“Không lý gì cảnh sát điều tra lại quản trại tạm giam”
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam
Sự độc lập của cơ quan diều tra với cơ quan quản lý tạm giữ, tamh giam là nội dung được nhấn mạnh khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, sáng 17/8.
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam cũng là vấn đề được mổ xẻ nhiều chiều tại phiên thảo luận.
Độc lập để chống bức cung
Thảo luận tại kỳ họp thứ 9, nhiều vị đại biểu Quốc hội cho rằng cần tổ chức lại hệ thống nhà tạm giữ, trại tạm giam để bảo đảm tính độc lập, tránh việc cơ quan điều tra lạm dụng bức cung, dùng nhục hình.
Và, việc còn 4 trại tạm giam thuộc Bộ Công an hiện nay vẫn đang do Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Tổng cục Cảnh sát và Cơ quan An ninh điều tra thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an quản lý, theo Ủy ban Tư pháp là chưa phù hợp với nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội.
Ủy ban này đề nghị giao 4 trại tạm giam này cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự (Tổng cục 8) của Bộ Công an quản lý để bảo đảm hoạt động độc lập với cơ quan điều tra, nhằm chống lạm dụng bức cung, dùng nhục hình như các vị đại diện cho dân đã lo ngại.
Tán thành cao với quan điểm của Ủy ban Tư pháp, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Hải Phong nhấn mạnh, qua giám sát oan sai thì có nguyên nhân từ sai phạm ở khâu tạm giam. Vì vậy không nên giao trại tạm giam cho Tổng cục Cảnh sát quản lý mà giao cho Tổng cục 8 thì mới đảm bảo quyền con người và quyền công dân.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương băn khoăn, nếu chuyển trại tạm giam sang Tổng cục 8 thì liệu có phải sửa Luật Thi hành án hình sự không?
Phát biểu thêm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết ờ nhiều nước thì thường là tạm giữ tạm giam phải độc lập với cơ quan điều tra.
"Cơ quan điều tra đến, tôi xuất cho anh người nào thì khi trả anh phải trả cho tôi nguyên vẹn. Xu hướng của nhân loại tiến bộ thì cơ quan tạm giam và cơ quan điều tra càng độc lập thi càng tốt, một số nước thậm chí còn không giao cho cơ quan công an quản lý trại tạm giam", ông Hiện phát biểu.
Và theo ông thì không có lý do gì để Bộ Công an cứ giữ, trong khi chính bản thân Tổng cục 8 cũng muốn thực hiện quản lý 4 trại giam của Bộ. Người bị tạm giữ tạm giam mới bị nghi ngờ phạm tội, phải đảm bảo quyền cho người ta, Chủ nhiệm Hiện nhấn mạnh.
Cơ quan điều tra không nên giữ trại tạm giam mà phải có cơ quan khác giữ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đồng tình.
Bị tạm giam, tạm giữ có quyền gì?
Quy định rõ người bị tạm giữ, tạm giam được hưởng những quyền gì và bị hạn chế quyền gì là yêu cầu được nhiều vị đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án luật từ kỳ họp thứ 9.
Theo Ủy ban Tư pháp, quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam hiện nay được quy định ở nhiều văn bản luật khác nhau và cũng đang có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Hiến pháp 2013.
Do đó, việc liệt kê tất cả các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam được hưởng hoặc bị hạn chế đã được quy định trong các luật vào dự thảo luật này là không khả thi, dẫn đến trùng lắp, chồng chéo và cũng không bảo đảm tính linh hoạt khi phải sửa đổi, bổ sung.
Dự án luật được chỉnh lý theo hướng quy định một số quyền, nghĩa vụ cơ bản nhất trực tiếp liên quan đến người bị tạm giữ, tạm giam, còn một số quyền khác được thực hiện như thế nào sẽ do các đạo luật chuyên ngành đang quy định điều chỉnh, Chủ nhiệm Hiện cho biết.
Nhấn mạnh người bị tạm giam, tạm giữ bẫn có đủ quyền công dân, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước góp ý, cần cân nhắc kỹ quyền gặp thân nhân.
Khi bị cưỡng chế tạm trú thì họ có quyền gặp cha mẹ, vợ con, đó là quyền rất cơ bản của con người, nhưng cần quy định cụ thể vào luật, đừng có sợ dài, ông Ksor Phước nói.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cũng lưu ý, "có người bị bệnh hen nếu nhốt mấy ngày thì chết luôn, nên cần có chế độ khác người bình thường".
Liên quan đến các hình thức kỷ luật, dự thảo luật quy định người bị cách ly ở buồng kỷ luật nếu có hành vi chống phá quyết liệt cơ sở giam giữ, tự sát, tự gây thương tích cho bản thân, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác thì bị cùm một chân.
Thứ trưởng Vương cho biết, cơ quan soạn thảo cũng đã đối chiếu với quy định của nhiều nước và tham khảo kinh nghiệm quốc tế thì cùm chân “cũng không ảnh hưởng lắm đến quyền của người bị tạm giam”.
"Ở Singapore hình phạt còn có đánh roi, thấp nhất là 20 roi đến 50 roi, chúng tôi có hỏi quốc tế có lên án không thì cảnh sát nước này bảo quốc tế cũng không đề cập. Hơn nữa đối tượng bị cùm chân là những đối tượng hết sức nguy hiểm, cần cùm chân để tránh đối tượng tự sát, gây án, thậm chí chống trả lực lượng thi hành công vụ", Thứ trưởng Vương giải thích.
