Triều Tiên trên đường thành công xưởng hàng “made in China”
Năm 2016, may mặc mang về cho Triều Tiên kim ngạch xuất khẩu 752 triệu USD
Các công ty may mặc Trung Quốc đang ngày càng sử dụng nhiều nhà máy ở Triều Tiên nhằm tận dụng lợi thế giá nhân công rẻ ở phía bên kia biên giới - nguồn tin là giới thương nhân và doanh nhân ở thành phố Dandong nằm giữa Trung Quốc và Triều Tiên tiết lộ với hãng tin Reuters.
Nguồn tin nói rằng quần áo sản xuất ở Triều Tiên được dán nhãn “made in China” (“sản xuất tại Trung Quốc”) và xuất khẩu đi khắp thế giới.
Vấn đề nhạy cảm
“Chúng tôi nhận đơn hàng từ khắp nơi trên thế giới”, một doanh nhân Trung Quốc gốc Triều Tiên đề nghị không tiết lộ danh tính ở Dandong nói. Đây là thành phố Trung Quốc nằm sát biên giới với Triều Tiên, là nơi phần lớn hàng hóa giao dịch giữa hai nước đi qua.
Vị doanh nhân này cho biết, ở Dandong có hàng chục cơ sở môi giới hàng may mặc, giúp kết nối giữa các nhà cung cấp từ Trung Quốc với khách mua từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Nga.
“Chúng tôi thường hỏi nhà cung cấp Trung Quốc làm việc với mình xem liệu họ có định nói rõ với khách hàng không. Đôi khi, người mua cuối cùng sẽ không nhận ra là quần áo đó được sản xuất ở Triều Tiên. Điều này cực kỳ nhạy cảm”, vị doanh nhân nói.
Dữ liệu từ Cơ quan xúc tiến thương mại Hàn Quốc (KOTRA) cho thấy, hàng dệt may là nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn thứ nhì của Triều Tiên, chỉ sau than và các khoáng sản khác. Trong năm 2016, may mặc mang về cho Triều Tiên kim ngạch xuất khẩu 752 triệu USD, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này tăng 4,6%, đạt mức 2,82 tỷ USD.
Lệnh trừng phạt mới nhất của Liên hiệp quốc đối với Triều Tiên đã cấm hoàn toàn hoạt động xuất khẩu than của nước này.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may ở Triều Tiên cho thấy nước này đã thích nghi ra sao với lệnh trừng phạt bắt đầu từ năm 2006, khi Bình Nhưỡng lần đầu tiên thử vũ khí hạt nhân.
Theo Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu của nước này sang Triều Tiên đã tăng khoảng 30% trong nửa đầu năm nay, đạt mức 1,67 tỷ USD, chủ yếu là nguyên vật liệu may mặc và các loại hàng có có hàm lượng sức lao động cao khác không nằm trong danh sách cấm vận mà Liên hiệp quốc đưa ra.
Theo Reuters, các nhà cung cấp Trung Quốc chuyển vải vóc và các vật liệu khác cần thiết để sản xuất quần áo sang các nhà máy ở Triều Tiên, để hàng thành phẩm được sản xuất tại đây và xuất khẩu đi các nước khác.
Tiết kiệm chi phí
Năm ngoái, thương hiệu thời trang thể thao Rip Curl của Australia đã phải công khai xin lỗi sau khi phát hiện ra rằng một số sản phẩm quần áo dành cho môn trượt tuyết của hãng tuy được dán nhãn “made in China” nhưng lại được sản xuất ở Triều Tiên. Rip Curl đã đổ lỗi cho nhà cung cấp chọn sai nhà thầu phụ.
Tuy nhiên, giới thương nhân ở Dandong nói rằng những hoạt động như vậy là rất phổ biến. Một thương nhân Trung Quốc sống ở Bình Nhưỡng nói rằng nhà sản xuất có thể tiết kiệm được 75% chi phí nếu sản xuất quần áo ở Triều Tiên so với sản xuất ở Trung Quốc.
Một số nhà máy sản xuất hàng may mặc của Triều Tiên được đặt ở Siniuju, thành phố gần biên giới với Trung Quốc, cách Dandong không xa. Những nhà máy khác được đặt ở ngoại ô Bình Nhưỡng. Quần áo thành phẩm thường được chuyển từ các nhà máy này tới cảng biển của Trung Quốc trước khi xuất khẩu đi khắp thế giới, theo các thương nhân.
