Triều Tiên lại bắt tàu cá Trung Quốc đòi tiền chuộc
Vụ việc này có khả năng sẽ làm những bất đồng Trung-Triều trong thời gian gần đây trở nên xấu đi
Trung Quốc vừa cho biết, phía Triều Tiên đã bắt giữ một tàu đánh cá cùng thủy thủ đoàn của nước này trong tháng 5. Vụ việc này có khả năng sẽ làm những bất đồng Trung-Triều trong thời gian gần đây trở nên xấu đi.
Theo tin từ báo New York Times, hiện các thủy thủ của các tàu cá nói trên hiện vẫn đang bị phía Triều Tiên giam giữ.
Một thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay, hôm 10/5, chủ của con tàu cá bị bắt, ông Yu Xuejun, đã gọi điện tới Đại sứ quán Trung Quốc ở Bình Nhưỡng để tìm kiếm sự giúp đỡ. Khi con tàu bị bắt, ông Yu không có mặt ở trên tàu.
“Đại sứ quán Trung Quốc tại Bình Nhưỡng đã trình bày với Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên, đề nghị phía Triều Tiên phóng thích con tàu và thủy thủ đoàn trong thời gian sớm nhất có thể, đồng thời đảm bảo an toàn về người và tài sản cho thủy thủ đoàn bị bắt giữ, cũng như các quyền hợp pháp của họ”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có đoạn viết.
Tuyên bố này không giải thích lý do vì sao phía Trung Quốc đợi lâu tới như vậy để công bố thông tin về vụ bắt giữ. Vụ Triều Tiên đã bắt giữ tàu cá Trung Quốc này xảy ra trong thời gian căng thẳng tăng cao trên bán đảo Triều Tiên.
Thông tin về vụ việc đã khiến truyền thông và dư luận Trung Quốc “dậy sóng”. Nhiều người đã bày tỏ quan điểm ngày càng mất kiên nhẫn với Triều Tiên về các tham vọng hạt nhân và những lời đe dọa của nước này đối với khu vực. Triều Tiên đến nay vẫn xem Trung Quốc là đồng minh số 1 và phụ thuộc nhiều vào Bắc Kinh cả về phương diện ngoại giao lẫn kinh tế.
Theo báo chí Trung Quốc, vụ bắt giữ xảy ra vào hôm 5/5, với 16 thủy thủ có mặt trên con tàu. Hiện phía Triều Tiên đang đòi khoản tiền chuộc là 600.000 Nhân dân tệ, tương đương 98.000 USD, để thả tự do đoàn thủy thủ và con tàu. Hạn chót cho việc trả tiền chuộc là ngày Chủ nhật vừa rồi. Nếu không được đáp ứng, phía Triều Tiên dọa sẽ tịch thu con tàu và thả các thủy thủ về nước.
Cơ sở cho vụ giữ tàu đòi tiền chuộc này là Triều Tiên cho rằng con tàu cá của Trung Quốc xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền Triều Tiên. Tuy nhiên, chủ tàu người Trung Quốc khẳng định, khi bị bắt, con tàu đang nằm trên hải phận Trung Quốc.
Trung Quốc từ lâu vẫn ủng hộ Triều Tiên, bất chấp những bất đồng của quốc tế xung quanh chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Giới quan sát xem Triều Tiên như một rào chắn chiến lược của Trung Quốc trước ảnh hưởng của Mỹ cùng các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản trong khu vực. Tuy nhiên, trong mấy tháng gần đây, một số bất đồng đã nổi lên trong quan hệ Trung-Triều.
Có vẻ như, Trung Quốc đã mất kiên nhẫn trước những động thái dọa nạt ngày càng gia tăng của chính quyền nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Mới đây, ngân hàng Bank of China của Trung Quốc đã cắt đứt giao dịch với ngân hàng ngoại hối số 1 của Triều Tiên.
Hiện chưa rõ ai hay tổ chức nào bên phía Triều Tiên đang giữ con tàu cá của Trung Quốc. Nhưng trong những vụ tương tự từng xảy ra, mối nghi ngờ được đổ vào các lực lượng vũ trang của Hàn Quốc, những người xem đây như một “sáng kiến” để kiếm tiền.
Tờ Guardian cho biết, cách đây 1 năm, 3 tàu cá tư nhân của Trung Quốc với 29 thủy thủ trên tàu đã bị những người không rõ danh tính trên một tàu có trang bị súng của Triều Tiên bắt giữ, đòi 190.000 USD tiền chuộc. Các thủy thủ này được thả tự do sau đó chưa đầy 2 tuần.
“Đây không phải là lần đầu tiên Triều Tiên bắt tàu cá của Trung Quốc, và cũng sẽ không phải là vụ cuối cùng”, ông Cheng Xieohe, một chuyên gia về quan hệ Trung-Triều thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhận xét.
Theo ông Cheng, nhiều vụ Triều Tiên bắt tàu cá khác của Trung Quốc đã không được công khai vì chủ tàu thường chấp nhận trả tiền chuộc. Nhưng trong vụ lần này, số tiền chuộc là lớn hơn bình thường.
“Vấn đề này sẽ làm phức tạp thêm mối quan hệ vốn đã có vấn đề giữa hai nước, nhưng tôi không nghĩ là ảnh hưởng sẽ quan trọng hay kéo dài. Tôi cho rằng, với sự can thiệp của Chính phủ Trung Quốc, vụ việc sẽ được giải quyết nhanh chóng”, ông Cheng nói.
