“Tiếp tục nỗ lực vực thị trường chứng khoán”
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán trao đổi với báo giới về những khó khăn của thị trường hiện nay
Nội dung cuộc trao đổi giữa ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, với báo giới về những khó khăn của thị trường hiện nay.
Thời gian gần đây, Ủy ban Chứng khoán đã có những cuộc tiếp xúc với đại diện doanh nghiệp niêm yết, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, cũng như tiếp tục kiến nghị những hướng điều hành chính sách để hỗ trợ thị trường…
Ông Vũ Bằng cho biết:
- Tại những cuộc gặp đó, chúng tôi trao đổi và thu thập thông tin và nắm bắt tình hình để có kiến nghị với Chính phủ. Chính phủ cũng đã có sự quan tâm và đã có một số giải pháp. Tuy nhiên, thị trường còn rất nhiều khó khăn trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước.
Như thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng đã giảm từ 6.500 điểm xuống dưới 2.900 điểm. Sau đó Trung Quốc đã có những giải pháp về thuế, giao dịch thỏa thuận… và lên lại được trên 3.500 điểm, nhưng giờ lại xuống 2.800 điểm.
Trung bình tốc độ huy động vốn của các nước trong khu vực thời gian vừa qua giảm khoảng 70%, ở Việt Nam là khoảng 76%. Các đợt IPO, đấu giá sụt giảm do thị trường xuống. Sự suy giảm này đã ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, họ phải tiếp cận các nguồn tín dụng khó khăn hơn, lãi suất cao hơn. Chúng tôi đã trực tiếp báo cáo Chính phủ.
Chúng ta thấy rằng sự quan tâm của Chính phủ hiện nay có những vấn đề lớn hơn nhiều, những khó khăn lớn hơn nhiều. Tôi nghĩ khi Chính phủ quyết tâm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô… thì thị trường chứng khoán sẽ có cơ hội đi lên.
Có ý kiến cho rằng Ủy ban Chứng khoán không làm gì, nhưng chúng tôi trăn trở hàng tuần, nghiên cứu, gặp gỡ các tổ chức, nhà đầu tư để có những đề xuất hỗ trợ thị trường…
Gần đây, chúng tôi cũng đã trực tiếp gặp một số tổ chức đã có những báo cáo không chuẩn về Việt Nam. Chúng tôi đã mời những chuyên gia kinh nghiệm của những tổ chức uy tín, từng chứng kiến sự phát triển, khủng hoảng của những thị trường khác để có thông tin tuyên truyền lại.
Trước những báo cáo đó, chúng ta đã có phản ứng chậm, kể cả từ phía Ủy ban. Chúng tôi cho rằng chính các quỹ, các chuyên gia trong nước cần có phản ứng nhanh hơn để có phản biện chính xác hơn; họ là những người có tiếng nói khách quan.
Mới đây, tại cuộc trao đổi với Ủy ban Chứng khoán, một số tổ chức trong và ngoài nước đề xuất việc thành lập một quỹ bình ổn cho thị trường. Ý kiến của Ủy ban như thế nào?
Một số tổ chức nước ngoài có đề xuất đó, như một số thị trường Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan đã làm; có vốn của Nhà nước, của các công ty chứng khoán… theo một tỷ lệ nào đó để dự phòng cho những lúc thực sự cần thiết để can thiệp, nhất là khi thị trường xuống quá sâu. Ở những thị trường nói trên, họ áp dụng và có lãi, lãi từ 100%, 200%...
Có ý kiến cho rằng đó là sự can thiệp bóp méo thị trường. Nhưng có những tổ chức gặp tôi và nói rằng nếu có đề án họ sẵn sàng góp vào để vực dậy thị trường. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu đề án. Tất nhiên không phải lúc nào mình cũng can thiệp để có thể gây bóp méo, mà đến những lúc thực sự khó khăn và cần đến. Bình thường thì có thể vẫn dùng cái quỹ đó để ủy thác mà có kinh doanh, đảm bảo sinh lời.
Có ý kiến cho rằng áp dụng nghiệp vụ bán khống cũng là một giải pháp cho thị trường hiện nay?
Báo chí và các tổ chức nước ngoài đều đánh giá rằng phong trào, tâm lý của nhà đầu tư tại Việt Nam là rất lớn. Tâm lý bầy đàn khiến cho thị trường chỉ vừa tăng điểm là liên tục đẩy hàng ra. Vì vậy, nếu cho phép áp dụng các nghiệp vụ mới sẽ tạo nhiều rủi ro khi mà trình độ nhiều nhà đầu tư còn hạn chế.
Trên thực tế, nghiệp vụ này nhiều nước cũng không áp dụng. Luật Chứng khoán có quy định theo hướng mở, nhưng để cho phép thực hiện hay không phải có nghiên cứu kỹ để an toàn. Thời điểm này ở Việt Nam không thể áp dụng được.
