Ngân hàng Trung Quốc cắt giao dịch với Triều Tiên
Ngân hàng Bank of China của Trung Quốc tuyên bố đóng tài khoản của Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên
Ngân hàng Bank of China của Trung Quốc vừa tuyên bố cắt đứt giao dịch với ngân hàng ngoại hối hàng đầu của Triều Tiên. Đây là động thái công khai đầu tiên của một doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc trong việc cô lập Bình Nhưỡng.
Theo báo Wall Street Journal, ngay sau khi tuyên bố trên của Bank of China được đưa ra vào ngày thứ Ba (7/5), chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng hoan nghênh, xem đây là một bước đi quan trọng trong nỗ lực nhằm kiềm chế các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Phía Mỹ đã cáo buộc Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên, một ngân hàng thực hiện nhiều chức năng của một ngân hàng trung ương, thực hiện các giao dịch trị giá nhiều triệu USD cho các công ty vũ khí của Triều Tiên và các tổ chức có liên quan tới chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Theo một số nguồn tin, trong các cuộc gặp hồi tháng trước với các quan chức cao cấp của Trung Quốc tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jacob Lew đã đề cập cụ thể vấn đề Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên.
Việc Bank of China cắt giao dịch với Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Mỹ thận trọng cao độ trước những lời đe dọa gia tăng từ phía Bình Nhưỡng nhằm vào nước này và các đồng minh của Washington tại châu Á. Mấy tháng gần đây, Triều Tiên cũng đã tiến hành một số vụ thử vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa.
“Chúng tôi hoan ngênh các ngân hàng trên khắp thế giới, bao gồm Bank of China, đã tuyên bố đóng tài khoản Ngân hàng Ngoại thương của Triều Tiên”, một quan chức cấp cao của Mỹ tuyên bố. “Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Trung Quốc và các đối tác quốc tế khác để thúc đẩy hoạt động tương tự trên toàn cầu.
Tuy nhiên, giới chức Mỹ nhấn mạnh rằng, họ vẫn thận trọng về khả năng Bắc Kinh sẽ tiến xa tới đâu trong vấn đề gây sức ép với Bình Nhưỡng, bởi Triều Tiên là một đồng minh lâu năm của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thúc đẩy chính sách khuyến khích phát triển kinh tế ở Triều Tiên và đã đạt kim ngạch thương mại song phương hàng tỷ USD với nước này.
Theo đánh giá của giới quan sát, Bắc Kinh lo ngại, sự sụp đổ của chính quyền Kim Jong Un ở Triều Tiên có thể khiến hàng trăm nghìn người Triều Tiên chạy sang Trung Quốc tị nạn, đồng thời đưa quân của Mỹ và Hàn Quốc tới gần hơn biên giới của mình.
Bank of China là một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc. Hôm thứ Ba (7/5), ngân hàng này đã ra thông báo cho Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên rằng các tài khoản của họ đã bị đóng. Ngoài ra, Bank of China không có bình luận gì thêm.
Các nhà phân tích cho rằng, Bank of China thường nhận các chỉ đạo về chính trị từ các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc. Bởi thế, gần như chắc chắn rằng, quyết định cắt quan hệ với Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên phải nhận sự thông qua của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, cũng có những đánh giá cho rằng, quyết định này có thể được thúc đẩy bởi những mối lo ngại rằng, hoạt động của Bank of China tại Mỹ có thể bị ảnh hưởng bởi các giao dịch với phía Triều Tiên. Hiện Bank of China đang mở rộng hoạt động tại Mỹ.
Cũng theo các chuyên gia, đến nay, Washington vẫn rất thận trọng trong vấn đề trừng phạt các công ty Trung Quốc do lo ngại bị trả đũa, mặc dù một số công ty Trung Quốc đã bị Mỹ đưa vào “danh sách đen” do bị cho là có liên quan tới các hoạt động phổ biến vũ khí hạt nhân trong những năm gần đây.
Bộ Tài chính Mỹ chính thức trừng phạt Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên từ tháng 3 năm nay. Phán quyết đóng băng bất kỳ tài sản nào của Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên tại Mỹ và ngăn không cho bất kỳ tổ chức nào đặt tại Mỹ có giao dịch với ngân hàng này.
Quyết định cắt giao dịch với Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên được Bank of China đưa ra giữa lúc dư luận Trung Quốc gia tăng áp lực đối với Bắc Kinh trong việc “cách ly” khỏi Triều Tiên do những hành động gây hấn ngày càng gia tăng của Bình Nhưỡng.