“Chúng tôi cố gắng đặt hàng ở Triều Tiên, nhưng các nhà máy lúc này đều đã kín đơn hàng cả rồi”, một nữ doanh nhân Trung Quốc gốc Triều Tiên ở Đại Liên, Trung Quốc cho hay. “Công nhân người Triều Tiên có năng suất làm việc cao hơn 30% so với công nhân Trung Quốc mỗi ngày. Họ thậm chí không đi toilet khi cần nếu cho rằng việc đó làm chậm tiến độ của dây chuyền”.
“Công nhân Trung Quốc làm việc chỉ để có lương. Người Triều Tiên có quan điểm khác, họ tin mình đang làm việc vì tổ quốc, vì lãnh tụ của họ”, vị doanh nhân nói.
So với ở nhiều quốc gia châu Á khác, lương của công nhân người Triều Tiên thấp hơn. Chẳng hạn, ở khu công nghiệp Kaesong trước đây, lương của công nhân Triều Tiên dao động từ 75-160 USD/tháng, so với mức 450-750 USD/tháng ở Trung Quốc. Kaesong là khu công nghiệp chung giữa hai miền bán đảo Triều Tiên nhưng hiện đã bị đóng cửa.
Các công ty may mặc Trung Quốc ngày càng dùng nhiều nhà máy ở Triều Tiên, cho dù họ đã chuyển nhà máy tới nhiều quốc gia khác như Bangladesh, Việt Nam và Campuchia để tránh chi phí cao trong nước.
“Tiền lương ở Trung Quốc giờ quá cao. Không có gì khó hiểu khi nhiều đơn hàng được chuyển sang Triều Tiên”, vị nữ doanh nhân Trung Quốc gốc Triều Tiên phát biểu.
Bên cạnh đó, các công ty may mặc Trung Quốc cũng đang sử dụng hàng nghìn công nhân người Triều Tiên làm việc ở Trung Quốc. Những công nhân này chính là nguồn ngoại tệ quan trọng gửi về nước trong bối cảnh Bình Nhưỡng bị siết trừng phạt.
Một nhà máy may mặc ở Dandong mà Reuters ghé thăm có 40 công nhân người Triều Tiên. Chủ nhà máy nói những công nhân này được trả khoảng 2.000 Nhân dân tệ, tương đương hơn 300 USD, mỗi tháng, bằng khoảng một nửa lương trả cho công nhân Trung Quốc.
Cũng theo ông chủ nhà máy, những công nhân người Triều Tiên này được phép giữ khoảng 1/3 số tiền lương nhận được, và phần còn lại được chuyển về cho Chính phủ Triều Tiên. Một ca làm việc tại nhà máy này thường kéo dài từ 7h30 sáng đến 10h tối.
Nguồn tin nói rằng quần áo sản xuất ở Triều Tiên được dán nhãn “made in China” (“sản xuất tại Trung Quốc”) và xuất khẩu đi khắp thế giới.
Vấn đề nhạy cảm
“Chúng tôi nhận đơn hàng từ khắp nơi trên thế giới”, một doanh nhân Trung Quốc gốc Triều Tiên đề nghị không tiết lộ danh tính ở Dandong nói. Đây là thành phố Trung Quốc nằm sát biên giới với Triều Tiên, là nơi phần lớn hàng hóa giao dịch giữa hai nước đi qua.
Vị doanh nhân này cho biết, ở Dandong có hàng chục cơ sở môi giới hàng may mặc, giúp kết nối giữa các nhà cung cấp từ Trung Quốc với khách mua từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Nga.
“Chúng tôi thường hỏi nhà cung cấp Trung Quốc làm việc với mình xem liệu họ có định nói rõ với khách hàng không. Đôi khi, người mua cuối cùng sẽ không nhận ra là quần áo đó được sản xuất ở Triều Tiên. Điều này cực kỳ nhạy cảm”, vị doanh nhân nói.
Dữ liệu từ Cơ quan xúc tiến thương mại Hàn Quốc (KOTRA) cho thấy, hàng dệt may là nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn thứ nhì của Triều Tiên, chỉ sau than và các khoáng sản khác. Trong năm 2016, may mặc mang về cho Triều Tiên kim ngạch xuất khẩu 752 triệu USD, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này tăng 4,6%, đạt mức 2,82 tỷ USD.
Lệnh trừng phạt mới nhất của Liên hiệp quốc đối với Triều Tiên đã cấm hoàn toàn hoạt động xuất khẩu than của nước này.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may ở Triều Tiên cho thấy nước này đã thích nghi ra sao với lệnh trừng phạt bắt đầu từ năm 2006, khi Bình Nhưỡng lần đầu tiên thử vũ khí hạt nhân.
