Triều Tiên có thể phóng tên lửa khi Trump nhậm chức
Một vụ phóng tên lửa như vậy có thể là lời cảnh báo gửi tới ông Trump
Mỹ và Hàn Quốc đang lo ngại về khả năng Triều Tiên có thể phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung khi Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump chính thức bước chân vào Nhà Trắng tháng 1/2017 - hãng tin CNBC cho hay.
Một vụ phóng tên lửa như vậy có thể là lời cảnh báo gửi tới ông Trump rằng Bình Nhưỡng sẽ không từ bỏ chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của mình
Tên lửa Musudan của Triều Tiên có tầm bắn 3.500 km, đủ để vươn tới đảo Guam, lãnh thổ Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi có nhiều tài sản quân sự chiến lược của Mỹ.
Theo CNBC, mối đe dọa số một về chính sách đối ngoại đang chờ Tổng thống Trump có thể chính là năng lực hạt nhân của Triều Tiên và mối quan hệ gần gũi giữa nước này với Iran. Giới chuyên gia nói rằng, nhiều khả năng Iran sẽ cử một nhóm quan sát viên tới chứng kiến vụ phóng thử tên lửa sắp tới của Triều Tiên.
Mối quan hệ thân thiết giữa Triều Tiên và Iran hiện không còn được chú ý như cách đây hai thập niên, khi hai nước tích cực trao đổi công nghệ và bí quyết tên lửa đạn đạo.
Tuy nhiên, mối quan hệ này có thể được chú ý trở lại khi chính quyền Trump muốn có cách ứng xử cứng rắn hơn với Tehran, thậm chí là phá bỏ thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với các cường quốc ký kết hồi năm ngoái. Điều đáng nói là điều này diễn ra giữa lúc Triều Tiên đẩy mạnh sự gây hấn bằng hạt nhân và tên lửa.
Hầu như không có bằng chứng nào cho thấy Iran và Triều Tiên hiện đang cùng nhau phát triển tên lửa đạn đạo hay trao đổi các công nghệ hạt nhân quan trọng. Tuy nhiên, các nhà khoa học và quan chức quân sự Iran được cho là quan sát hầu hết các vụ phóng thử tên lửa và thử hạt nhân của Triều Tiên trong 20 năm qua.
Từ đầu năm đến nay, Triều Tiên đã thực hiện 9 vụ phóng thử tên lửa đạn đạo và 2 vụ thử hạt nhân. Tuy nhiên, vấn đề Triều Tiên đã bị đặt ở “ghế sau” trong các vấn đề an ninh quốc gia Mỹ, bởi cuộc chiến chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) và gây hấn quân sự của Nga ở Syria và Đông Âu được đặt lên hàng đầu.
Trong ba cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử vừa qua là bà Hillary Clinton và ông Donald Trump, không một vụ phóng tên lửa hay thử hạt nhân nào của Triều Tiên được nhấn mạnh như một vấn đề an ninh quốc gia.
“Giới chính trị Mỹ hiện không dành nhiều sự chú ý cho vấn đề Triều Tiên. Tôi cho rằng một phần là do không có một câu trả lời dễ dàng nào cho vấn đề này”, ông Jenny Town, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ-Hàn, biên tập viên trang 38 North chuyên về Triều Tiên, nhận xét.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Triều Tiên đang nhích gần hơn đến phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm xa có khả năng vươn tới đại lục Mỹ. Chương trình hạt nhân của nước này cũng đang có những bước tiến tới thu nhỏ đầu đạn hạt nhân tới mức có thể gắn lên tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất hoặc tàu ngầm.
Một khi đã nắm bắt được những công nghệ quan trọng này, Triều Tiên hoàn toàn có thể trao đổi với một số ít quốc gia đối tác, trong đó có Iran, để đổi lấy công nghệ khác cần thiết về hạt nhân, tên lửa, hoặc tiền.
Bởi vậy, mối quan hệ giữa Iran và Triều Tiên có thể thu hút sự chú ý trở lại. Được nới lệnh trừng phạt sau thỏa thuận hạt nhân, nền kinh tế và quốc khố Iran đang dần hồi phục sau nhiều năm bị lệnh trừng phạt làm cho kiệt quệ. Trong điều kiện như vậy, Tehran hoàn toàn có thể hỗ trợ tài chính cho Bình Nhưỡng để đổi lấy công nghệ tên lửa và hạt nhân.
