07:00 17/03/2024

Tổng sản phẩm các địa bàn

Đức Minh

Tổng sản phẩm trên địa bàn trước đây gặp khó khăn về tính toán, về tư tưởng thành tích, nên tốc độ tăng thường cao hơn cả nước. Lần đầu tiên Tổng cục Thống kê đã công bố tổng sản phẩm trên địa bàn thống nhất cả nước...

Tốc độ tăng tổng sản phẩm của các địa bàn (GRDP) năm 2022 cao hơn tốc độ tăng chung của cả nước (8,02%). Có 10 địa bàn đã có tốc độ tăng cao nhất nước trong năm 2022 (hình 1).

TỐC ĐỘ TĂNG VÀ QUY MÔ GRDP

Trong các địa bàn có tốc độ tăng tổng sản phẩm cao nhất, có địa bàn do có điểm xuất phát thấp nhất, tức là gốc so sánh thấp. Cũng có thể, nhiều địa bàn nằm trong vùng động lực không nằm trong top này, không phải do địa bàn mình yếu kém, mà do còn gặp khó khăn, thách thức có tính tạm thời cả đầu vào và đầu ra; còn do có điểm xuất phát cao thì tốc độ tăng thường khó cao.

Tuy nhiên, trong năm 2022, có 26 địa bàn có tốc độ tăng tổng sản phẩm thấp hơn tốc độ chung, trong đó có 10 địa bàn tăng thấp nhất năm 2022 (hình 2).

Mặc dù có tốc độ tăng thấp nhất nước, nhưng không vì thế mà bi quan, vì những địa bàn này vẫn tăng trưởng khá; hơn nữa, để đạt được mục tiêu trong dài hạn, không phải chỉ bằng tốc độ tăng trong ngày hôm nay, mà quan trọng hơn là ở quyết tâm, có giải pháp quyết liệt, sáng tạo, đồng bộ để đạt được tốc độ tăng cao hơn và duy trì trong dài hạn ở phía trước.

Trong cả nước, có 27 tỉnh, thành phố đạt Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trên 100 nghìn tỷ đồng (trên 4 tỷ USD), trong đó có 10 địa bàn có GRDP năm 2022 đạt cao nhất nước (hình 3). 10 địa bàn này có tổng GRDP đạt 5.305 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 50,8% GDP của cả nước.

Sau 10 địa bàn trên, cả nước có 17 địa bàn có GRDP đạt trên 100 nghìn tỷ đồng (hình 4). 17 địa bàn này có tổng GRDP đạt 1.935 triệu tỷ đồng, chiếm 20,3% GDP của cả nước. Nếu kể cả 10 địa bàn ở trên, thì 27 địa bàn trên đã đạt 7.240 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,1% GDP của cả nước.

Đây là những địa bàn có dân số đông, có lượng vốn đầu tư nước ngoài từ năm 1988 đến cuối năm 2023 nhiều, có số doanh nghiệp đông (trong đó có những tập đoàn, doanh nghiệp lớn, có kim ngạch xuất khẩu lớn, vị trí thuận lợi, có sự hỗ trợ tích cực của Trung ương và sự cố gắng của địa phương, có sự liên kết chặt chẽ với các địa bàn khác,…

Những địa bàn này cần có giải pháp để tăng các yếu tố tác động đến GRDP, trong đó đáng chú ý là lượng vốn đầu tư nước ngoài, số doanh nghiệp, xuất khẩu,… Cần quan tâm đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành có năng suất lao động khác nhau, phát triển hạ tầng cơ sở, kết nối với các địa bàn,…

GRDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI

Cả nước có 13 địa bàn có GRDP bình quân đầu người năm 2022 cao hơn mức bình quân chung của cả nước (95,6 triệu đồng) (hình 5).

Trong đó: Đồng bằng sông Hồng có số địa bàn nhiều nhất (6); tiếp đến là Đông Nam bộ (4); Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (2); Trung du và miền núi phía Bắc (1); 2 vùng không có địa bàn nào là Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Tiêu chí nổi bật của các địa bàn trên là: vị trí địa lý thuận lợi, lượng vốn đầu tư nước ngoài nhiều, số doanh nghiệp đông, kim ngạch xuất khẩu lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tốt,…

Cả nước có 50 địa bàn có GRDP bình quân đầu người thấp hơn mức bình quân chung, trong đó 9 địa bàn có quy mô thấp nhất nước và đạt dưới 50 triệu đồng/người, khoảng 2.000 USD (trong khi cả nước đạt 4.124 USD/người) (hình 6)...

Nội dung bài viết được đăng tải trên ẩn phẩm đặc biệt Kinh tế 2023-2024:  Việt Nam & Thế giới phát hành ngày 06/03/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây: 

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Tổng sản phẩm các địa bàn - Ảnh 1