Trao quyết định đầu tư một loạt dự án lớn tại Tây Nguyên
13 dự án tại các tỉnh Tây Nguyên nhận quyết định đầu tư với tổng vốn đầu tư lên tới trên 16.600 tỷ đồng
Ngày 17/5, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp Ngân hàng Nhà nước, UBND tỉnh Lâm Đồng và các địa phương trong khu vực tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần 3 năm 2015.
Tại hội nghị này, lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên đã trao quyết định đầu tư cho 13 doanh nghiệp thực hiện 13 dự án tiêu biểu tại các tỉnh, với tổng mức đầu tư trên 16.600 tỷ đồng; trong đó tỉnh Kon Tum có tổng mức đầu tư lớn nhất lên đến 7.700 tỷ đồng và tỉnh Gia Lai có số lượng dự án nhiều nhất (4 dự án).
Tại hội nghị, 8 ngân hàng thương mại (LienVietPostBank, VCB, Vietinbank, Agribank, BIDV, SHB, MB và Sacombank) đã ký hợp đồng đầu tư vốn và thỏa thuận hợp tác với 17 doanh nghiệp thực hiện 16 dự án.
Đồng thời, các ngân hàng cam kết cho vay trung và dài hạn với số tiền khoảng 15.000 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của khu vực như: thủy điện, giao thông, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi…
Phát biểu tại hội nghị trên, ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, những năm gần đây hệ thống các tổ chức tín dụng đã dồn một lượng vốn lớn để góp phần thúc đẩy các thế mạnh kinh tế tại các tỉnh Tây Nguyên.
Số liệu thống kê cho thấy trong ba năm gần đây cho thấy, dù tăng trưởng huy động của khu vực Tây Nguyên lên đến 16%/năm, nhưng nguồn vốn huy động tại chỗ chỉ mới đáp ứng được khoảng 57% nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế trên địa bàn.
Tuy nhiên, dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng tại các tỉnh Tây Nguyên đến cuối quý 1/2015 đã đạt trên 152.000 tỷ đồng, tăng khoảng 50% so với cuối năm 2012.
Tại hội nghị này, lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên đã trao quyết định đầu tư cho 13 doanh nghiệp thực hiện 13 dự án tiêu biểu tại các tỉnh, với tổng mức đầu tư trên 16.600 tỷ đồng; trong đó tỉnh Kon Tum có tổng mức đầu tư lớn nhất lên đến 7.700 tỷ đồng và tỉnh Gia Lai có số lượng dự án nhiều nhất (4 dự án).
Tại hội nghị, 8 ngân hàng thương mại (LienVietPostBank, VCB, Vietinbank, Agribank, BIDV, SHB, MB và Sacombank) đã ký hợp đồng đầu tư vốn và thỏa thuận hợp tác với 17 doanh nghiệp thực hiện 16 dự án.
Đồng thời, các ngân hàng cam kết cho vay trung và dài hạn với số tiền khoảng 15.000 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của khu vực như: thủy điện, giao thông, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi…
Phát biểu tại hội nghị trên, ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, những năm gần đây hệ thống các tổ chức tín dụng đã dồn một lượng vốn lớn để góp phần thúc đẩy các thế mạnh kinh tế tại các tỉnh Tây Nguyên.
Số liệu thống kê cho thấy trong ba năm gần đây cho thấy, dù tăng trưởng huy động của khu vực Tây Nguyên lên đến 16%/năm, nhưng nguồn vốn huy động tại chỗ chỉ mới đáp ứng được khoảng 57% nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế trên địa bàn.
Tuy nhiên, dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng tại các tỉnh Tây Nguyên đến cuối quý 1/2015 đã đạt trên 152.000 tỷ đồng, tăng khoảng 50% so với cuối năm 2012.