Một vụ phóng tên lửa như vậy có thể là lời cảnh báo gửi tới ông Trump rằng Bình Nhưỡng sẽ không từ bỏ chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của mình
Tên lửa Musudan của Triều Tiên có tầm bắn 3.500 km, đủ để vươn tới đảo Guam, lãnh thổ Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi có nhiều tài sản quân sự chiến lược của Mỹ.
Theo CNBC, mối đe dọa số một về chính sách đối ngoại đang chờ Tổng thống Trump có thể chính là năng lực hạt nhân của Triều Tiên và mối quan hệ gần gũi giữa nước này với Iran. Giới chuyên gia nói rằng, nhiều khả năng Iran sẽ cử một nhóm quan sát viên tới chứng kiến vụ phóng thử tên lửa sắp tới của Triều Tiên.
Mối quan hệ thân thiết giữa Triều Tiên và Iran hiện không còn được chú ý như cách đây hai thập niên, khi hai nước tích cực trao đổi công nghệ và bí quyết tên lửa đạn đạo.
Tuy nhiên, mối quan hệ này có thể được chú ý trở lại khi chính quyền Trump muốn có cách ứng xử cứng rắn hơn với Tehran, thậm chí là phá bỏ thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với các cường quốc ký kết hồi năm ngoái. Điều đáng nói là điều này diễn ra giữa lúc Triều Tiên đẩy mạnh sự gây hấn bằng hạt nhân và tên lửa.
Hầu như không có bằng chứng nào cho thấy Iran và Triều Tiên hiện đang cùng nhau phát triển tên lửa đạn đạo hay trao đổi các công nghệ hạt nhân quan trọng. Tuy nhiên, các nhà khoa học và quan chức quân sự Iran được cho là quan sát hầu hết các vụ phóng thử tên lửa và thử hạt nhân của Triều Tiên trong 20 năm qua.
Từ đầu năm đến nay, Triều Tiên đã thực hiện 9 vụ phóng thử tên lửa đạn đạo và 2 vụ thử hạt nhân. Tuy nhiên, vấn đề Triều Tiên đã bị đặt ở “ghế sau” trong các vấn đề an ninh quốc gia Mỹ, bởi cuộc chiến chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) và gây hấn quân sự của Nga ở Syria và Đông Âu được đặt lên hàng đầu.
Trong ba cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử vừa qua là bà Hillary Clinton và ông Donald Trump, không một vụ phóng tên lửa hay thử hạt nhân nào của Triều Tiên được nhấn mạnh như một vấn đề an ninh quốc gia.
“Giới chính trị Mỹ hiện không dành nhiều sự chú ý cho vấn đề Triều Tiên. Tôi cho rằng một phần là do không có một câu trả lời dễ dàng nào cho vấn đề này”, ông Jenny Town, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ-Hàn, biên tập viên trang 38 North chuyên về Triều Tiên, nhận xét.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Triều Tiên đang nhích gần hơn đến phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm xa có khả năng vươn tới đại lục Mỹ. Chương trình hạt nhân của nước này cũng đang có những bước tiến tới thu nhỏ đầu đạn hạt nhân tới mức có thể gắn lên tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất hoặc tàu ngầm.
Một khi đã nắm bắt được những công nghệ quan trọng này, Triều Tiên hoàn toàn có thể trao đổi với một số ít quốc gia đối tác, trong đó có Iran, để đổi lấy công nghệ khác cần thiết về hạt nhân, tên lửa, hoặc tiền.
Bởi vậy, mối quan hệ giữa Iran và Triều Tiên có thể thu hút sự chú ý trở lại. Được nới lệnh trừng phạt sau thỏa thuận hạt nhân, nền kinh tế và quốc khố Iran đang dần hồi phục sau nhiều năm bị lệnh trừng phạt làm cho kiệt quệ. Trong điều kiện như vậy, Tehran hoàn toàn có thể hỗ trợ tài chính cho Bình Nhưỡng để đổi lấy công nghệ tên lửa và hạt nhân.