Trại tạm giam sẽ độc lập với cơ quan điều tra
Có ý kiến đề nghị giao 4 trại tạm giam thuộc Bộ Công an hiện nay về Bộ Tư pháp
Dự luật đã được chỉnh lý theo hướng tách các cơ sở giam giữ thuộc Bộ Công an để tổ chức độc lập với cơ quan điều tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện báo cáo trước khi Quốc hội thông qua Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, chiều 25/11.
Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam là một trong các vấn đề còn có ý kiến khác nhau khi thảo luận tại nghị trường.
Có ý kiến đại biểu đề nghị chuyển giao các trại tạm giam thuộc Tổng cục Cảnh sát và Tổng cục An ninh - Bộ Công an về Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp quản lý, bảo đảm tính độc lập của hoạt động quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam với hoạt động điều tra.
Ý kiến khác đề nghị vẫn giao 4 trại tạm giam thuộc Bộ Công an cho Tổng cục An ninh, Tổng cục Cảnh sát trực tiếp quản lý.
Kết quả xin ý kiến qua phiếu cho thấy có 326/425 phiếu đề nghị giao 4 trại tạm giam thuộc Bộ Công an cho cơ quan thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Bộ Công an quản lý. 97 phiếu đề nghị giao 4 trại tạm giam thuộc Bộ Công an cho Tổng cục An ninh, Tổng cục Cảnh sát.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng tách các cơ sở giam giữ thuộc Bộ Công an để tổ chức độc lập với cơ quan điều tra và giao cho một phó tổng cục trưởng không phải là thủ trưởng cơ quan điều tra phụ trách.
Quy định này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra, khám phá tội phạm, nhất là những tội phạm về an ninh quốc gia, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, vừa đảm bảo độc lập của cơ sở giam giữ với các đơn vị điều tra của Bộ.
Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Quốc hội về công tác tạm giữ, tạm giam, báo cáo giải trình nêu rõ.
Vẫn liên quan đến nội dung này, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện cho biết, có ý kiến đại biểu đề nghị giao 4 trại tạm giam thuộc Bộ Công an hiện nay về Bộ Tư pháp quản lý để đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội, đồng thời cũng là một kênh giám sát chống bức cung, dùng nhục hình.
Công tác tạm giữ, tạm giam bên cạnh việc bảo đảm quyền con người theo quy định của Hiến pháp 2013 thì còn phải phúc đáp yêu cầu phục vụ tốt cho quá trình điều tra khám phá tội phạm do đó giữ mô hình quản lý như nói trên là phù hợp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình.
Về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam, tiếp thu ý kiến đại biểu, các quyền về yêu cầu được trả tự do sau khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam; quyền về được bỏ phiếu khi có trưng cầu dân ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được bổ sung.
Bên cạnh đó, dự thảo luật đã quy định theo hướng dẫn chiếu “người bị tạm giữ, người bị tạm giam được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân”.
Gồm 11 chương, 73 điều, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.
Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam là một trong các vấn đề còn có ý kiến khác nhau khi thảo luận tại nghị trường.
Có ý kiến đại biểu đề nghị chuyển giao các trại tạm giam thuộc Tổng cục Cảnh sát và Tổng cục An ninh - Bộ Công an về Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp quản lý, bảo đảm tính độc lập của hoạt động quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam với hoạt động điều tra.
Ý kiến khác đề nghị vẫn giao 4 trại tạm giam thuộc Bộ Công an cho Tổng cục An ninh, Tổng cục Cảnh sát trực tiếp quản lý.
Kết quả xin ý kiến qua phiếu cho thấy có 326/425 phiếu đề nghị giao 4 trại tạm giam thuộc Bộ Công an cho cơ quan thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Bộ Công an quản lý. 97 phiếu đề nghị giao 4 trại tạm giam thuộc Bộ Công an cho Tổng cục An ninh, Tổng cục Cảnh sát.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng tách các cơ sở giam giữ thuộc Bộ Công an để tổ chức độc lập với cơ quan điều tra và giao cho một phó tổng cục trưởng không phải là thủ trưởng cơ quan điều tra phụ trách.
Quy định này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra, khám phá tội phạm, nhất là những tội phạm về an ninh quốc gia, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, vừa đảm bảo độc lập của cơ sở giam giữ với các đơn vị điều tra của Bộ.
Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Quốc hội về công tác tạm giữ, tạm giam, báo cáo giải trình nêu rõ.
Vẫn liên quan đến nội dung này, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện cho biết, có ý kiến đại biểu đề nghị giao 4 trại tạm giam thuộc Bộ Công an hiện nay về Bộ Tư pháp quản lý để đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội, đồng thời cũng là một kênh giám sát chống bức cung, dùng nhục hình.
Công tác tạm giữ, tạm giam bên cạnh việc bảo đảm quyền con người theo quy định của Hiến pháp 2013 thì còn phải phúc đáp yêu cầu phục vụ tốt cho quá trình điều tra khám phá tội phạm do đó giữ mô hình quản lý như nói trên là phù hợp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình.
Về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam, tiếp thu ý kiến đại biểu, các quyền về yêu cầu được trả tự do sau khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam; quyền về được bỏ phiếu khi có trưng cầu dân ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được bổ sung.
Bên cạnh đó, dự thảo luật đã quy định theo hướng dẫn chiếu “người bị tạm giữ, người bị tạm giam được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân”.
Gồm 11 chương, 73 điều, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.