“Thủ tục và thuế vẫn bức xúc”
Trò chuyện với ông Lê Mạnh Hùng, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan nhân cuộc đối thoại thường niên giữa hải quan và doanh nghiệp
Trò chuyện với ông Lê Mạnh Hùng, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan nhân cuộc đối thoại thường niên giữa hải quan và doanh nghiệp.
Ông nhận xét cuộc đối thoại thường niên giữa hải quan và cộng đồng doanh nghiệp năm nay như thế nào?
Với khoảng hơn 40 vấn đề được trao đổi, phản ánh của 230 đại diện doanh nghiệp, có thể thấy trong công tác quản lý hải quan, hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều những bức xúc liên quan đến thủ tục và thuế.
Tuy nhiên, năm nay, hay nói chính xác là đến thời điểm này, chúng tôi thấy trong hoạt động của ngành đã có một số vấn đề mới.
Vấn đề cơ chế tiếp tục chưa khắc phục được như mong muốn khi vẫn còn những bất cập, giữa cơ quan ban hành và thực tế thực thi. Có thể nói, hải quan không đổ hết trách nhiệm lên các bộ, ngành liên quan, nhưng một điều dễ nhận thấy trong phản ánh vướng mắc của các doanh nghiệp là tình trạng chồng chéo, phức tạp của các cơ chế quản lý, thuế, xử lý hành chính hiện nay.
Nếu để ý, khá nhiều vụ việc của doanh nghiệp mà hải quan phải trả lời: “Sẽ ghi nhận để đề đạt ý kiến lên cơ quan có thẩm quyền xem xét, tìm hướng giải quyết”.
Có ý kiến cho rằng đến lúc này, những vướng mắc của doanh nghiệp đã không còn “lớn” và phổ biến như trước đây. Ý kiến ông về nhận xét này ra sao?
Đúng là các vướng mắc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hiện nay (thể hiện trong cuộc đối thoại) được phản ánh đều là những vấn đề mang tính khá riêng lẻ và chuyên biệt. Có thể nói là do chính sách quản lý, thuế, thủ tục của hải quan đã đạt đến mức độ “chuẩn” nhất định.
Về khung pháp lý, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thi hành với việc đơn giản hóa, giảm bớt rất nhiều về thủ tục, các cơ chế về tự khai, tự tính, tự nộp thuế, ân hạn thuế cũng giúp cho doanh nghiệp thuận lợi rất nhiều.
Đặc biệt là công nghệ thông tin, các công cụ quản lý mới ngày càng được ứng dụng rộng rãi tạo điều kiện cho sự cải tiến mạnh mẽ ở khâu thông quan. Với Luật quản lý thuế mới đi vào hiệu lực, mọi vấn đề còn được “chuẩn” và hợp lý hóa hơn rất nhiều.
Theo ông, qua cuộc đối thoại, vấn đề lớn nhất trong hài hòa hóa thủ tục hải quan với quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp là gì?
Chủ yếu là những vấn đề phát sinh trong môi trường thương mại quốc tế ngày càng lớn với chủng loại hàng hóa, phương thức kinh doanh ngày càng đa dạng trong khi trình độ, công nghệ và trang thiết bị hải quan vẫn còn nhiều điểm phát triển chưa tương xứng.
Đó là còn chưa kể các vướng mắc nảy sinh trong phân tích phân loại hàng hóa, áp mã hàng hóa, thuế suất thường rất phức tạp, gây khiếu nại kéo dài không chỉ ở Việt Nam.
Có một điểm “khác lạ” là lần đối thoại lần này đã không có phản ánh của giới doanh nghiệp về tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu trong hoạt động của hải quan, ông nhận xét ra sao về hiện tượng này?
Dĩ nhiên, trước hết đây là dấu hiệu tốt của ngành hải quan. Mặc dù vậy, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận đây mới chỉ là một số ý kiến của một số đại diện doanh nghiệp. Không có ý kiến phản ánh không có nghĩa là thực tế chắc chắn không có sự nhũng nhiễu, tiêu cực của một bộ phận cán bộ hải quan.
Chúng tôi vẫn luôn phải chú trọng đến việc nâng cao trình độ, nhận thức và đào tạo công tác cán bộ để giảm thiểu tình trạng này, làm sao cho hiện tượng “không” diễn ra chính trong thực tế hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong phương châm của ngành hải quan mà ông đã tuyên bố, để giải quyết tốt các vấn đề vướng mắc, hải quan và doanh nghiệp thời gian tới sẽ là “đối tác tốt” của nhau, tăng cường hơn nữa công tác tham vấn. Vậy doanh nghiệp sẽ trông chờ gì vào chủ trương này?
Như đã nói, với những tồn tại, bất cập hiện nay, chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp thời gian tới hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong việc thực thi pháp luật hải quan trên 3 phương diện.
Một là tích cực tham gia vào việc góp ý xây dựng, sửa đổi văn bản pháp luật, quy trình thủ tục hải quan.
Hai là tự giác tuân thủ và chấp hành pháp luật hải quan đồng thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình để kịp thời giải quyết.
Ba là đấu tranh mạnh mẽ với người không tự giác chấp hành, với tiêu cực, nhũng nhiễu để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các doanh nghiệp và sự minh bạch trong quản lý kinh tế.