Theo Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu của nước này sang Triều Tiên đã tăng khoảng 30% trong nửa đầu năm nay, đạt mức 1,67 tỷ USD, chủ yếu là nguyên vật liệu may mặc và các loại hàng có có hàm lượng sức lao động cao khác không nằm trong danh sách cấm vận mà Liên hiệp quốc đưa ra.
Theo Reuters, các nhà cung cấp Trung Quốc chuyển vải vóc và các vật liệu khác cần thiết để sản xuất quần áo sang các nhà máy ở Triều Tiên, để hàng thành phẩm được sản xuất tại đây và xuất khẩu đi các nước khác.
Tiết kiệm chi phí
Năm ngoái, thương hiệu thời trang thể thao Rip Curl của Australia đã phải công khai xin lỗi sau khi phát hiện ra rằng một số sản phẩm quần áo dành cho môn trượt tuyết của hãng tuy được dán nhãn “made in China” nhưng lại được sản xuất ở Triều Tiên. Rip Curl đã đổ lỗi cho nhà cung cấp chọn sai nhà thầu phụ.
Tuy nhiên, giới thương nhân ở Dandong nói rằng những hoạt động như vậy là rất phổ biến. Một thương nhân Trung Quốc sống ở Bình Nhưỡng nói rằng nhà sản xuất có thể tiết kiệm được 75% chi phí nếu sản xuất quần áo ở Triều Tiên so với sản xuất ở Trung Quốc.
Một số nhà máy sản xuất hàng may mặc của Triều Tiên được đặt ở Siniuju, thành phố gần biên giới với Trung Quốc, cách Dandong không xa. Những nhà máy khác được đặt ở ngoại ô Bình Nhưỡng. Quần áo thành phẩm thường được chuyển từ các nhà máy này tới cảng biển của Trung Quốc trước khi xuất khẩu đi khắp thế giới, theo các thương nhân.
“Chúng tôi cố gắng đặt hàng ở Triều Tiên, nhưng các nhà máy lúc này đều đã kín đơn hàng cả rồi”, một nữ doanh nhân Trung Quốc gốc Triều Tiên ở Đại Liên, Trung Quốc cho hay. “Công nhân người Triều Tiên có năng suất làm việc cao hơn 30% so với công nhân Trung Quốc mỗi ngày. Họ thậm chí không đi toilet khi cần nếu cho rằng việc đó làm chậm tiến độ của dây chuyền”.
“Công nhân Trung Quốc làm việc chỉ để có lương. Người Triều Tiên có quan điểm khác, họ tin mình đang làm việc vì tổ quốc, vì lãnh tụ của họ”, vị doanh nhân nói.
So với ở nhiều quốc gia châu Á khác, lương của công nhân người Triều Tiên thấp hơn. Chẳng hạn, ở khu công nghiệp Kaesong trước đây, lương của công nhân Triều Tiên dao động từ 75-160 USD/tháng, so với mức 450-750 USD/tháng ở Trung Quốc. Kaesong là khu công nghiệp chung giữa hai miền bán đảo Triều Tiên nhưng hiện đã bị đóng cửa.
Các công ty may mặc Trung Quốc ngày càng dùng nhiều nhà máy ở Triều Tiên, cho dù họ đã chuyển nhà máy tới nhiều quốc gia khác như Bangladesh, Việt Nam và Campuchia để tránh chi phí cao trong nước.
“Tiền lương ở Trung Quốc giờ quá cao. Không có gì khó hiểu khi nhiều đơn hàng được chuyển sang Triều Tiên”, vị nữ doanh nhân Trung Quốc gốc Triều Tiên phát biểu.
Bên cạnh đó, các công ty may mặc Trung Quốc cũng đang sử dụng hàng nghìn công nhân người Triều Tiên làm việc ở Trung Quốc. Những công nhân này chính là nguồn ngoại tệ quan trọng gửi về nước trong bối cảnh Bình Nhưỡng bị siết trừng phạt.
Một nhà máy may mặc ở Dandong mà Reuters ghé thăm có 40 công nhân người Triều Tiên. Chủ nhà máy nói những công nhân này được trả khoảng 2.000 Nhân dân tệ, tương đương hơn 300 USD, mỗi tháng, bằng khoảng một nửa lương trả cho công nhân Trung Quốc.
Cũng theo ông chủ nhà máy, những công nhân người Triều Tiên này được phép giữ khoảng 1/3 số tiền lương nhận được, và phần còn lại được chuyển về cho Chính phủ Triều Tiên. Một ca làm việc tại nhà máy này thường kéo dài từ 7h30 sáng đến 10h tối.