỉnh vào năm 2014. Nguồn cung dầu vẫn vượt xa nhu cầu và lượng dầu tồn kho dầu đã đạt mức kỷ lục của thế giới tiếp tục tăng thêm. Trong một báo cáo công bố hồi tuần trước, ngân hàng Goldman Sachs dự báo giá dầu có thể giảm về dưới 20 USD/thùng trước khi hồi phục.
Iran, nước sản xuất dầu lớn thứ 5 trong OPEC, đã loại trừ khả năng cắt giảm sản lượng khi OPEC họp vào tháng 12 năm ngoái. Nước này dự kiến tăng mức xuất khẩu dầu thêm 1 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay, sau khi được dỡ trừng phạt vào tháng trước. Tuần này, lô dầu xuất khẩu đầu tiên của Iran sang châu Âu sau 4 năm đã cập bến.
Iraq tiếp tục đẩy mạnh khai thác dầu khi ngành dầu lửa của nước này hồi phục sau nhiều năm xung đột và thiếu đầu tư. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sản lượng dầu của Iran đạt mức kỷ lục 4,35 triệu thùng/ngày trong tháng 1 và có thể tăng lên mức cao hơn.
“Việc giữ cố định sản lượng sẽ không giúp giá dầu tăng mạnh ngay lập tức, nhưng tạo ra nền tảng cho sự phục hồi của giá trong nửa sau của năm”, ông Olivier Jakob, Giám đốc công ty tư vấn Petromatrix, nhận định.
Thỏa thuận “đóng băng” sản lượng dầu giữa Nga và Saudi Arabia đạt được sau nhiều tháng hai nước cạnh tranh gay gắt giành thị phần. Saudi Arabia đã có bước đi hiếm thấy là bán dầu thô cho khu vực Đông Âu, nơi được xem là thị trường sân sau của Nga. Về phần mình, Nga vượt Saudi Arabia về xuất khẩu dầu sang Trung Quốc. Ngoài ra, hai nước này còn ủng hộ hai phe đối đầu trong cuộc nội chiến ở Syria.
Theo IEA, sản lượng dầu của Saudi Arabia là 10,2 triệu thùng/ngày trong tháng 1, thấp hơn mức đỉnh gần nhất 10,5 triệu thùng/ngày thiết lập vào tháng 6/2015. Nga sản xuất gần 10,9 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 1, kỷ lục thời hậu Liên Xô. Venezuela khai thác 2,4 triệu thùng/ngày, còn sản lượng của Qatar là 680.000 thùng/ngày.