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam cũng là vấn đề được mổ xẻ nhiều chiều tại phiên thảo luận.
Độc lập để chống bức cung
Thảo luận tại kỳ họp thứ 9, nhiều vị đại biểu Quốc hội cho rằng cần tổ chức lại hệ thống nhà tạm giữ, trại tạm giam để bảo đảm tính độc lập, tránh việc cơ quan điều tra lạm dụng bức cung, dùng nhục hình.
Và, việc còn 4 trại tạm giam thuộc Bộ Công an hiện nay vẫn đang do Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Tổng cục Cảnh sát và Cơ quan An ninh điều tra thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an quản lý, theo Ủy ban Tư pháp là chưa phù hợp với nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội.
Ủy ban này đề nghị giao 4 trại tạm giam này cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự (Tổng cục 8) của Bộ Công an quản lý để bảo đảm hoạt động độc lập với cơ quan điều tra, nhằm chống lạm dụng bức cung, dùng nhục hình như các vị đại diện cho dân đã lo ngại.
Tán thành cao với quan điểm của Ủy ban Tư pháp, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Hải Phong nhấn mạnh, qua giám sát oan sai thì có nguyên nhân từ sai phạm ở khâu tạm giam. Vì vậy không nên giao trại tạm giam cho Tổng cục Cảnh sát quản lý mà giao cho Tổng cục 8 thì mới đảm bảo quyền con người và quyền công dân.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương băn khoăn, nếu chuyển trại tạm giam sang Tổng cục 8 thì liệu có phải sửa Luật Thi hành án hình sự không?
Phát biểu thêm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết ờ nhiều nước thì thường là tạm giữ tạm giam phải độc lập với cơ quan điều tra.
"Cơ quan điều tra đến, tôi xuất cho anh người nào thì khi trả anh phải trả cho tôi nguyên vẹn. Xu hướng của nhân loại tiến bộ thì cơ quan tạm giam và cơ quan điều tra càng độc lập thi càng tốt, một số nước thậm chí còn không giao cho cơ quan công an quản lý trại tạm giam", ông Hiện phát biểu.
Và theo ông thì không có lý do gì để Bộ Công an cứ giữ, trong khi chính bản thân Tổng cục 8 cũng muốn thực hiện quản lý 4 trại giam của Bộ. Người bị tạm giữ tạm giam mới bị nghi ngờ phạm tội, phải đảm bảo quyền cho người ta, Chủ nhiệm Hiện nhấn mạnh.
Cơ quan điều tra không nên giữ trại tạm giam mà phải có cơ quan khác giữ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đồng tình.
Bị tạm giam, tạm giữ có quyền gì?
Quy định rõ người bị tạm giữ, tạm giam được hưởng những quyền gì và bị hạn chế quyền gì là yêu cầu được nhiều vị đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án luật từ kỳ họp thứ 9.
Theo Ủy ban Tư pháp, quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam hiện nay được quy định ở nhiều văn bản luật khác nhau và cũng đang có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Hiến pháp 2013.
Do đó, việc liệt kê tất cả các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam được hưởng hoặc bị hạn chế đã được quy định trong các luật vào dự thảo luật này là không khả thi, dẫn đến trùng lắp, chồng chéo và cũng không bảo đảm tính linh hoạt khi phải sửa đổi, bổ sung.
Dự án luật được chỉnh lý theo hướng quy định một số quyền, nghĩa vụ cơ bản nhất trực tiếp liên quan đến người bị tạm giữ, tạm giam, còn một số quyền khác được thực hiện như thế nào sẽ do các đạo luật chuyên ngành đang quy định điều chỉnh, Chủ nhiệm Hiện cho biết.
Nhấn mạnh người bị tạm giam, tạm giữ bẫn có đủ quyền công dân, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước góp ý, cần cân nhắc kỹ quyền gặp thân nhân.
Khi bị cưỡng chế tạm trú thì họ có quyền gặp cha mẹ, vợ con, đó là quyền rất cơ bản của con người, nhưng cần quy định cụ thể vào luật, đừng có sợ dài, ông Ksor Phước nói.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cũng lưu ý, "có người bị bệnh hen nếu nhốt mấy ngày thì chết luôn, nên cần có chế độ khác người bình thường".
Liên quan đến các hình thức kỷ luật, dự thảo luật quy định người bị cách ly ở buồng kỷ luật nếu có hành vi chống phá quyết liệt cơ sở giam giữ, tự sát, tự gây thương tích cho bản thân, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác thì bị cùm một chân.
Thứ trưởng Vương cho biết, cơ quan soạn thảo cũng đã đối chiếu với quy định của nhiều nước và tham khảo kinh nghiệm quốc tế thì cùm chân “cũng không ảnh hưởng lắm đến quyền của người bị tạm giam”.
"Ở Singapore hình phạt còn có đánh roi, thấp nhất là 20 roi đến 50 roi, chúng tôi có hỏi quốc tế có lên án không thì cảnh sát nước này bảo quốc tế cũng không đề cập. Hơn nữa đối tượng bị cùm chân là những đối tượng hết sức nguy hiểm, cần cùm chân để tránh đối tượng tự sát, gây án, thậm chí chống trả lực lượng thi hành công vụ", Thứ trưởng Vương giải thích.