TLC thay cán bộ chủ chốt và lên kế hoạch bán tài sản
Hội đồng Quản trị TLC thông qua việc thay đổi nhân sự và đề xuất phương án bán tài sản để giảm lỗ.
Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long (mã TLC-HNX) thông qua việc thay đổi nhân sự và đề xuất phương án bán tài sản để giảm lỗ.
Theo đó, Hội đồng Quản trị thống nhất thông qua đơn xin thôi chức danh Tổng giám đốc và thôi tham gia Hội đồng Quản trị của ông Trần Tùng Lâm; Ông Bùi Hoàng Tuấn – Chủ tịch Hội đồng Quản trị sẽ là người đại diên trước pháp luật của công ty thay thế ông Trần Tùng Lâm đồng thời kiêm chức danh Tổng giám đốc điều hành cho tới khi có người thay thế.
Bổ nhiệm bà Âu thiên Hương – giữ chức danh Phó tổng giám đốc thường trực kiêm quản trị tài chính; Bổ nhiệm ông Trịnh Văn Quảng – giữ chức danh Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, thông qua việc trình Đại hội đồng cổ đông lựa chọn thông qua 1 trong 2 phương án về kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty sau đây trình Đại hội đồng cổ đông gần nhất thông qua:
Tính đến cuối kỳ năm 2010, TLC còn lỗ lũy kế là 74,90 tỷ đồng và quý 1/2011 công ty lỗ tiếp 2,23 tỷ đồng và nâng lỗ lũy kế lên 77,13 tỷ đồng.
Hội đồng Quản trị thống nhất trình Đại hội đồng cổ đông lựa chọn thông qua 1 trong 2 phương án về kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty như sau:
Phương án 1: Công ty tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường và tăng cường kiểm soát chi phí nhằm giảm thiểu lỗ ở mức thấp nhất.
Hội đồng Quản trị yêu cầu Ban điều hành lập báo cáo quản trị và số liệu dự kiến cuối niên độ 2011: Lỗ trong kỳ 20 tỷ đồng; Lỗ lũy kế 97,13 tỷ đồng
Phương án 2: Ban điều hành Công ty sẽ tiến hành thanh lý các tài sản không sinh lời như: Máy móc thiết bị và vật tư, hàng hóa tồn kho của dây chuyền sản xuất cáp đồng viễn thông, đồng thời cân nhắc việc đầu tư thêm hay thanh lý thiết bị và vật tư hàng hóa của dây chuyền cáp quang và dây chuyền đồng điện lực.
Phương án này sẽ phát sinh thêm 1 khoản lỗ mới do việc bán thanh lý nêu trên gây nên. Tuy nhiên sẽ bảo toàn tối đa được nguồn vốn đã đầu tư có khả năng sinh lời trong tương lai như giá trị hữu hình: Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có và giá trị vô hình của công ty tích lũy được qua các năm hoạt động.
Công ty cần phải tiến hành ngay việc tìm kiếm các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh mới dựa trên nguồn lực hiện có kết hợp với sự trợ giúp về thương hiệu và nguồn lực tài chính từ Alphanam Group.
Ngoài ra, Hội đồng Quản trị cũng giao Ban điều hành thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định hiện hành trong trường hợp bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đưa vào diện cảnh báo hoặc bị rút niêm yết.
Theo đó, Hội đồng Quản trị thống nhất thông qua đơn xin thôi chức danh Tổng giám đốc và thôi tham gia Hội đồng Quản trị của ông Trần Tùng Lâm; Ông Bùi Hoàng Tuấn – Chủ tịch Hội đồng Quản trị sẽ là người đại diên trước pháp luật của công ty thay thế ông Trần Tùng Lâm đồng thời kiêm chức danh Tổng giám đốc điều hành cho tới khi có người thay thế.
Bổ nhiệm bà Âu thiên Hương – giữ chức danh Phó tổng giám đốc thường trực kiêm quản trị tài chính; Bổ nhiệm ông Trịnh Văn Quảng – giữ chức danh Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, thông qua việc trình Đại hội đồng cổ đông lựa chọn thông qua 1 trong 2 phương án về kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty sau đây trình Đại hội đồng cổ đông gần nhất thông qua:
Tính đến cuối kỳ năm 2010, TLC còn lỗ lũy kế là 74,90 tỷ đồng và quý 1/2011 công ty lỗ tiếp 2,23 tỷ đồng và nâng lỗ lũy kế lên 77,13 tỷ đồng.
Hội đồng Quản trị thống nhất trình Đại hội đồng cổ đông lựa chọn thông qua 1 trong 2 phương án về kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty như sau:
Phương án 1: Công ty tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường và tăng cường kiểm soát chi phí nhằm giảm thiểu lỗ ở mức thấp nhất.
Hội đồng Quản trị yêu cầu Ban điều hành lập báo cáo quản trị và số liệu dự kiến cuối niên độ 2011: Lỗ trong kỳ 20 tỷ đồng; Lỗ lũy kế 97,13 tỷ đồng
Phương án 2: Ban điều hành Công ty sẽ tiến hành thanh lý các tài sản không sinh lời như: Máy móc thiết bị và vật tư, hàng hóa tồn kho của dây chuyền sản xuất cáp đồng viễn thông, đồng thời cân nhắc việc đầu tư thêm hay thanh lý thiết bị và vật tư hàng hóa của dây chuyền cáp quang và dây chuyền đồng điện lực.
Phương án này sẽ phát sinh thêm 1 khoản lỗ mới do việc bán thanh lý nêu trên gây nên. Tuy nhiên sẽ bảo toàn tối đa được nguồn vốn đã đầu tư có khả năng sinh lời trong tương lai như giá trị hữu hình: Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có và giá trị vô hình của công ty tích lũy được qua các năm hoạt động.
Công ty cần phải tiến hành ngay việc tìm kiếm các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh mới dựa trên nguồn lực hiện có kết hợp với sự trợ giúp về thương hiệu và nguồn lực tài chính từ Alphanam Group.
Ngoài ra, Hội đồng Quản trị cũng giao Ban điều hành thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định hiện hành trong trường hợp bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đưa vào diện cảnh báo hoặc bị rút niêm yết.