Thu hẹp “đời sống” tin đồn?
Những quy định mới của Bộ Tài chính được kỳ vọng sẽ bị thu hẹp "đời sống" của những tin đồn trên thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán bùng nổ, mật độ xuất hiện tin đồn ngày một nhiều, tác động đến giá chứng khoán và tâm lý nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Với những quy định mới trong Thông tư số 38/2007/TT-BTC, do Bộ Tài chính ban hành ngày 18/2/2007, "đời sống" của những tin đồn trên thị trường được kỳ vọng sẽ bị thu hẹp, trách nhiệm của những cá nhân, doanh nghiệp liên quan sẽ được quy định cụ thể hơn.
Phải xác minh thông tin trong vòng 24 giờ
Ngoài những thông tin bắt buộc phải công bố định kỳ hoặc bất thường, Thông tư yêu cầu các doanh nghiệp (bao gồm công ty đại chúng, công ty niêm yết, công ty chứng khoán...) phải có người ủy quyền đứng ra xác minh những thông tin công bố trên thị trường, có ảnh hưởng đến giá chứng khoán.
Việc xác minh thông tin đó được quy định trong vòng 24 giờ kể từ khi thông tin được công bố. Mục đích của thời hạn này là nhằm rút ngắn đời sống và tác động của những thông tin không chính thức từ doanh nghiệp, kể cả những tin đồn.
Như vậy, trước những thông tin chưa rõ ràng trên thị trường, doanh nghiệp phải trực tiếp đứng ra xác minh, thay vì sự chậm trễ hoặc phải thông qua sự kiểm chứng của báo chí như trong thời gian qua.
Ngoài ra, để tăng cường tính minh bạch, đặc biệt là đối với các công ty đại chúng, Thông tư quy định các đối tượng công bố thông tin phải lập trang thông tin điện tử của mình và phải thường xuyên cập nhật việc công bố thông tin theo quy định. Các đối tượng công bố thông tin phải thông báo với Ủy ban Chứng khoán, các trung tâm giao dịch và công khai địa chỉ trang thông tin điện tử và mọi thay đổi liên quan đến địa chỉ này.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm qui định của pháp luật về công bố thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật.
Tuy nhiên, với những tin đồn trong thời gian gần đây, việc xác định nguồn và truy cứu trách nhiệm vẫn là một khó khăn đối với các cơ quan quản lý. Và đến thời điểm này vẫn chưa có trường hợp nào bị xử lý với những thông tin thất thiệt.
Minh bạch hóa công ty đại chúng
Điểm nổi bật của Thông tư 38 là những quy định đối với cơ chế thông tin của các công ty đại chúng. Đây cũng là một hướng tăng cường tính minh bạch trên thị trường OTC, một thị trường đang dần được đưa vào quản lý chặt chẽ hơn.
Thông tư quy định công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện như tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc tài khoản được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong toả; tạm ngừng kinh doanh; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động.
Các hoạt động quan trọng khác như thông qua các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, các quyết định của Hội đồng quản trị về việc mua lại cổ phiếu của công ty mình hoặc bán lại số cổ phiếu đã mua; về ngày thực hiện quyền mua cổ phiếu của người sở hữu trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phiếu hoặc ngày thực hiện chuyển đổi trái phiếu..., hoặc những trường hợp vi phạm pháp luật của những lãnh đạo chủ chốt... cũng phải được công bố trong vòng 24 giờ.
Với những sự kiện như quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ 30% vốn thực có trở lên; quyết định của hội đồng quản trị về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh; quyết định thay đổi phương pháp kế toán áp dụng… cũng phải được công bố trong vòng 72 giờ.
Những quy định trên cũng được áp dụng tương tự với những công ty niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ… với những điều khoản cụ thể. Trong đó, yêu cầu chúng là rút ngắn độ trễ thông tin sự kiện và gắn trách nhiệm với doanh nghiệp liên quan.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định cơ chế và trách nhiệm thông tin đối với Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán. Với những quy định mới, nhà đầu tư sẽ có quyền lợi được nắm bắt thông tin cụ thể và nhanh chóng về tình hình thị trường, doanh nghiệp… đến mức độ khá chi tiết.
