Thủ tướng: “Sẽ là Chính phủ kiến tạo và phục vụ”
Tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, bảo đảm dân chủ, chăm lo đời sống cho nhân dân
Chính phủ mới sẽ quyết tâm đổi mới, chủ động và tập trung hơn nữa vào công tác xây dựng thể chế; tăng cường quản lý, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, đồng thời phát huy, bảo đảm dân chủ và chăm lo đời sống vật chất tinh thần của người dân.
Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp thường kỳ tháng 4 của Chính phủ, ngày 4/5.
Xoá bỏ mệnh lệnh hành chính
Tại phiên họp, sau khi nghe khá nhiều ý kiến phát biểu của lãnh đạo các bộ ngành, các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận: Chính phủ mới kiện toàn chuyển phương thức chỉ đạo điều hành từ mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ kiến tạo và phục vụ.
Cùng với đó, sẽ phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng thị trường, hạn chế và tiến xóa bỏ cơ chế xin cho. Chính phủ sẽ tập trung lo xây dựng thể chế, cơ chế chính sách cho đầu tư, phát triển.
Thủ tướng chỉ đạo phải thực hiện phân cấp, giao quyền "cái gì bộ, ngành, địa phương làm tốt, tự chủ được thì để bộ, ngành, địa phương tự làm; không để các bộ, ngành, địa phương đẩy lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ".
Trao đổi về các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh, mặc dù có rất nhiều khó khăn thách thức nhưng chúng ta không điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2016, quyết tâm phấn đấu đạt tăng trưởng GDP 6,7%, kiểm soát tốt lạm phát, giữ vững ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Về ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng linh hoạt, hiệu quả; giảm dần lãi suất cho vay; bảo đảm tăng trưởng tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; đánh giá tình hình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu 2011-2015 và xây dựng đề án cho giai đoạn 2016-2020, trong đó chú trọng xử lý nợ xấu thực chất qua VAMC.
Đồng thời tăng cường chống thất thu, chuyển giá, giảm nợ đọng thuế; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; cơ cấu lại chi ngân sách gắn với đẩy mạnh xã hội hóa đơn vị sự nghiệp công lập; tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nợ công, không để vượt trần; quản lý chặt chẽ, nghiên cứu hoàn thiện cơ chế đầu thầu và mua sắm công tập trung, có giải pháp huy động hiệu quả nguồn lực từ tài sản công; xử lý nghiêm các vi phạm.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản; kiểm soát nhập khẩu, triển khai các hàng rào kỹ thuật, phi thuế quan phù hợp; tăng cường phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; đánh giá tình hình thực hiện các cam kết quốc tế, đề xuất giải pháp; điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục, y tế với mức độ và thời điểm phù hợp, không để tác động mạnh đến lạm phát.
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long; bảo đảm cân đối cung cầu lương thực, thực phẩm và có kế hoạch xuất khẩu gạo phù hợp; có giải pháp phục hồi đánh bắt, nuôi trồng, tiêu thụ hải sản ở các vùng bị thiệt hại.
Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VCCI đôn đốc, theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp vừa qua và báo cáo kết quả với Thủ tướng Chính phủ.
Nói không với tham nhũng, tiêu cực
Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan và Chủ tịch UBND các địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về: xây dựng, thực hiện kế hoạch, lộ trình cụ thể triển khai ngay Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP và Nghị quyết của Chính phủ về phát triển doanh nghiệp; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bức xúc; đơn giản và công khai thủ tục hành chính.
Loại bỏ giấy phép con không phù hợp; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, khuyến khích khởi nghiệp, phát huy tự do sáng tạo, huy động mọi nguồn lực cho phát triển theo tinh thần của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp mới; có cam kết cụ thể về cắt giảm thủ tục hành chính và hoàn thiện bộ chỉ số để doanh nghiệp, người dân chấm điểm chính quyền;...
Về bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành hữu quan, các địa phương phương khẩn trương triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đổi mới phương thức quản lý nhà nước, chú trọng trách nhiệm của chính quyền địa phương và người đứng đầu; tăng cường thông tin truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân.
Tổ chức triển khai hiệu quả các giải pháp về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo nhanh hơn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ, trợ giúp kịp thời người dân khắc phục thiên tai, không để người dân đói, khát. Các địa phương chủ động rà soát, phối hợp với doanh nghiệp hỗ trợ công nhân, người lao động trên địa bàn, bảo đảm điều kiện sống, nhất là về chỗ ở, nhà trẻ.
Về hiện tượng cá chết tại một số vùng biển miền Trung, Thủ tướng cho biết các cơ quan chức năng đang tích cực điều tra, xác định nguyên nhân. Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc làm việc với các địa phương liên quan ngày 1/5/2016 để sớm có kết luận khách quan, khoa học nguyên nhân hải sản chết bất thường và công bố công khai; đồng thời rà soát tất cả cơ sở sản xuất có xả thải; khôi phục, ổn định sản xuất; hỗ trợ bằng gạo, tiền, lãi suất cho người dân bị ảnh hưởng; sử lý nghiêm các đối tượng gây rối an ninh trật tự.
Về hạn hán, xâm nhập mặn và hiện tượng thời tiết cực đoan như giông, lốc, mưa đá…, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện các biện pháp cấp bách bảo đảm nguồn nước sinh hoạt, bảo đảm đời sống và sớm khôi phục sản xuất. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn và có biện pháp phòng chống, ứng phó hiệu quả cả trước mắt và lâu dài.
