Thủ tướng: “Phải nghe lời ngang trái để sửa chính sách”
Thủ tướng yêu cầu nêu rõ danh tính và loại ra khỏi bộ máy những cán bộ nào không chịu thay đổi, cải cách
Trước hàng loạt những phản ánh của chuyên gia, đại diện các hội nghề nghiệp về việc gây khó dễ của một bộ phận không nhỏ cán bộ, cơ quan quản lý, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo phại loại ngay khỏi bộ máy những cán bộ không chịu thay đổi, cải cách và vẫn có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực.
Tại buổi làm việc với Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính và Cục Kiểm soát thủ tục hành chính chiều 16/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận được khá nhiều phản ánh về những tồn tại, tiêu cực từ phía cán bộ, cơ quan hành chính đối với doanh nghiệp, người dân.
“Trả lời không khác gì không trả lời”
Thủ tướng cho rằng, người dân, doanh nghiệp vẫn còn kêu ca về sự phiền hà, rắc rối, chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính ở khâu này, khâu khác tại nhiều cơ quan khác nhau. Một số việc làm nản lòng nhà đầu tư và doanh nghiệp như né tránh trách nhiệm, chỉ dẫn lòng vòng hay thực hiện thiếu thủ tục.
Thủ tướng mong muốn Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính quốc gia với 18 thành viên là các trí thức, doanh nghiệp, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp… tập trung đề xuất tốt hơn nữa cho Chính phủ, Văn phòng Chính phủ để làm sao những tiếng nói phản ánh từ đời sống thực tiễn được giải quyết kịp thời hơn.
Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Bùi Văn Quân nói: “Anh em doanh nghiệp có suy nghĩ là Chính phủ, các bộ, ngành, hay lãnh đạo các tỉnh nhận thức được việc cải cách rất tốt, còn các sở, ngành, quận, huyện thì ở mức trung bình. Còn người thực hiện, chuyên viên trực tiếp thực hiện vẫn còn một số chưa triển khai tốt”.
TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nhấn mạnh việc “theo đến cùng vấn đề, truy đến cùng trách nhiệm” trong cải cách thủ tục hành chính.
Ông kể lại trường hợp trả lời thắc mắc doanh nghiệp của một số cơ quan không khác gì không trả lời, theo kiểu “điều đó theo quy định của luật này, nghị định này, thông tư thế này, đề nghị doanh nghiệp vận dụng”. Theo ông, cơ quan nhà nước cần trả lời theo hướng là có giải quyết được vấn đề hay không, vướng mắc nằm ở chỗ nào, phải sửa như thế nào.
Ông Cung cũng khẳng định, khâu then chốt là ở con người, do đó điểm nghẽn hiện nay chủ yêu là ở cơ sở, là ở cán bộ thực thi.
“Có nhiều thủ tục rất vô lý, kiến nghị nhiều năm, qua nhiều hội thảo nhưng có cục, vụ nói thế này, “các anh giỏi thì các anh đi thay đổi đi, còn tôi không thay đổi”, ông Cung cho hay.
Trước phản ánh này, Thủ tướng đề nghị nêu cụ thể tên cán bộ và sẽ yêu cầu loại ra khỏi bộ máy hành chính.
Đáng chú ý, tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng là đại diện các hiệp hội doanh nghiệp như Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam; Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam; Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam; Đại diện Phòng Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc tại Hà Nội… cũng đã đồng loạt nêu các kiến nghị cụ thể về các thủ tục “gây khó” cho doanh nghiệp liên quan đến các lĩnh vực như sản xuất, thuế, hải quan, xuất nhập khẩu…
“Kiến nghị nhiều mà không xử lý sẽ mất niềm tin”
Đánh giá cao những phản ánh của các thành viên, Thủ tướng cho rằng, chính các doanh nghiệp, những người trong cuộc, mới phát hiện ra các vấn đề, vướng mắc, do đó “phải nghe lời nói ngang trái để sửa chính sách, để sát cuộc sống, để phát triển đất nước”.