Nếu áp dụng thì chỉ khi thị trường có tính linh hoạt cao hơn, việc tuân thủ luật pháp tốt hơn, điều kiện tài chính của các công ty chứng khoán phải tốt hơn, quản trị rủi ro tốt hơn…, và đây là một nghiệp vụ rất rủi ro. Hiện chúng tôi cũng đã cho nghiên cứu, khảo sát, tham khảo tư vấn nước ngoài chứ không nói là sẽ không làm.
Ngân hàng Nhà nước bắt đầu xây dựng cơ chế cho phép nhà đầu tư chiến lược nước ngoài được mua cổ phần bằng ngoại tệ. Ủy ban có tham vấn không và ông nhận định thế nào khi cơ chế này chính thức áp dụng?
Tôi nghĩ đây là một cơ chế đặc thù để khuyến khích đầu tư nước ngoài, họ vào và có thể chuyển thẳng ngoại tệ vào ngay. Ở mặt này tôi thấy là tích cực. Chính phủ cũng đã đồng ý với cơ chế này.
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý ngoại hối, dự trữ ngoại hối, chỉ đạo vấn đề tỷ giá; đó là đúng thẩm quyền. Với thị trường chứng khoán, chúng tôi thấy một cơ chế mở để thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì đáng hoan nghênh. Tất nhiên nó cũng có mặt này, mặt khác nên phải làm sao để xử lý và quản lý phù hợp.
Với Ủy ban Chứng khoán, thời gian tới sẽ có những giải pháp, kế hoạch nào để hỗ trợ thị trường?
Chúng tôi vẫn tiếp tục triển khai các các chương trình hành động đã đề ra từ đầu năm. Về trung và dài hạn tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, tái cấu trúc thị trường, tổ chức giao dịch cổ phiếu thị trường OTC…
Chúng tôi đang sửa Quyết định 238 (về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán) và đang lấy ý kiến các bộ, ngành. Quan điểm là tỷ lệ nắm giữ 49% của nhà đầu tư nước ngoài đối với chứng khoán niêm yết vẫn giữ nguyên, còn với chứng khoán chưa niêm yết tỷ lệ này nâng từ 30% lên 40%.
Còn trước mắt, chúng tôi đang nỗ lực để có các kiến nghị, đề xuất nhằm vực thị trường như biên độ, giải chấp, tỷ lệ sở hữu trong lĩnh vực ngân hàng… Có nội dung đã thực hiện, có nội dung cũng đã đề xuất với Ngân hàng Nhà nước.
Thời gian gần đây, Ủy ban Chứng khoán đã có những cuộc tiếp xúc với đại diện doanh nghiệp niêm yết, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, cũng như tiếp tục kiến nghị những hướng điều hành chính sách để hỗ trợ thị trường…
Ông Vũ Bằng cho biết:
- Tại những cuộc gặp đó, chúng tôi trao đổi và thu thập thông tin và nắm bắt tình hình để có kiến nghị với Chính phủ. Chính phủ cũng đã có sự quan tâm và đã có một số giải pháp. Tuy nhiên, thị trường còn rất nhiều khó khăn trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước.
Như thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng đã giảm từ 6.500 điểm xuống dưới 2.900 điểm. Sau đó Trung Quốc đã có những giải pháp về thuế, giao dịch thỏa thuận… và lên lại được trên 3.500 điểm, nhưng giờ lại xuống 2.800 điểm.
Trung bình tốc độ huy động vốn của các nước trong khu vực thời gian vừa qua giảm khoảng 70%, ở Việt Nam là khoảng 76%. Các đợt IPO, đấu giá sụt giảm do thị trường xuống. Sự suy giảm này đã ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, họ phải tiếp cận các nguồn tín dụng khó khăn hơn, lãi suất cao hơn. Chúng tôi đã trực tiếp báo cáo Chính phủ.
Chúng ta thấy rằng sự quan tâm của Chính phủ hiện nay có những vấn đề lớn hơn nhiều, những khó khăn lớn hơn nhiều. Tôi nghĩ khi Chính phủ quyết tâm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô… thì thị trường chứng khoán sẽ có cơ hội đi lên.
Có ý kiến cho rằng Ủy ban Chứng khoán không làm gì, nhưng chúng tôi trăn trở hàng tuần, nghiên cứu, gặp gỡ các tổ chức, nhà đầu tư để có những đề xuất hỗ trợ thị trường…
Gần đây, chúng tôi cũng đã trực tiếp gặp một số tổ chức đã có những báo cáo không chuẩn về Việt Nam. Chúng tôi đã mời những chuyên gia kinh nghiệm của những tổ chức uy tín, từng chứng kiến sự phát triển, khủng hoảng của những thị trường khác để có thông tin tuyên truyền lại.