Đặc biệt, về công tác phòng chống tham nhũng lãng phí, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, minh bạch, hiệu quả; nói không với tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp thường kỳ tháng 4 của Chính phủ, ngày 4/5.
Xoá bỏ mệnh lệnh hành chính
Tại phiên họp, sau khi nghe khá nhiều ý kiến phát biểu của lãnh đạo các bộ ngành, các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận: Chính phủ mới kiện toàn chuyển phương thức chỉ đạo điều hành từ mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ kiến tạo và phục vụ.
Cùng với đó, sẽ phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng thị trường, hạn chế và tiến xóa bỏ cơ chế xin cho. Chính phủ sẽ tập trung lo xây dựng thể chế, cơ chế chính sách cho đầu tư, phát triển.
Thủ tướng chỉ đạo phải thực hiện phân cấp, giao quyền "cái gì bộ, ngành, địa phương làm tốt, tự chủ được thì để bộ, ngành, địa phương tự làm; không để các bộ, ngành, địa phương đẩy lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ".
Trao đổi về các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh, mặc dù có rất nhiều khó khăn thách thức nhưng chúng ta không điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2016, quyết tâm phấn đấu đạt tăng trưởng GDP 6,7%, kiểm soát tốt lạm phát, giữ vững ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Về ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng linh hoạt, hiệu quả; giảm dần lãi suất cho vay; bảo đảm tăng trưởng tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; đánh giá tình hình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu 2011-2015 và xây dựng đề án cho giai đoạn 2016-2020, trong đó chú trọng xử lý nợ xấu thực chất qua VAMC.
Đồng thời tăng cường chống thất thu, chuyển giá, giảm nợ đọng thuế; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; cơ cấu lại chi ngân sách gắn với đẩy mạnh xã hội hóa đơn vị sự nghiệp công lập; tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nợ công, không để vượt trần; quản lý chặt chẽ, nghiên cứu hoàn thiện cơ chế đầu thầu và mua sắm công tập trung, có giải pháp huy động hiệu quả nguồn lực từ tài sản công; xử lý nghiêm các vi phạm.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản; kiểm soát nhập khẩu, triển khai các hàng rào kỹ thuật, phi thuế quan phù hợp; tăng cường phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; đánh giá tình hình thực hiện các cam kết quốc tế, đề xuất giải pháp; điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục, y tế với mức độ và thời điểm phù hợp, không để tác động mạnh đến lạm phát.
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long; bảo đảm cân đối cung cầu lương thực, thực phẩm và có kế hoạch xuất khẩu gạo phù hợp; có giải pháp phục hồi đánh bắt, nuôi trồng, tiêu thụ hải sản ở các vùng bị thiệt hại.
Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VCCI đôn đốc, theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp vừa qua và báo cáo kết quả với Thủ tướng Chính phủ.
Nói không với tham nhũng, tiêu cực
Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan và Chủ tịch UBND các địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về: xây dựng, thực hiện kế hoạch, lộ trình cụ thể triển khai ngay Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP và Nghị quyết của Chính phủ về phát triển doanh nghiệp; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bức xúc; đơn giản và công khai thủ tục hành chính.
Loại bỏ giấy phép con không phù hợp; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, khuyến khích khởi nghiệp, phát huy tự do sáng tạo, huy động mọi nguồn lực cho phát triển theo tinh thần của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp mới; có cam kết cụ thể về cắt giảm thủ tục hành chính và hoàn thiện bộ chỉ số để doanh nghiệp, người dân chấm điểm chính quyền;...
Về bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành hữu quan, các địa phương phương khẩn trương triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đổi mới phương thức quản lý nhà nước, chú trọng trách nhiệm của chính quyền địa phương và người đứng đầu; tăng cường thông tin truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân.
Tổ chức triển khai hiệu quả các giải pháp về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo nhanh hơn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ, trợ giúp kịp thời người dân khắc phục thiên tai, không để người dân đói, khát. Các địa phương chủ động rà soát, phối hợp với doanh nghiệp hỗ trợ công nhân, người lao động trên địa bàn, bảo đảm điều kiện sống, nhất là về chỗ ở, nhà trẻ.
Về hiện tượng cá chết tại một số vùng biển miền Trung, Thủ tướng cho biết các cơ quan chức năng đang tích cực điều tra, xác định nguyên nhân. Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc làm việc với các địa phương liên quan ngày 1/5/2016 để sớm có kết luận khách quan, khoa học nguyên nhân hải sản chết bất thường và công bố công khai; đồng thời rà soát tất cả cơ sở sản xuất có xả thải; khôi phục, ổn định sản xuất; hỗ trợ bằng gạo, tiền, lãi suất cho người dân bị ảnh hưởng; sử lý nghiêm các đối tượng gây rối an ninh trật tự.
Về hạn hán, xâm nhập mặn và hiện tượng thời tiết cực đoan như giông, lốc, mưa đá…, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện các biện pháp cấp bách bảo đảm nguồn nước sinh hoạt, bảo đảm đời sống và sớm khôi phục sản xuất. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn và có biện pháp phòng chống, ứng phó hiệu quả cả trước mắt và lâu dài.
Đặc biệt, về công tác phòng chống tham nhũng lãng phí, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, minh bạch, hiệu quả; nói không với tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.