Cũng theo chuyên gia này, Trung Quốc cần nhắc nhở các ngư dân của nước mình chỉ nên đánh bắt trong hải phận Trung Quốc và phía Triều Tiên cũng cần áp dụng hình thức kỷ luật chặt chẽ đối với các lực lượng vũ trang có hành vi bắt giữ tàu cá nước ngoài.
Theo tin từ báo New York Times, hiện các thủy thủ của các tàu cá nói trên hiện vẫn đang bị phía Triều Tiên giam giữ.
Một thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay, hôm 10/5, chủ của con tàu cá bị bắt, ông Yu Xuejun, đã gọi điện tới Đại sứ quán Trung Quốc ở Bình Nhưỡng để tìm kiếm sự giúp đỡ. Khi con tàu bị bắt, ông Yu không có mặt ở trên tàu.
“Đại sứ quán Trung Quốc tại Bình Nhưỡng đã trình bày với Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên, đề nghị phía Triều Tiên phóng thích con tàu và thủy thủ đoàn trong thời gian sớm nhất có thể, đồng thời đảm bảo an toàn về người và tài sản cho thủy thủ đoàn bị bắt giữ, cũng như các quyền hợp pháp của họ”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có đoạn viết.
Tuyên bố này không giải thích lý do vì sao phía Trung Quốc đợi lâu tới như vậy để công bố thông tin về vụ bắt giữ. Vụ Triều Tiên đã bắt giữ tàu cá Trung Quốc này xảy ra trong thời gian căng thẳng tăng cao trên bán đảo Triều Tiên.
Thông tin về vụ việc đã khiến truyền thông và dư luận Trung Quốc “dậy sóng”. Nhiều người đã bày tỏ quan điểm ngày càng mất kiên nhẫn với Triều Tiên về các tham vọng hạt nhân và những lời đe dọa của nước này đối với khu vực. Triều Tiên đến nay vẫn xem Trung Quốc là đồng minh số 1 và phụ thuộc nhiều vào Bắc Kinh cả về phương diện ngoại giao lẫn kinh tế.
Theo báo chí Trung Quốc, vụ bắt giữ xảy ra vào hôm 5/5, với 16 thủy thủ có mặt trên con tàu. Hiện phía Triều Tiên đang đòi khoản tiền chuộc là 600.000 Nhân dân tệ, tương đương 98.000 USD, để thả tự do đoàn thủy thủ và con tàu. Hạn chót cho việc trả tiền chuộc là ngày Chủ nhật vừa rồi. Nếu không được đáp ứng, phía Triều Tiên dọa sẽ tịch thu con tàu và thả các thủy thủ về nước.
Cơ sở cho vụ giữ tàu đòi tiền chuộc này là Triều Tiên cho rằng con tàu cá của Trung Quốc xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền Triều Tiên. Tuy nhiên, chủ tàu người Trung Quốc khẳng định, khi bị bắt, con tàu đang nằm trên hải phận Trung Quốc.
Trung Quốc từ lâu vẫn ủng hộ Triều Tiên, bất chấp những bất đồng của quốc tế xung quanh chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Giới quan sát xem Triều Tiên như một rào chắn chiến lược của Trung Quốc trước ảnh hưởng của Mỹ cùng các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản trong khu vực. Tuy nhiên, trong mấy tháng gần đây, một số bất đồng đã nổi lên trong quan hệ Trung-Triều.
Có vẻ như, Trung Quốc đã mất kiên nhẫn trước những động thái dọa nạt ngày càng gia tăng của chính quyền nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Mới đây, ngân hàng Bank of China của Trung Quốc đã cắt đứt giao dịch với ngân hàng ngoại hối số 1 của Triều Tiên.
Hiện chưa rõ ai hay tổ chức nào bên phía Triều Tiên đang giữ con tàu cá của Trung Quốc. Nhưng trong những vụ tương tự từng xảy ra, mối nghi ngờ được đổ vào các lực lượng vũ trang của Hàn Quốc, những người xem đây như một “sáng kiến” để kiếm tiền.
Tờ Guardian cho biết, cách đây 1 năm, 3 tàu cá tư nhân của Trung Quốc với 29 thủy thủ trên tàu đã bị những người không rõ danh tính trên một tàu có trang bị súng của Triều Tiên bắt giữ, đòi 190.000 USD tiền chuộc. Các thủy thủ này được thả tự do sau đó chưa đầy 2 tuần.
“Đây không phải là lần đầu tiên Triều Tiên bắt tàu cá của Trung Quốc, và cũng sẽ không phải là vụ cuối cùng”, ông Cheng Xieohe, một chuyên gia về quan hệ Trung-Triều thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhận xét.
Theo ông Cheng, nhiều vụ Triều Tiên bắt tàu cá khác của Trung Quốc đã không được công khai vì chủ tàu thường chấp nhận trả tiền chuộc. Nhưng trong vụ lần này, số tiền chuộc là lớn hơn bình thường.
“Vấn đề này sẽ làm phức tạp thêm mối quan hệ vốn đã có vấn đề giữa hai nước, nhưng tôi không nghĩ là ảnh hưởng sẽ quan trọng hay kéo dài. Tôi cho rằng, với sự can thiệp của Chính phủ Trung Quốc, vụ việc sẽ được giải quyết nhanh chóng”, ông Cheng nói.
Cũng theo chuyên gia này, Trung Quốc cần nhắc nhở các ngư dân của nước mình chỉ nên đánh bắt trong hải phận Trung Quốc và phía Triều Tiên cũng cần áp dụng hình thức kỷ luật chặt chẽ đối với các lực lượng vũ trang có hành vi bắt giữ tàu cá nước ngoài.