Trước những báo cáo đó, chúng ta đã có phản ứng chậm, kể cả từ phía Ủy ban. Chúng tôi cho rằng chính các quỹ, các chuyên gia trong nước cần có phản ứng nhanh hơn để có phản biện chính xác hơn; họ là những người có tiếng nói khách quan.
Mới đây, tại cuộc trao đổi với Ủy ban Chứng khoán, một số tổ chức trong và ngoài nước đề xuất việc thành lập một quỹ bình ổn cho thị trường. Ý kiến của Ủy ban như thế nào?
Một số tổ chức nước ngoài có đề xuất đó, như một số thị trường Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan đã làm; có vốn của Nhà nước, của các công ty chứng khoán… theo một tỷ lệ nào đó để dự phòng cho những lúc thực sự cần thiết để can thiệp, nhất là khi thị trường xuống quá sâu. Ở những thị trường nói trên, họ áp dụng và có lãi, lãi từ 100%, 200%...
Có ý kiến cho rằng đó là sự can thiệp bóp méo thị trường. Nhưng có những tổ chức gặp tôi và nói rằng nếu có đề án họ sẵn sàng góp vào để vực dậy thị trường. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu đề án. Tất nhiên không phải lúc nào mình cũng can thiệp để có thể gây bóp méo, mà đến những lúc thực sự khó khăn và cần đến. Bình thường thì có thể vẫn dùng cái quỹ đó để ủy thác mà có kinh doanh, đảm bảo sinh lời.
Có ý kiến cho rằng áp dụng nghiệp vụ bán khống cũng là một giải pháp cho thị trường hiện nay?
Báo chí và các tổ chức nước ngoài đều đánh giá rằng phong trào, tâm lý của nhà đầu tư tại Việt Nam là rất lớn. Tâm lý bầy đàn khiến cho thị trường chỉ vừa tăng điểm là liên tục đẩy hàng ra. Vì vậy, nếu cho phép áp dụng các nghiệp vụ mới sẽ tạo nhiều rủi ro khi mà trình độ nhiều nhà đầu tư còn hạn chế.
Trên thực tế, nghiệp vụ này nhiều nước cũng không áp dụng. Luật Chứng khoán có quy định theo hướng mở, nhưng để cho phép thực hiện hay không phải có nghiên cứu kỹ để an toàn. Thời điểm này ở Việt Nam không thể áp dụng được.
Nếu áp dụng thì chỉ khi thị trường có tính linh hoạt cao hơn, việc tuân thủ luật pháp tốt hơn, điều kiện tài chính của các công ty chứng khoán phải tốt hơn, quản trị rủi ro tốt hơn…, và đây là một nghiệp vụ rất rủi ro. Hiện chúng tôi cũng đã cho nghiên cứu, khảo sát, tham khảo tư vấn nước ngoài chứ không nói là sẽ không làm.
Ngân hàng Nhà nước bắt đầu xây dựng cơ chế cho phép nhà đầu tư chiến lược nước ngoài được mua cổ phần bằng ngoại tệ. Ủy ban có tham vấn không và ông nhận định thế nào khi cơ chế này chính thức áp dụng?
Tôi nghĩ đây là một cơ chế đặc thù để khuyến khích đầu tư nước ngoài, họ vào và có thể chuyển thẳng ngoại tệ vào ngay. Ở mặt này tôi thấy là tích cực. Chính phủ cũng đã đồng ý với cơ chế này.
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý ngoại hối, dự trữ ngoại hối, chỉ đạo vấn đề tỷ giá; đó là đúng thẩm quyền. Với thị trường chứng khoán, chúng tôi thấy một cơ chế mở để thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì đáng hoan nghênh. Tất nhiên nó cũng có mặt này, mặt khác nên phải làm sao để xử lý và quản lý phù hợp.
Với Ủy ban Chứng khoán, thời gian tới sẽ có những giải pháp, kế hoạch nào để hỗ trợ thị trường?
Chúng tôi vẫn tiếp tục triển khai các các chương trình hành động đã đề ra từ đầu năm. Về trung và dài hạn tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, tái cấu trúc thị trường, tổ chức giao dịch cổ phiếu thị trường OTC…
Chúng tôi đang sửa Quyết định 238 (về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán) và đang lấy ý kiến các bộ, ngành. Quan điểm là tỷ lệ nắm giữ 49% của nhà đầu tư nước ngoài đối với chứng khoán niêm yết vẫn giữ nguyên, còn với chứng khoán chưa niêm yết tỷ lệ này nâng từ 30% lên 40%.
Còn trước mắt, chúng tôi đang nỗ lực để có các kiến nghị, đề xuất nhằm vực thị trường như biên độ, giải chấp, tỷ lệ sở hữu trong lĩnh vực ngân hàng… Có nội dung đã thực hiện, có nội dung cũng đã đề xuất với Ngân hàng Nhà nước.