Với những quy định mới trong Thông tư số 38/2007/TT-BTC, do Bộ Tài chính ban hành ngày 18/2/2007, "đời sống" của những tin đồn trên thị trường được kỳ vọng sẽ bị thu hẹp, trách nhiệm của những cá nhân, doanh nghiệp liên quan sẽ được quy định cụ thể hơn.
Phải xác minh thông tin trong vòng 24 giờ
Ngoài những thông tin bắt buộc phải công bố định kỳ hoặc bất thường, Thông tư yêu cầu các doanh nghiệp (bao gồm công ty đại chúng, công ty niêm yết, công ty chứng khoán...) phải có người ủy quyền đứng ra xác minh những thông tin công bố trên thị trường, có ảnh hưởng đến giá chứng khoán.
Việc xác minh thông tin đó được quy định trong vòng 24 giờ kể từ khi thông tin được công bố. Mục đích của thời hạn này là nhằm rút ngắn đời sống và tác động của những thông tin không chính thức từ doanh nghiệp, kể cả những tin đồn.
Như vậy, trước những thông tin chưa rõ ràng trên thị trường, doanh nghiệp phải trực tiếp đứng ra xác minh, thay vì sự chậm trễ hoặc phải thông qua sự kiểm chứng của báo chí như trong thời gian qua.
Ngoài ra, để tăng cường tính minh bạch, đặc biệt là đối với các công ty đại chúng, Thông tư quy định các đối tượng công bố thông tin phải lập trang thông tin điện tử của mình và phải thường xuyên cập nhật việc công bố thông tin theo quy định. Các đối tượng công bố thông tin phải thông báo với Ủy ban Chứng khoán, các trung tâm giao dịch và công khai địa chỉ trang thông tin điện tử và mọi thay đổi liên quan đến địa chỉ này.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm qui định của pháp luật về công bố thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật.
Tuy nhiên, với những tin đồn trong thời gian gần đây, việc xác định nguồn và truy cứu trách nhiệm vẫn là một khó khăn đối với các cơ quan quản lý. Và đến thời điểm này vẫn chưa có trường hợp nào bị xử lý với những thông tin thất thiệt.
Minh bạch hóa công ty đại chúng
Điểm nổi bật của Thông tư 38 là những quy định đối với cơ chế thông tin của các công ty đại chúng. Đây cũng là một hướng tăng cường tính minh bạch trên thị trường OTC, một thị trường đang dần được đưa vào quản lý chặt chẽ hơn.
Thông tư quy định công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện như tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc tài khoản được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong toả; tạm ngừng kinh doanh; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động.
Các hoạt động quan trọng khác như thông qua các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, các quyết định của Hội đồng quản trị về việc mua lại cổ phiếu của công ty mình hoặc bán lại số cổ phiếu đã mua; về ngày thực hiện quyền mua cổ phiếu của người sở hữu trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phiếu hoặc ngày thực hiện chuyển đổi trái phiếu..., hoặc những trường hợp vi phạm pháp luật của những lãnh đạo chủ chốt... cũng phải được công bố trong vòng 24 giờ.
Với những sự kiện như quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ 30% vốn thực có trở lên; quyết định của hội đồng quản trị về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh; quyết định thay đổi phương pháp kế toán áp dụng… cũng phải được công bố trong vòng 72 giờ.
Những quy định trên cũng được áp dụng tương tự với những công ty niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ… với những điều khoản cụ thể. Trong đó, yêu cầu chúng là rút ngắn độ trễ thông tin sự kiện và gắn trách nhiệm với doanh nghiệp liên quan.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định cơ chế và trách nhiệm thông tin đối với Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán. Với những quy định mới, nhà đầu tư sẽ có quyền lợi được nắm bắt thông tin cụ thể và nhanh chóng về tình hình thị trường, doanh nghiệp… đến mức độ khá chi tiết.