“Tôi rất vui mừng khi được ký những nghị quyết của Chính phủ về giảm thủ tục ở bộ này, ngành kia”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng đề nghị Hội đồng cần trực tiếp lắng nghe thêm nhiều ý kiến của các hiệp hội ngành nghề để giải quyết thủ tục đang vướng mắc sát với thực tiễn. Bên cạnh hướng chính là cải cách tốt hơn thì cần lưu ý không buông lỏng quản lý nhà nước.
Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý, hiện nhiều người phản ánh, trong chuyện tăng trưởng chậm có nguyên nhân thủ tục, trước hết là thủ tục đầu tư, thủ tục giải ngân, các thủ tục có liên quan khác vẫn còn chậm trễ so với một số nước.
Do vậy, muốn đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh thì cần tháo gỡ mọi rào cản, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, tạo sức cạnh tranh cao hơn cho nền kinh tế. Muốn tăng trưởng phải đẩy mạnh giải ngân các loại nguồn vốn. Phải tăng tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn. Phải cải cách thật tốt các thủ tục thuế, hải quan, xuất nhập khẩu, hậu kiểm, kiểm tra rủi ro…
Thủ tướng cho rằng, tinh thần và thái độ phục vụ của cán bộ, cơ quan nhà nước nếu không chuyển biến thì cần có chế tài thực hiện.
Do đó, “cục trưởng, vụ trưởng nào nói “anh cứ cải cách đi” còn bản thân không chịu cải cách thì cán bộ đó phải đưa ra khỏi bộ máy nhà nước”.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, “doanh nghiệp, người dân kiến nghị nhiều mà chúng ta không xử lý thì sẽ mất niềm tin. Do vậy, mọi kiến nghị đều phải xem xét, giải quyết”.
Vì thế, ngay trong quý này, Hội đồng và Cục Kiểm soát thủ tục hành chính lựa chọn một số thủ tục để cắt giảm.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần là kiên quyết giảm chi phí doanh nghiệp, từ chi phí BOT đến chi phí lãi vay và các chi phí khác. Kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu theo tinh thần hậu kiểm.
Tại buổi làm việc với Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính và Cục Kiểm soát thủ tục hành chính chiều 16/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận được khá nhiều phản ánh về những tồn tại, tiêu cực từ phía cán bộ, cơ quan hành chính đối với doanh nghiệp, người dân.
“Trả lời không khác gì không trả lời”
Thủ tướng cho rằng, người dân, doanh nghiệp vẫn còn kêu ca về sự phiền hà, rắc rối, chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính ở khâu này, khâu khác tại nhiều cơ quan khác nhau. Một số việc làm nản lòng nhà đầu tư và doanh nghiệp như né tránh trách nhiệm, chỉ dẫn lòng vòng hay thực hiện thiếu thủ tục.
Thủ tướng mong muốn Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính quốc gia với 18 thành viên là các trí thức, doanh nghiệp, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp… tập trung đề xuất tốt hơn nữa cho Chính phủ, Văn phòng Chính phủ để làm sao những tiếng nói phản ánh từ đời sống thực tiễn được giải quyết kịp thời hơn.
Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Bùi Văn Quân nói: “Anh em doanh nghiệp có suy nghĩ là Chính phủ, các bộ, ngành, hay lãnh đạo các tỉnh nhận thức được việc cải cách rất tốt, còn các sở, ngành, quận, huyện thì ở mức trung bình. Còn người thực hiện, chuyên viên trực tiếp thực hiện vẫn còn một số chưa triển khai tốt”.
TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nhấn mạnh việc “theo đến cùng vấn đề, truy đến cùng trách nhiệm” trong cải cách thủ tục hành chính.