Về tham vấn, thời gian tới, hải quan sẽ chú trọng hơn nữa vào việc lấy ý kiến của doanh nghiệp trước và trong khi ban hành, xây dựng những chính sách, quy trình thủ tục mới. Đó là những vấn đề từ trước tới nay bị “kêu” nhiều mà chưa được giải quyết thấu đáo.
Ông nhận xét cuộc đối thoại thường niên giữa hải quan và cộng đồng doanh nghiệp năm nay như thế nào?
Với khoảng hơn 40 vấn đề được trao đổi, phản ánh của 230 đại diện doanh nghiệp, có thể thấy trong công tác quản lý hải quan, hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều những bức xúc liên quan đến thủ tục và thuế.
Tuy nhiên, năm nay, hay nói chính xác là đến thời điểm này, chúng tôi thấy trong hoạt động của ngành đã có một số vấn đề mới.
Vấn đề cơ chế tiếp tục chưa khắc phục được như mong muốn khi vẫn còn những bất cập, giữa cơ quan ban hành và thực tế thực thi. Có thể nói, hải quan không đổ hết trách nhiệm lên các bộ, ngành liên quan, nhưng một điều dễ nhận thấy trong phản ánh vướng mắc của các doanh nghiệp là tình trạng chồng chéo, phức tạp của các cơ chế quản lý, thuế, xử lý hành chính hiện nay.
Nếu để ý, khá nhiều vụ việc của doanh nghiệp mà hải quan phải trả lời: “Sẽ ghi nhận để đề đạt ý kiến lên cơ quan có thẩm quyền xem xét, tìm hướng giải quyết”.
Có ý kiến cho rằng đến lúc này, những vướng mắc của doanh nghiệp đã không còn “lớn” và phổ biến như trước đây. Ý kiến ông về nhận xét này ra sao?
Đúng là các vướng mắc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hiện nay (thể hiện trong cuộc đối thoại) được phản ánh đều là những vấn đề mang tính khá riêng lẻ và chuyên biệt. Có thể nói là do chính sách quản lý, thuế, thủ tục của hải quan đã đạt đến mức độ “chuẩn” nhất định.
Về khung pháp lý, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thi hành với việc đơn giản hóa, giảm bớt rất nhiều về thủ tục, các cơ chế về tự khai, tự tính, tự nộp thuế, ân hạn thuế cũng giúp cho doanh nghiệp thuận lợi rất nhiều.
Đặc biệt là công nghệ thông tin, các công cụ quản lý mới ngày càng được ứng dụng rộng rãi tạo điều kiện cho sự cải tiến mạnh mẽ ở khâu thông quan. Với Luật quản lý thuế mới đi vào hiệu lực, mọi vấn đề còn được “chuẩn” và hợp lý hóa hơn rất nhiều.
Theo ông, qua cuộc đối thoại, vấn đề lớn nhất trong hài hòa hóa thủ tục hải quan với quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp là gì?
Chủ yếu là những vấn đề phát sinh trong môi trường thương mại quốc tế ngày càng lớn với chủng loại hàng hóa, phương thức kinh doanh ngày càng đa dạng trong khi trình độ, công nghệ và trang thiết bị hải quan vẫn còn nhiều điểm phát triển chưa tương xứng.
Đó là còn chưa kể các vướng mắc nảy sinh trong phân tích phân loại hàng hóa, áp mã hàng hóa, thuế suất thường rất phức tạp, gây khiếu nại kéo dài không chỉ ở Việt Nam.
Có một điểm “khác lạ” là lần đối thoại lần này đã không có phản ánh của giới doanh nghiệp về tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu trong hoạt động của hải quan, ông nhận xét ra sao về hiện tượng này?
Dĩ nhiên, trước hết đây là dấu hiệu tốt của ngành hải quan. Mặc dù vậy, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận đây mới chỉ là một số ý kiến của một số đại diện doanh nghiệp. Không có ý kiến phản ánh không có nghĩa là thực tế chắc chắn không có sự nhũng nhiễu, tiêu cực của một bộ phận cán bộ hải quan.
Chúng tôi vẫn luôn phải chú trọng đến việc nâng cao trình độ, nhận thức và đào tạo công tác cán bộ để giảm thiểu tình trạng này, làm sao cho hiện tượng “không” diễn ra chính trong thực tế hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong phương châm của ngành hải quan mà ông đã tuyên bố, để giải quyết tốt các vấn đề vướng mắc, hải quan và doanh nghiệp thời gian tới sẽ là “đối tác tốt” của nhau, tăng cường hơn nữa công tác tham vấn. Vậy doanh nghiệp sẽ trông chờ gì vào chủ trương này?
Như đã nói, với những tồn tại, bất cập hiện nay, chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp thời gian tới hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong việc thực thi pháp luật hải quan trên 3 phương diện.
Một là tích cực tham gia vào việc góp ý xây dựng, sửa đổi văn bản pháp luật, quy trình thủ tục hải quan.
Hai là tự giác tuân thủ và chấp hành pháp luật hải quan đồng thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình để kịp thời giải quyết.
Ba là đấu tranh mạnh mẽ với người không tự giác chấp hành, với tiêu cực, nhũng nhiễu để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các doanh nghiệp và sự minh bạch trong quản lý kinh tế.
Về tham vấn, thời gian tới, hải quan sẽ chú trọng hơn nữa vào việc lấy ý kiến của doanh nghiệp trước và trong khi ban hành, xây dựng những chính sách, quy trình thủ tục mới. Đó là những vấn đề từ trước tới nay bị “kêu” nhiều mà chưa được giải quyết thấu đáo.