Bắc Kinh đã nhất trí với lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc đối với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân vào tháng 2 năm nay. Tuy nhiên, đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì quan hệ thương mại với Triều Tiên, bất chấp lời kêu gọi có một thái độ cứng rắn hơn mà Washington đưa ra.
Theo báo Wall Street Journal, ngay sau khi tuyên bố trên của Bank of China được đưa ra vào ngày thứ Ba (7/5), chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng hoan nghênh, xem đây là một bước đi quan trọng trong nỗ lực nhằm kiềm chế các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Phía Mỹ đã cáo buộc Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên, một ngân hàng thực hiện nhiều chức năng của một ngân hàng trung ương, thực hiện các giao dịch trị giá nhiều triệu USD cho các công ty vũ khí của Triều Tiên và các tổ chức có liên quan tới chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Theo một số nguồn tin, trong các cuộc gặp hồi tháng trước với các quan chức cao cấp của Trung Quốc tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jacob Lew đã đề cập cụ thể vấn đề Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên.
Việc Bank of China cắt giao dịch với Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Mỹ thận trọng cao độ trước những lời đe dọa gia tăng từ phía Bình Nhưỡng nhằm vào nước này và các đồng minh của Washington tại châu Á. Mấy tháng gần đây, Triều Tiên cũng đã tiến hành một số vụ thử vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa.
“Chúng tôi hoan ngênh các ngân hàng trên khắp thế giới, bao gồm Bank of China, đã tuyên bố đóng tài khoản Ngân hàng Ngoại thương của Triều Tiên”, một quan chức cấp cao của Mỹ tuyên bố. “Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Trung Quốc và các đối tác quốc tế khác để thúc đẩy hoạt động tương tự trên toàn cầu.
Tuy nhiên, giới chức Mỹ nhấn mạnh rằng, họ vẫn thận trọng về khả năng Bắc Kinh sẽ tiến xa tới đâu trong vấn đề gây sức ép với Bình Nhưỡng, bởi Triều Tiên là một đồng minh lâu năm của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thúc đẩy chính sách khuyến khích phát triển kinh tế ở Triều Tiên và đã đạt kim ngạch thương mại song phương hàng tỷ USD với nước này.
Theo đánh giá của giới quan sát, Bắc Kinh lo ngại, sự sụp đổ của chính quyền Kim Jong Un ở Triều Tiên có thể khiến hàng trăm nghìn người Triều Tiên chạy sang Trung Quốc tị nạn, đồng thời đưa quân của Mỹ và Hàn Quốc tới gần hơn biên giới của mình.
Bank of China là một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc. Hôm thứ Ba (7/5), ngân hàng này đã ra thông báo cho Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên rằng các tài khoản của họ đã bị đóng. Ngoài ra, Bank of China không có bình luận gì thêm.
Các nhà phân tích cho rằng, Bank of China thường nhận các chỉ đạo về chính trị từ các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc. Bởi thế, gần như chắc chắn rằng, quyết định cắt quan hệ với Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên phải nhận sự thông qua của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, cũng có những đánh giá cho rằng, quyết định này có thể được thúc đẩy bởi những mối lo ngại rằng, hoạt động của Bank of China tại Mỹ có thể bị ảnh hưởng bởi các giao dịch với phía Triều Tiên. Hiện Bank of China đang mở rộng hoạt động tại Mỹ.
Cũng theo các chuyên gia, đến nay, Washington vẫn rất thận trọng trong vấn đề trừng phạt các công ty Trung Quốc do lo ngại bị trả đũa, mặc dù một số công ty Trung Quốc đã bị Mỹ đưa vào “danh sách đen” do bị cho là có liên quan tới các hoạt động phổ biến vũ khí hạt nhân trong những năm gần đây.
Bộ Tài chính Mỹ chính thức trừng phạt Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên từ tháng 3 năm nay. Phán quyết đóng băng bất kỳ tài sản nào của Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên tại Mỹ và ngăn không cho bất kỳ tổ chức nào đặt tại Mỹ có giao dịch với ngân hàng này.
Quyết định cắt giao dịch với Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên được Bank of China đưa ra giữa lúc dư luận Trung Quốc gia tăng áp lực đối với Bắc Kinh trong việc “cách ly” khỏi Triều Tiên do những hành động gây hấn ngày càng gia tăng của Bình Nhưỡng.
Bắc Kinh đã nhất trí với lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc đối với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân vào tháng 2 năm nay. Tuy nhiên, đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì quan hệ thương mại với Triều Tiên, bất chấp lời kêu gọi có một thái độ cứng rắn hơn mà Washington đưa ra.