Thủ tướng: “Vinashin như thế, tôi hết sức đau xót”
Phát biểu kết luận tại hội nghị về đổi mới doanh nghiệp nhà nước hôm 8/12, Thủ tướng đã đề cập đến vụ việc tại Vinashin
Phát biểu kết luận tại hội nghị về đổi mới doanh nghiệp nhà nước hôm 8/12, Thủ tướng đã đề cập đến vụ việc tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
“Vinashin như thế, tôi hết sức đau xót, vì đây là kinh tế nhà nước, chúng ta xây dựng nó là chủ đạo, là nòng cốt. Tuy nó làm được một số việc, nhưng mặt trái như thế thì rất ảnh hưởng”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Đề cập việc có nhiều cấp quản lý đối với một tập đoàn (hội đồng thành viên, bộ chủ quản, các bộ tổng hợp, Thủ tướng, Chính phủ và SCIC) nhưng trách nhiệm quản lý vẫn chưa rõ ràng, Thủ tướng nói: “Khi xảy ra vụ việc thì cuối cùng Thủ tướng nhận trách nhiệm. Trách nhiệm ở đây là trách nhiệm chính trị với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi chưa bao giờ ra quyết định nào cho Vinashin làm bậy cả”.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh, đánh giá chung về các doanh nghiệp nhà nước thì có mặt được nhưng còn chưa làm tốt nhiệm vụ được giao, chẳng hạn việc đảm bảo các cân đối lớn hay thực hiện vai trò công ích trên mặt này, mặt khác còn chưa đạt.
“Một số tập đoàn, tổng công ty thua lỗ, hiệu quả thấp so với các điều kiện sẵn có; một số thua lỗ kéo dài, một số làm trái pháp luật, tiêu cực tham nhũng, hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến nhìn nhận chung về doanh nghiệp nhà nước”, ông nói tiếp.
Thủ tướng cho biết, từ việc tổng kết quá trình đổi mới và cải cách doanh nghiệp nhà nước đến nay, Chính phủ sẽ đưa ra đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Việc tái cơ cấu cần nhắm tới hai mục tiêu, vừa đảm bảo được vai trò của doanh nghiệp nhà nước là nòng cốt nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động tương xứng với nguồn lực đã được nhà nước giao cho.
Ông cũng cho biết, trong chiến lược tới đây sẽ giảm mạnh số doanh nghiệp nhà nước không cần giữ 100% vốn. Việc sắp xếp sẽ theo hướng làm cho quy mô doanh nghiệp nhà nước lớn hơn về vốn chủ sở hữu, doanh thu, tổng tài sản tăng lên, nộp ngân sách tăng lên và quy mô đó gắn liền với bảo toàn và phát triển vốn.
Đánh giá về quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước thời gian qua, Thủ tướng nhận xét, thành công là cổ phần hóa đã tạo ra đa sở hữu, gắn với tạo ra động lực mới, cơ chế quản lý mới, nhờ đó hoạt động năng động, hiệu quả hơn. "Các doanh nghiệp đã cổ phần hóa hầu hết đã hoạt động hiệu quả hơn nhờ quản trị minh bạch, công khai hơn, quản lý tốt hơn và tiêu cực giảm đi. Cho nên cổ phần hóa vừa qua là đúng hướng, đúng chủ trương và thành công”, Thủ tướng kết luận.
Ông cũng yêu cầu các bộ ngành và địa phương ngay trong năm nay phải phê duyệt xong phương án sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, có phương án cụ thể chứ không phải phương án chung chung nữa.
“Vinashin như thế, tôi hết sức đau xót, vì đây là kinh tế nhà nước, chúng ta xây dựng nó là chủ đạo, là nòng cốt. Tuy nó làm được một số việc, nhưng mặt trái như thế thì rất ảnh hưởng”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Đề cập việc có nhiều cấp quản lý đối với một tập đoàn (hội đồng thành viên, bộ chủ quản, các bộ tổng hợp, Thủ tướng, Chính phủ và SCIC) nhưng trách nhiệm quản lý vẫn chưa rõ ràng, Thủ tướng nói: “Khi xảy ra vụ việc thì cuối cùng Thủ tướng nhận trách nhiệm. Trách nhiệm ở đây là trách nhiệm chính trị với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi chưa bao giờ ra quyết định nào cho Vinashin làm bậy cả”.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh, đánh giá chung về các doanh nghiệp nhà nước thì có mặt được nhưng còn chưa làm tốt nhiệm vụ được giao, chẳng hạn việc đảm bảo các cân đối lớn hay thực hiện vai trò công ích trên mặt này, mặt khác còn chưa đạt.
“Một số tập đoàn, tổng công ty thua lỗ, hiệu quả thấp so với các điều kiện sẵn có; một số thua lỗ kéo dài, một số làm trái pháp luật, tiêu cực tham nhũng, hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến nhìn nhận chung về doanh nghiệp nhà nước”, ông nói tiếp.
Thủ tướng cho biết, từ việc tổng kết quá trình đổi mới và cải cách doanh nghiệp nhà nước đến nay, Chính phủ sẽ đưa ra đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Việc tái cơ cấu cần nhắm tới hai mục tiêu, vừa đảm bảo được vai trò của doanh nghiệp nhà nước là nòng cốt nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động tương xứng với nguồn lực đã được nhà nước giao cho.
Ông cũng cho biết, trong chiến lược tới đây sẽ giảm mạnh số doanh nghiệp nhà nước không cần giữ 100% vốn. Việc sắp xếp sẽ theo hướng làm cho quy mô doanh nghiệp nhà nước lớn hơn về vốn chủ sở hữu, doanh thu, tổng tài sản tăng lên, nộp ngân sách tăng lên và quy mô đó gắn liền với bảo toàn và phát triển vốn.
Đánh giá về quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước thời gian qua, Thủ tướng nhận xét, thành công là cổ phần hóa đã tạo ra đa sở hữu, gắn với tạo ra động lực mới, cơ chế quản lý mới, nhờ đó hoạt động năng động, hiệu quả hơn. "Các doanh nghiệp đã cổ phần hóa hầu hết đã hoạt động hiệu quả hơn nhờ quản trị minh bạch, công khai hơn, quản lý tốt hơn và tiêu cực giảm đi. Cho nên cổ phần hóa vừa qua là đúng hướng, đúng chủ trương và thành công”, Thủ tướng kết luận.
Ông cũng yêu cầu các bộ ngành và địa phương ngay trong năm nay phải phê duyệt xong phương án sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, có phương án cụ thể chứ không phải phương án chung chung nữa.