Thủ tướng làm việc với Ban Kinh tế Trung ương
Thủ tướng: “Nếu còn độc quyền, thiếu minh bạch thì làm sao mà thị trường được”
Sáng 19/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương. Buổi làm việc này nhằm nhìn lại tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014 và chuẩn bị những vấn đề quan trọng cho việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa 10.
Tại buổi làm việc, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đã báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về kế hoạch công tác năm 2014 và thời kỳ tiếp theo, nhất là đối với các nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến tổng kết 30 năm đổi mới, sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa 10 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nghiên cứu, đề xuất kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2016 - 2020).
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, việc tái lập Ban Kinh tế Trung ương là cần thiết, vì Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó kinh tế là trung tâm. Do đó, Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan tham mưu quan trọng cho Đảng trong việc định hướng, hoạch định chính sách phát triển phát triển kinh tế - xã hội.
Việc sơ kết Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Thủ tướng cho rằng đây là việc quan trọng. Ban Kinh tế Trung ương cần lấy ý kiến của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, đồng thời phải có nghiên cứu thực tiễn. Những gì đã làm được, cần phải phát huy, những gì cần phải thay đổi cho phù hợp với thực tiễn…
“Chúng ta thực hiện nền kinh tế thị trường thì trước hết mọi hoạt động phải tuân theo quy luật của thị trường, nếu còn độc quyền, thiếu minh bạch thì làm sao mà thị trường được", Thủ tướng nói.
“Lý thuyết thì ai cũng hay cả”
Cũng tại đây, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung cho biết, hiện cơ quan này cũng đã có đề án báo cáo sơ kết, trong đó có lấy ý kiến của 45 bộ, ngành, địa phương.
Tuy nhiên, theo ông Trung, trong khi “phong trào” làm đề án nghiên cứu về thể chế kinh tế thị trường được thực hiện rộng khắp, thì dường như đề cương sơ kết lại đang đi vào đánh giá tác động của nghị quyết đối với phát triển kinh tế xã hội, trong khi điều mà nhiều người mong muốn là đánh giá việc hoàn thiện thực hiện thể chế kinh tế thị trường trong 5 năm qua như thế nào.
Cùng với đó, theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cách tiếp cận trong báo cáo cũng phải xuất phát từ thực tế rồi mới ngược lại tổng kết đánh giá. Chẳng hạn như câu chuyện về giá xăng dầu, điện hiện đang rất nóng bỏng và ai cũng biết là phải theo cơ chế thị trường, nhưng làm như thế nào, thực hiện từ thời điểm nào lại là vấn đề không hề dễ, nhiều ý kiến trái chiều.
Theo ông Trung, ngay cả vấn đề về đất đai, hiện nay do thị trường bất động sản đang đang đóng băng nên khiếu kiện có thể bớt căng thẳng, nhưng nếu nó ấm trở lại chắc chắn sẽ lại căng thẳng vì chúng ta chưa xử lý được những vướng mắc căn bản.
“Nói về lý thuyết thì ai cũng đúng, cũng hay cả”, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận xét.
“Còn độc quyền, sao mà thị trường được”
Nói về tầm quan trọng của thể chế kinh tế thị trường, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định “phản ứng chính sách mà chậm chạp thì sẽ lạc hậu và thiệt hại. Do đó, với vai trò tham mưu cho Đảng, Ban Kinh tế Trung ương phải tranh thủ được tri thức toàn xã hội, trong đó có việc tập hợp đội ngũ cán bộ, chuyên gia có năng lực, trình độ, kiến thức vì tình hình hiện nay diễn biến rất nhanh”.
Góp ý với đề án sơ kết nghị quyết của Trung ương, Thủ tướng nhấn mạnh “đây là mô hình mới, chưa có tiền lệ, chúng ta vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Song, bất luận trường hợp nào, kinh tế thị trường thì trước hết phải thực hiện đầy đủ các quy luật của thị trường. Vẫn có độc quyền, không có cạnh tranh bình đẳng, minh bạch thì làm sao có thị trường được”.
Tuy nhiên, Thủ tướng thừa nhận, hiện chúng ta chưa thực hiện đủ các yếu tố của kinh tế thị trường, trong đó có giá cả một số mặt hàng vẫn chưa theo thị trường.
Thủ tướng yêu cầu trong lần sơ kết này, phải làm rõ và nhận thức sâu sắc hơn nội hàm của kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa là như thế nào.
“Chúng ta ai cũng nói như nhau hết, nhưng khi mà giá xăng dầu vẫn còn bao cấp thì làm sao mà kinh tế thị trường được. Nếu muốn hỗ trợ người nghèo phải có chính sách riêng”, Thủ tướng nói.
Riêng câu chuyện giá điện, than, xăng dầu, Thủ tướng khẳng định tới đây đều phải thực hiện theo cơ chế thị trường. Nhưng đi cùng với đó là các doanh nghiệp cung cấp, đặc biệt là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng phải công khai minh bạch các yếu tố hình thành giá điện, trước đây chúng ta đã làm rồi, giờ phải tăng cường hơn nữa.
