Tổng thống Trump điện đàm với lãnh đạo Nhật-Trung về Triều Tiên
“Những động thái gần đây cho thấy ông Trump không vui với Trung Quốc và các nước châu Á khác”
Chương trình hạt nhân của Triều Tiên được cho là chủ đề chính trong hai cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong sáng nay (3/7) theo giờ Việt Nam.
Hãng tin Bloomberg cho biết, các cuộc điện đàm trên diễn ra trong bối cảnh lập trường cứng rắn hơn của ông Trump trong vấn đề Triều Tiên và sức ép của Mỹ về vấn đề thương mại đối các nước Bắc Á đang làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Washington với các quốc gia này.
Tuần trước, chính quyền Trump đã đưa ra một loạt tuyên bố cứng rắn về việc Trung Quốc cần nỗ lực hơn để kiềm chế Bình Nhưỡng. Washington cũng có những cảnh báo đối với Nhật Bản và Hàn Quốc về thặng dư thương mại của các nước này với Mỹ.
Ngoài ra, các cuộc điện đàm cũng được thực hiện trước khi ông Trump có cuộc gặp trực tiếp với ông Abe và ông Tập, lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, tại hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới G20 diễn ra tại Đức trong tuần này.
“Những động thái gần đây cho thấy ông Trump không vui với Trung Quốc và các nước châu Á khác”, giáo sư quan hệ quốc tế Song Guoyou thuộc Đại học Fudan ở Thượng Hải, đánh giá. “Vị doanh nhân muốn có những thỏa thuận tốt hơn. Giờ là lúc mọi người phải quay trở lại bàn đàm phán”.
Trong cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào tuần trước, ông Trump đòi một “thị phần bình đẳng” cho các nhà sản xuất ôtô Mỹ tại Hàn Quốc, đồng thời kêu gọi nước này dừng xuất khẩu “thép phá giá” sang Mỹ. Trong một cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Thương mại Nhật Bản Hiroshige Seko, đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cũng nhấn mạnh mối lo ngại về thâm hụt thương mại đã tồn tại hàng thập kỷ của Mỹ với Nhật.
Sau khi ông Tập hứa với ông Trump rằng Trung Quốc sẽ giúp Mỹ trong việc kiềm chế những tham vọng hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo hồi tháng 4, ông Trump đã bớt hẳn việc chỉ trích công khai Trung Quốc.
Tuy nhiên, những phát biểu của người đứng đầu Nhà Trắng đã thay đổi trong mấy tuần gần đây. Ông Trump giờ đây nói rằng Trung Quốc không hành động đủ để kiềm chế Triều Tiên. Ngoài ra, Mỹ cũng đã tung lệnh trừng phạt đối với những công ty Trung Quốc có giao dịch với Bình Nhưỡng.
Theo Bloomberg, rủi ro lớn nhất trong trường hợp ông Trump mất hết kiên nhẫn với Trung Quốc là ông sẽ gia tăng lời đe dọa có hành động đơn phương nhằm vào Triều Tiên. Các nước Bắc Á vốn lo ngại một cuộc tấn công quân sự vào Triều Tiên sẽ trở thành thảm họa cho khu vực, bởi cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều nằm trong tầm tấn công tên lửa của Triều Tiên.
“Ở thời điểm hiện tại, mối quan hệ Mỹ-Trung không hề tốt như những gì Trung Quốc nghĩ, nhưng cũng chưa đến mức xấu như mối quan hệ này có thể xấu với một vị Tổng thống khó lường như ông Trump”, bà Susan Shirk, cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á, nhận xét. “Mối nguy chung là hạt nhân Triều Tiên đã đưa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung lại với nhau, nhưng thời kỳ trăng mật có vẻ ngắn ngủi, bởi có thể thấy rõ Trung Quốc không muốn cắt quan hệ với Triều Tiên”.
Về vấn đề thương mại, đến nay ông Trump chỉ trích Hàn Quốc nhiều hơn nhằm vào Nhật Bản. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ cũng đã từng phê phán Nhật. Khi rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP) hồi tháng 1, ông Trump đã chỉ trích Nhật không chịu mua xe do Mỹ sản xuất.
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật Bản là gần 69 tỷ USD trong năm 2016, cao hơn gấp đôi so với mức thâm hụt thương mại 27,6 tỷ USD của Mỹ với Hàn Quốc - theo dữ liệu của cơ quan thống kê Mỹ.
Thủ tướng Abe đã có những nỗ lực nhằm xây dựng mối quan hệ cá nhân gần gũi với ông Trump. Trong chuyến thăm Mỹ kéo dài 2 ngày hồi tháng 2, ông Abe đã có buổi chơi golf kéo dài 5 giờ với Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, mối quan hệ có thể bị thử thách nếu ông Trump tiếp tục chỉ trích Nhật về vấn đề thương mại hay việc đồng Yên yếu so với đồng USD.
Theo ông Ralph Cossa, Chủ tịch Diễn đàn Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và chính sách (CSIS), các nhà lãnh đạo châu Á đã cố gắng “khéo léo” khi làm việc với ông Trump.
“Các nhà lãnh đạo châu Á, nhất là Thủ tướng Abe, Chủ tịch Tập, và giờ là Tổng thống Moon đều tiếp cận với ông Trump theo cách hoàn toàn khác với cách mà các nhà lãnh đạo châu Âu tiếp cận ông Trump. Ông Moon đã khéo léo mở đường cho cuộc gặp với ông Trump bằng cách nhấn mạnh các lĩnh vực hai bên có thể hợp tác, và dùng chính những câu từ của ông Trump để đưa ra lập luận của mình”, ông Cossa nói.
