Thực phẩm dịp Tết: "Có bình ổn cũng khó tránh giá tăng"
Năm nay, việc bình ổn giá các mặt hàng trong dịp Tết được Chính phủ, Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố đặc biệt quan tâm
Năm nay, việc bình ổn giá các mặt hàng trong dịp Tết được Chính phủ, Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố đặc biệt quan tâm.
Vài tháng trước, Bộ Công Thương đã có chỉ đạo các doanh nghiệp tích trữ hàng hoá chuẩn bị phục vụ Tết. Một số giải pháp giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn đã được đưa ra như cho vay ưu đãi, ân hạn 3 tháng.
Cách đây vài ngày, Sở Thương mại Hà Nội cũng đã chuyển 50 tỷ đồng cho các doanh nghiệp thuộc Hà Nội để tích trữ những mặt hàng thiết yếu như gạo, thịt, giò chả… phục vụ trong dịp Tết.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vẻ không mặn mà lắm với nhiệm vụ được giao vì thời gian quá gấp và lượng tiền hỗ trợ không nhiều.
“Thời điểm này, các hộ chăn nuôi đều găm hàng lại để chờ giá cả tăng lên. Nếu để đến giờ mới tích trữ hàng thì không thể mua nổi”, ông Trần Mạnh Cảnh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), nói trong buổi trao đổi sáng nay với VnEconomy.
Trên thị trường hiện nay, giá cả nhiều mặt hàng đã tăng hơn so với một tháng trước đây. Các mặt hàng nước giải khát, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh, bánh kẹo... đang tăng giá khá mạnh. Tiếp đó là các loại thực phẩm như thịt bò đã tăng khoảng 30%, thịt lợn tăng khoảng 25%. Các loại gia cầm, thuỷ sản đều điều chỉnh giá tăng lên hơn trước từ 10% đến 25%.
“Với vài chục tỷ đồng, chỉ gần bằng doanh thu nội địa trong một ngày của Hapro thì khó có thể kìm hãm được giá cả chứ đừng nói đến chuyện bình ổn”, ông Cảnh nói. Hapro đang cố “neo” giá bán để đảm bảo không tăng giá các mặt hàng thiết yếu, nhưng cũng khó có thể duy trì lâu dài vì “doanh nghiệp cũng không thể chịu lỗ”.
Theo Sở Thương mại Hà Nội, Tổng công ty Lương thực miền Bắc đã chuẩn bị 177.000 tấn gạo và bột mỳ. Hapro đã dự trữ 240 tấn thịt các loại, 800 tấn thực phẩm chế biến, 100 tấn rau, 200 tấn bánh mứt kẹo, 600 tấn dầu ăn, 65 tấn mỳ chính, 160 tấn đường. Các siêu thị lớn như Metro, BigC, Intimex, Fivimart cũng đã dự trữ đầy đủ các mặt hàng thiết yếu, tăng trên 20% so với lượng dự trữ năm ngoái.
Những ngày này, thị trường đã có nhiều biến động về giá. Mức tăng giá trong dịp Tết được nhiều chuyên gia kinh tế dự kiến ít nhất là 10-15%.Các doanh nghiệp bán lẻ cũng đang theo dõi các nhà phân phối bán lẻ lớn để xem động thái về giá của các doanh nghiệp này. Ông Cảnh nói: “Nếu BigC, Metro, hay Intimex, Fivi Mart tăng giá bán thì nếu chúng tôi không tăng sẽ dễ bị đầu cơ gom hàng.”
“Giá thực phẩm Tết sẽ biến động theo cung cầu của thị trường”, ông nhận định.
Vài tháng trước, Bộ Công Thương đã có chỉ đạo các doanh nghiệp tích trữ hàng hoá chuẩn bị phục vụ Tết. Một số giải pháp giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn đã được đưa ra như cho vay ưu đãi, ân hạn 3 tháng.
Cách đây vài ngày, Sở Thương mại Hà Nội cũng đã chuyển 50 tỷ đồng cho các doanh nghiệp thuộc Hà Nội để tích trữ những mặt hàng thiết yếu như gạo, thịt, giò chả… phục vụ trong dịp Tết.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vẻ không mặn mà lắm với nhiệm vụ được giao vì thời gian quá gấp và lượng tiền hỗ trợ không nhiều.
“Thời điểm này, các hộ chăn nuôi đều găm hàng lại để chờ giá cả tăng lên. Nếu để đến giờ mới tích trữ hàng thì không thể mua nổi”, ông Trần Mạnh Cảnh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), nói trong buổi trao đổi sáng nay với VnEconomy.
Trên thị trường hiện nay, giá cả nhiều mặt hàng đã tăng hơn so với một tháng trước đây. Các mặt hàng nước giải khát, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh, bánh kẹo... đang tăng giá khá mạnh. Tiếp đó là các loại thực phẩm như thịt bò đã tăng khoảng 30%, thịt lợn tăng khoảng 25%. Các loại gia cầm, thuỷ sản đều điều chỉnh giá tăng lên hơn trước từ 10% đến 25%.
“Với vài chục tỷ đồng, chỉ gần bằng doanh thu nội địa trong một ngày của Hapro thì khó có thể kìm hãm được giá cả chứ đừng nói đến chuyện bình ổn”, ông Cảnh nói. Hapro đang cố “neo” giá bán để đảm bảo không tăng giá các mặt hàng thiết yếu, nhưng cũng khó có thể duy trì lâu dài vì “doanh nghiệp cũng không thể chịu lỗ”.
Theo Sở Thương mại Hà Nội, Tổng công ty Lương thực miền Bắc đã chuẩn bị 177.000 tấn gạo và bột mỳ. Hapro đã dự trữ 240 tấn thịt các loại, 800 tấn thực phẩm chế biến, 100 tấn rau, 200 tấn bánh mứt kẹo, 600 tấn dầu ăn, 65 tấn mỳ chính, 160 tấn đường. Các siêu thị lớn như Metro, BigC, Intimex, Fivimart cũng đã dự trữ đầy đủ các mặt hàng thiết yếu, tăng trên 20% so với lượng dự trữ năm ngoái.
Những ngày này, thị trường đã có nhiều biến động về giá. Mức tăng giá trong dịp Tết được nhiều chuyên gia kinh tế dự kiến ít nhất là 10-15%.Các doanh nghiệp bán lẻ cũng đang theo dõi các nhà phân phối bán lẻ lớn để xem động thái về giá của các doanh nghiệp này. Ông Cảnh nói: “Nếu BigC, Metro, hay Intimex, Fivi Mart tăng giá bán thì nếu chúng tôi không tăng sẽ dễ bị đầu cơ gom hàng.”
“Giá thực phẩm Tết sẽ biến động theo cung cầu của thị trường”, ông nhận định.