Thủ tướng cho biết, hiện có khoảng 16,5% tổng sản lượng điện bán dưới giá thành nhưng chủ yếu bán cho hộ nghèo, phục vụ thuỷ lợi, song từ nay cũng phải theo thị trường bằng cách chi hỗ trợ thẳng cho hộ nghèo.
Tại buổi làm việc, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đã báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về kế hoạch công tác năm 2014 và thời kỳ tiếp theo, nhất là đối với các nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến tổng kết 30 năm đổi mới, sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa 10 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nghiên cứu, đề xuất kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2016 - 2020).
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, việc tái lập Ban Kinh tế Trung ương là cần thiết, vì Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó kinh tế là trung tâm. Do đó, Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan tham mưu quan trọng cho Đảng trong việc định hướng, hoạch định chính sách phát triển phát triển kinh tế - xã hội.
Việc sơ kết Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Thủ tướng cho rằng đây là việc quan trọng. Ban Kinh tế Trung ương cần lấy ý kiến của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, đồng thời phải có nghiên cứu thực tiễn. Những gì đã làm được, cần phải phát huy, những gì cần phải thay đổi cho phù hợp với thực tiễn…
“Chúng ta thực hiện nền kinh tế thị trường thì trước hết mọi hoạt động phải tuân theo quy luật của thị trường, nếu còn độc quyền, thiếu minh bạch thì làm sao mà thị trường được", Thủ tướng nói.
“Lý thuyết thì ai cũng hay cả”
Cũng tại đây, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung cho biết, hiện cơ quan này cũng đã có đề án báo cáo sơ kết, trong đó có lấy ý kiến của 45 bộ, ngành, địa phương.
Tuy nhiên, theo ông Trung, trong khi “phong trào” làm đề án nghiên cứu về thể chế kinh tế thị trường được thực hiện rộng khắp, thì dường như đề cương sơ kết lại đang đi vào đánh giá tác động của nghị quyết đối với phát triển kinh tế xã hội, trong khi điều mà nhiều người mong muốn là đánh giá việc hoàn thiện thực hiện thể chế kinh tế thị trường trong 5 năm qua như thế nào.
Cùng với đó, theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cách tiếp cận trong báo cáo cũng phải xuất phát từ thực tế rồi mới ngược lại tổng kết đánh giá. Chẳng hạn như câu chuyện về giá xăng dầu, điện hiện đang rất nóng bỏng và ai cũng biết là phải theo cơ chế thị trường, nhưng làm như thế nào, thực hiện từ thời điểm nào lại là vấn đề không hề dễ, nhiều ý kiến trái chiều.
Theo ông Trung, ngay cả vấn đề về đất đai, hiện nay do thị trường bất động sản đang đang đóng băng nên khiếu kiện có thể bớt căng thẳng, nhưng nếu nó ấm trở lại chắc chắn sẽ lại căng thẳng vì chúng ta chưa xử lý được những vướng mắc căn bản.
“Nói về lý thuyết thì ai cũng đúng, cũng hay cả”, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận xét.
“Còn độc quyền, sao mà thị trường được”
Nói về tầm quan trọng của thể chế kinh tế thị trường, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định “phản ứng chính sách mà chậm chạp thì sẽ lạc hậu và thiệt hại. Do đó, với vai trò tham mưu cho Đảng, Ban Kinh tế Trung ương phải tranh thủ được tri thức toàn xã hội, trong đó có việc tập hợp đội ngũ cán bộ, chuyên gia có năng lực, trình độ, kiến thức vì tình hình hiện nay diễn biến rất nhanh”.
Góp ý với đề án sơ kết nghị quyết của Trung ương, Thủ tướng nhấn mạnh “đây là mô hình mới, chưa có tiền lệ, chúng ta vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Song, bất luận trường hợp nào, kinh tế thị trường thì trước hết phải thực hiện đầy đủ các quy luật của thị trường. Vẫn có độc quyền, không có cạnh tranh bình đẳng, minh bạch thì làm sao có thị trường được”.
Tuy nhiên, Thủ tướng thừa nhận, hiện chúng ta chưa thực hiện đủ các yếu tố của kinh tế thị trường, trong đó có giá cả một số mặt hàng vẫn chưa theo thị trường.
Thủ tướng yêu cầu trong lần sơ kết này, phải làm rõ và nhận thức sâu sắc hơn nội hàm của kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa là như thế nào.
“Chúng ta ai cũng nói như nhau hết, nhưng khi mà giá xăng dầu vẫn còn bao cấp thì làm sao mà kinh tế thị trường được. Nếu muốn hỗ trợ người nghèo phải có chính sách riêng”, Thủ tướng nói.
Riêng câu chuyện giá điện, than, xăng dầu, Thủ tướng khẳng định tới đây đều phải thực hiện theo cơ chế thị trường. Nhưng đi cùng với đó là các doanh nghiệp cung cấp, đặc biệt là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng phải công khai minh bạch các yếu tố hình thành giá điện, trước đây chúng ta đã làm rồi, giờ phải tăng cường hơn nữa.
Thủ tướng cho biết, hiện có khoảng 16,5% tổng sản lượng điện bán dưới giá thành nhưng chủ yếu bán cho hộ nghèo, phục vụ thuỷ lợi, song từ nay cũng phải theo thị trường bằng cách chi hỗ trợ thẳng cho hộ nghèo.