Ông kể lại trường hợp trả lời thắc mắc doanh nghiệp của một số cơ quan không khác gì không trả lời, theo kiểu “điều đó theo quy định của luật này, nghị định này, thông tư thế này, đề nghị doanh nghiệp vận dụng”. Theo ông, cơ quan nhà nước cần trả lời theo hướng là có giải quyết được vấn đề hay không, vướng mắc nằm ở chỗ nào, phải sửa như thế nào.
Ông Cung cũng khẳng định, khâu then chốt là ở con người, do đó điểm nghẽn hiện nay chủ yêu là ở cơ sở, là ở cán bộ thực thi.
“Có nhiều thủ tục rất vô lý, kiến nghị nhiều năm, qua nhiều hội thảo nhưng có cục, vụ nói thế này, “các anh giỏi thì các anh đi thay đổi đi, còn tôi không thay đổi”, ông Cung cho hay.
Trước phản ánh này, Thủ tướng đề nghị nêu cụ thể tên cán bộ và sẽ yêu cầu loại ra khỏi bộ máy hành chính.
Đáng chú ý, tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng là đại diện các hiệp hội doanh nghiệp như Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam; Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam; Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam; Đại diện Phòng Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc tại Hà Nội… cũng đã đồng loạt nêu các kiến nghị cụ thể về các thủ tục “gây khó” cho doanh nghiệp liên quan đến các lĩnh vực như sản xuất, thuế, hải quan, xuất nhập khẩu…
“Kiến nghị nhiều mà không xử lý sẽ mất niềm tin”
Đánh giá cao những phản ánh của các thành viên, Thủ tướng cho rằng, chính các doanh nghiệp, những người trong cuộc, mới phát hiện ra các vấn đề, vướng mắc, do đó “phải nghe lời nói ngang trái để sửa chính sách, để sát cuộc sống, để phát triển đất nước”.
“Tôi rất vui mừng khi được ký những nghị quyết của Chính phủ về giảm thủ tục ở bộ này, ngành kia”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng đề nghị Hội đồng cần trực tiếp lắng nghe thêm nhiều ý kiến của các hiệp hội ngành nghề để giải quyết thủ tục đang vướng mắc sát với thực tiễn. Bên cạnh hướng chính là cải cách tốt hơn thì cần lưu ý không buông lỏng quản lý nhà nước.
Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý, hiện nhiều người phản ánh, trong chuyện tăng trưởng chậm có nguyên nhân thủ tục, trước hết là thủ tục đầu tư, thủ tục giải ngân, các thủ tục có liên quan khác vẫn còn chậm trễ so với một số nước.
Do vậy, muốn đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh thì cần tháo gỡ mọi rào cản, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, tạo sức cạnh tranh cao hơn cho nền kinh tế. Muốn tăng trưởng phải đẩy mạnh giải ngân các loại nguồn vốn. Phải tăng tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn. Phải cải cách thật tốt các thủ tục thuế, hải quan, xuất nhập khẩu, hậu kiểm, kiểm tra rủi ro…
Thủ tướng cho rằng, tinh thần và thái độ phục vụ của cán bộ, cơ quan nhà nước nếu không chuyển biến thì cần có chế tài thực hiện.
Do đó, “cục trưởng, vụ trưởng nào nói “anh cứ cải cách đi” còn bản thân không chịu cải cách thì cán bộ đó phải đưa ra khỏi bộ máy nhà nước”.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, “doanh nghiệp, người dân kiến nghị nhiều mà chúng ta không xử lý thì sẽ mất niềm tin. Do vậy, mọi kiến nghị đều phải xem xét, giải quyết”.
Vì thế, ngay trong quý này, Hội đồng và Cục Kiểm soát thủ tục hành chính lựa chọn một số thủ tục để cắt giảm.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần là kiên quyết giảm chi phí doanh nghiệp, từ chi phí BOT đến chi phí lãi vay và các chi phí khác. Kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu theo tinh thần hậu kiểm.