Thông điệp của Việt Nam tại Diễn đàn Tài chính Châu Á
Việt Nam sẽ tái cơ cấu lại thị trường chứng khoán, nâng sản phẩm chất lượng, đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả
Tại Diễn đàn Tài chính Châu Á (AFF) diễn ra sáng 13/1 tại Hồng Kông, phiên đối thoại chính sách được chú ý bởi có sự góp mặt của đại diện từ châu Âu, người đứng đầu Cơ quan Dịch vụ tài chính Dubai và Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn.
Trong bài phát biểu tại phiên đối thoại này, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói, nền kinh tế Việt Nam năm 2013 đã phục hồi và khởi sắc, GDP tăng 5,42%, lạm phát đã được kiểm soát, từ hai con số trước đây về khoảng 6%. Xuất khẩu tăng mạnh. Giảm được bội chi ngân sách. Giữ được nợ công an toàn, trên dưới 50% GPP, tăng được dự trữ quốc gia.
Trong thông điệp gửi tới khoảng 2.300 nhà tạo lập chính sách, định chế tài chính, tập đoàn…, ông Tuấn cho hay Việt Nam tiếp tục đặt ra mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, với mục tiêu GDP tăng 5,8-6%, CPI khoảng 6-7%...
Theo ông Tuấn, Việt Nam đang thực hiện 3 giải pháp quan trọng. Một là tiếp tục thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu với tăng kim ngạch 10-15%. Tái cơ cấu nền kinh tế với trọng tâm là cải cách mạnh mẽ hơn doanh nghiệp nhà nước, mà cụ thế là cổ phần hoá khối doanh nghiệp này.
Nhóm thứ hai là cải cách đầu tư công để đảm bảo hiệu quả, phấn đấu đầu tư toàn xã hội bằng 32% GDP.
Nhóm thứ ba là tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng, định chế tài chính trung gian. Cần nâng cao tiêu chuẩn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Bên cạnh đó là nâng cao hiệu quả giám sát và tái cơ cấu lại thị trường chứng khoán, qua tái cơ cấu sản phẩm chất lượng, đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả. Đồng thời tiến tới tái cơ cấu hai sở giao dịch chứng khoán.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua, xất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng. Việt Nam đang đàm phán để gia nhập TTP, trong đó có các đối tác là Mỹ và đàm phán tự do thương mại với EU.
Để giải quyết vấn đề của nền kinh tế một cách cơ bản, ông Tuấn cho rằng các giải pháp của Chính phủ Việt Nam vẫn là thúc đẩy khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thông cơ hội qua cơ cấu gần 70% dân số trong ở độ tuổi lao động. Giải pháp quan trọng thứ hai là tăng đầu tư hạ tầng, nguồn nhân lực, xây dựng thể chế để khuyến khích người dân trong nước và đầu tư nước ngoài.
“Bài học của chúng tôi rút ra từ châu Âu là kiểm soát tốt nợ công, chống được nợ xấu trong hệ thống tài chính - ngân hàng. Bài học của chúng tôi là cải cách doanh nghiệp nhà nước để bình đẳng với các doanh nghiệp trong nền kinh tế”, ông Tuấn nói với các đại biểu tại AFF.
Trong bài phát biểu tại phiên đối thoại này, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói, nền kinh tế Việt Nam năm 2013 đã phục hồi và khởi sắc, GDP tăng 5,42%, lạm phát đã được kiểm soát, từ hai con số trước đây về khoảng 6%. Xuất khẩu tăng mạnh. Giảm được bội chi ngân sách. Giữ được nợ công an toàn, trên dưới 50% GPP, tăng được dự trữ quốc gia.
Trong thông điệp gửi tới khoảng 2.300 nhà tạo lập chính sách, định chế tài chính, tập đoàn…, ông Tuấn cho hay Việt Nam tiếp tục đặt ra mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, với mục tiêu GDP tăng 5,8-6%, CPI khoảng 6-7%...
Theo ông Tuấn, Việt Nam đang thực hiện 3 giải pháp quan trọng. Một là tiếp tục thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu với tăng kim ngạch 10-15%. Tái cơ cấu nền kinh tế với trọng tâm là cải cách mạnh mẽ hơn doanh nghiệp nhà nước, mà cụ thế là cổ phần hoá khối doanh nghiệp này.
Nhóm thứ hai là cải cách đầu tư công để đảm bảo hiệu quả, phấn đấu đầu tư toàn xã hội bằng 32% GDP.
Nhóm thứ ba là tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng, định chế tài chính trung gian. Cần nâng cao tiêu chuẩn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Bên cạnh đó là nâng cao hiệu quả giám sát và tái cơ cấu lại thị trường chứng khoán, qua tái cơ cấu sản phẩm chất lượng, đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả. Đồng thời tiến tới tái cơ cấu hai sở giao dịch chứng khoán.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua, xất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng. Việt Nam đang đàm phán để gia nhập TTP, trong đó có các đối tác là Mỹ và đàm phán tự do thương mại với EU.
Để giải quyết vấn đề của nền kinh tế một cách cơ bản, ông Tuấn cho rằng các giải pháp của Chính phủ Việt Nam vẫn là thúc đẩy khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thông cơ hội qua cơ cấu gần 70% dân số trong ở độ tuổi lao động. Giải pháp quan trọng thứ hai là tăng đầu tư hạ tầng, nguồn nhân lực, xây dựng thể chế để khuyến khích người dân trong nước và đầu tư nước ngoài.
“Bài học của chúng tôi rút ra từ châu Âu là kiểm soát tốt nợ công, chống được nợ xấu trong hệ thống tài chính - ngân hàng. Bài học của chúng tôi là cải cách doanh nghiệp nhà nước để bình đẳng với các doanh nghiệp trong nền kinh tế”, ông Tuấn nói với các đại biểu tại AFF.