Hãng tin Bloomberg cho biết, các cuộc điện đàm trên diễn ra trong bối cảnh lập trường cứng rắn hơn của ông Trump trong vấn đề Triều Tiên và sức ép của Mỹ về vấn đề thương mại đối các nước Bắc Á đang làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Washington với các quốc gia này.
Tuần trước, chính quyền Trump đã đưa ra một loạt tuyên bố cứng rắn về việc Trung Quốc cần nỗ lực hơn để kiềm chế Bình Nhưỡng. Washington cũng có những cảnh báo đối với Nhật Bản và Hàn Quốc về thặng dư thương mại của các nước này với Mỹ.
Ngoài ra, các cuộc điện đàm cũng được thực hiện trước khi ông Trump có cuộc gặp trực tiếp với ông Abe và ông Tập, lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, tại hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới G20 diễn ra tại Đức trong tuần này.
“Những động thái gần đây cho thấy ông Trump không vui với Trung Quốc và các nước châu Á khác”, giáo sư quan hệ quốc tế Song Guoyou thuộc Đại học Fudan ở Thượng Hải, đánh giá. “Vị doanh nhân muốn có những thỏa thuận tốt hơn. Giờ là lúc mọi người phải quay trở lại bàn đàm phán”.
Trong cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào tuần trước, ông Trump đòi một “thị phần bình đẳng” cho các nhà sản xuất ôtô Mỹ tại Hàn Quốc, đồng thời kêu gọi nước này dừng xuất khẩu “thép phá giá” sang Mỹ. Trong một cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Thương mại Nhật Bản Hiroshige Seko, đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cũng nhấn mạnh mối lo ngại về thâm hụt thương mại đã tồn tại hàng thập kỷ của Mỹ với Nhật.
Sau khi ông Tập hứa với ông Trump rằng Trung Quốc sẽ giúp Mỹ trong việc kiềm chế những tham vọng hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo hồi tháng 4, ông Trump đã bớt hẳn việc chỉ trích công khai Trung Quốc.
Tuy nhiên, những phát biểu của người đứng đầu Nhà Trắng đã thay đổi trong mấy tuần gần đây. Ông Trump giờ đây nói rằng Trung Quốc không hành động đủ để kiềm chế Triều Tiên. Ngoài ra, Mỹ cũng đã tung lệnh trừng phạt đối với những công ty Trung Quốc có giao dịch với Bình Nhưỡng.
Theo Bloomberg, rủi ro lớn nhất trong trường hợp ông Trump mất hết kiên nhẫn với Trung Quốc là ông sẽ gia tăng lời đe dọa có hành động đơn phương nhằm vào Triều Tiên. Các nước Bắc Á vốn lo ngại một cuộc tấn công quân sự vào Triều Tiên sẽ trở thành thảm họa cho khu vực, bởi cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều nằm trong tầm tấn công tên lửa của Triều Tiên.
“Ở thời điểm hiện tại, mối quan hệ Mỹ-Trung không hề tốt như những gì Trung Quốc nghĩ, nhưng cũng chưa đến mức xấu như mối quan hệ này có thể xấu với một vị Tổng thống khó lường như ông Trump”, bà Susan Shirk, cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á, nhận xét. “Mối nguy chung là hạt nhân Triều Tiên đã đưa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung lại với nhau, nhưng thời kỳ trăng mật có vẻ ngắn ngủi, bởi có thể thấy rõ Trung Quốc không muốn cắt quan hệ với Triều Tiên”.
Về vấn đề thương mại, đến nay ông Trump chỉ trích Hàn Quốc nhiều hơn nhằm vào Nhật Bản. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ cũng đã từng phê phán Nhật. Khi rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP) hồi tháng 1, ông Trump đã chỉ trích Nhật không chịu mua xe do Mỹ sản xuất.
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật Bản là gần 69 tỷ USD trong năm 2016, cao hơn gấp đôi so với mức thâm hụt thương mại 27,6 tỷ USD của Mỹ với Hàn Quốc - theo dữ liệu của cơ quan thống kê Mỹ.
Thủ tướng Abe đã có những nỗ lực nhằm xây dựng mối quan hệ cá nhân gần gũi với ông Trump. Trong chuyến thăm Mỹ kéo dài 2 ngày hồi tháng 2, ông Abe đã có buổi chơi golf kéo dài 5 giờ với Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, mối quan hệ có thể bị thử thách nếu ông Trump tiếp tục chỉ trích Nhật về vấn đề thương mại hay việc đồng Yên yếu so với đồng USD.
Theo ông Ralph Cossa, Chủ tịch Diễn đàn Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và chính sách (CSIS), các nhà lãnh đạo châu Á đã cố gắng “khéo léo” khi làm việc với ông Trump.
“Các nhà lãnh đạo châu Á, nhất là Thủ tướng Abe, Chủ tịch Tập, và giờ là Tổng thống Moon đều tiếp cận với ông Trump theo cách hoàn toàn khác với cách mà các nhà lãnh đạo châu Âu tiếp cận ông Trump. Ông Moon đã khéo léo mở đường cho cuộc gặp với ông Trump bằng cách nhấn mạnh các lĩnh vực hai bên có thể hợp tác, và dùng chính những câu từ của ông Trump để đưa ra lập luận của mình”, ông Cossa nói.