Cuộc gặp đầu tiên giữa ông Trump và Putin sẽ diễn ra vào tuần tới
Giới phân tích nhận xét rằng cuộc gặp với ông Putin mang theo nhiều khó khăn đối với ông Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin sẽ có cuộc gặp vào tuần tới khi tham dự một hội nghị thượng đỉnh tại Đức. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo mà vận mệnh chính trị có sự ràng buộc lẫn nhau.
Theo tin từ Reuters, cả điện Kremlin và Nhà Trắng cùng ra tuyên bố vào ngày 29/6 nói rằng hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) diễn ra ở Hamburg vào ngày 7-8/7.
Cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump là ông H. R. McMaster tỏ ra không đặt nặng cuộc gặp này, nói rằng đây chỉ là một trong số 9 cuộc gặp bên lề của nhà lãnh đạo Mỹ trong 2 ngày tham dự hội nghị.
“Cuộc gặp sẽ không có gì khác biệt so với các cuộc thảo luận của chúng tôi với bất kỳ một quốc gia nào khác”, ông McMaster nói. “Chưa có một chương trình nghị sự cụ thể nào. Chương trình sẽ là bất kỳ chủ đề nào mà Tổng thống muốn trao đổi”.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận xét rằng cuộc gặp với ông Putin mang theo nhiều khó khăn đối với ông Trump.
Những cáo buộc cho rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 và thông đồng với chiến dịch của Đảng Cộng hòa đã phủ bóng lên chiến thắng của ông Trump và đã “ám” ông chủ Nhà Trắng trong suốt 5 tháng đầu tiên cầm quyền.
Ngoài ra, Nga và Mỹ cũng bất đồng xung quanh các vấn đề như Ukraine, sự mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), và cuộc nội chiến ở Syria nơi Moscow hậu thuẫn Tổng thống Bashar al-Assad còn Mỹ đứng về phía một số nhóm nổi dậy. Cách đây ít hôm, Mỹ nói rằng quân đội Syria có vẻ như đang chuẩn bị một vụ tấn công bằn vũ khí hóa học và cảnh báo Chính phủ Assad sẽ phải trả giá đắt nếu làm như vậy.
Từ trước và sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Trump đã thường xuyên kêu gọi cải thiện quan hệ Nga-Mỹ, nhưng các nghị sỹ cùng Đảng Cộng hòa với ông lại muốn ông thận trọng hơn với Moscow.
Tất cả những điều này khiến cuộc gặp với người đứng đầu điện Kremlin có thể trở thành một cuộc gặp không dễ dàng đối với ông Trump.
“Nếu có những nụ cười hết cỡ trên khuôn mặt của họ trong cuộc gặp này, thì đó sẽ là bức ảnh trang nhất của mọi tờ báo phương Tây, trong lúc cuộc điều tra [về cáo buộc chiến dịch tranh cử của ông Trump có quan hệ với Nga] vẫn tiếp tục ở đây”, bà Heather Conley, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ thời Tổng thống George W. Bush, phát biểu.
“Tôi cho rằng Tổng thống sẽ được tư vấn kỹ, rằng nếu diễn ra cuộc gặp thì ông ấy phải rất thận trọng với ngôn ngữ cơ thể của mình”, bà Conley nói.
Hôm thứ Tư, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo rằng Moscow sẽ đáp trả tương xứng nếu Mỹ có hành động nhằm vào quân đội Chính phủ Syria. Tuy nhiên, ông Lavrov cũng nói rằng “có thể sẽ là không đúng đắn” nếu ông Trump và ông Putin không có một cuộc thảo luận riêng nào tại hội nghị thượng đỉnh G20.
Tổng thống Putin đã nắm quyền ở Nga qua hai đời Tổng thống Mỹ là George W. Bush và Barack Obama. Mối quan hệ Nga-Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ thời chiến tranh lạnh trong nhiệm kỳ của ông Obama, người tiền nhiệm của ông Trump, khi Mỹ tung lệnh trừng phạt Nga vì cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo tin từ Reuters, cả điện Kremlin và Nhà Trắng cùng ra tuyên bố vào ngày 29/6 nói rằng hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) diễn ra ở Hamburg vào ngày 7-8/7.
Cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump là ông H. R. McMaster tỏ ra không đặt nặng cuộc gặp này, nói rằng đây chỉ là một trong số 9 cuộc gặp bên lề của nhà lãnh đạo Mỹ trong 2 ngày tham dự hội nghị.
“Cuộc gặp sẽ không có gì khác biệt so với các cuộc thảo luận của chúng tôi với bất kỳ một quốc gia nào khác”, ông McMaster nói. “Chưa có một chương trình nghị sự cụ thể nào. Chương trình sẽ là bất kỳ chủ đề nào mà Tổng thống muốn trao đổi”.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận xét rằng cuộc gặp với ông Putin mang theo nhiều khó khăn đối với ông Trump.
Những cáo buộc cho rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 và thông đồng với chiến dịch của Đảng Cộng hòa đã phủ bóng lên chiến thắng của ông Trump và đã “ám” ông chủ Nhà Trắng trong suốt 5 tháng đầu tiên cầm quyền.
Ngoài ra, Nga và Mỹ cũng bất đồng xung quanh các vấn đề như Ukraine, sự mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), và cuộc nội chiến ở Syria nơi Moscow hậu thuẫn Tổng thống Bashar al-Assad còn Mỹ đứng về phía một số nhóm nổi dậy. Cách đây ít hôm, Mỹ nói rằng quân đội Syria có vẻ như đang chuẩn bị một vụ tấn công bằn vũ khí hóa học và cảnh báo Chính phủ Assad sẽ phải trả giá đắt nếu làm như vậy.
Từ trước và sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Trump đã thường xuyên kêu gọi cải thiện quan hệ Nga-Mỹ, nhưng các nghị sỹ cùng Đảng Cộng hòa với ông lại muốn ông thận trọng hơn với Moscow.
Tất cả những điều này khiến cuộc gặp với người đứng đầu điện Kremlin có thể trở thành một cuộc gặp không dễ dàng đối với ông Trump.
“Nếu có những nụ cười hết cỡ trên khuôn mặt của họ trong cuộc gặp này, thì đó sẽ là bức ảnh trang nhất của mọi tờ báo phương Tây, trong lúc cuộc điều tra [về cáo buộc chiến dịch tranh cử của ông Trump có quan hệ với Nga] vẫn tiếp tục ở đây”, bà Heather Conley, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ thời Tổng thống George W. Bush, phát biểu.
“Tôi cho rằng Tổng thống sẽ được tư vấn kỹ, rằng nếu diễn ra cuộc gặp thì ông ấy phải rất thận trọng với ngôn ngữ cơ thể của mình”, bà Conley nói.
Hôm thứ Tư, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo rằng Moscow sẽ đáp trả tương xứng nếu Mỹ có hành động nhằm vào quân đội Chính phủ Syria. Tuy nhiên, ông Lavrov cũng nói rằng “có thể sẽ là không đúng đắn” nếu ông Trump và ông Putin không có một cuộc thảo luận riêng nào tại hội nghị thượng đỉnh G20.
Tổng thống Putin đã nắm quyền ở Nga qua hai đời Tổng thống Mỹ là George W. Bush và Barack Obama. Mối quan hệ Nga-Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ thời chiến tranh lạnh trong nhiệm kỳ của ông Obama, người tiền nhiệm của ông Trump, khi Mỹ tung lệnh trừng phạt Nga vì cuộc xung đột ở Ukraine.