“Trụ đỡ” nền kinh tế đang lung lay?
Gạo liên tục giảm giá, cá tra mất thị trường, cà phê gặp hạn nặng… thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam đang yếu đi rõ rệt
Gạo liên tục giảm giá, cá tra mất thị trường, cà phê gặp hạn nặng… những thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam đang yếu đi rõ rệt.
Những năm gần đây, trong sự xiêu vẹo của nền kinh tế, vai trò của nông nghiệp vẫn được nhắc đến như "trụ đỡ", cứu cánh đặc biệt riêng có của Việt Nam.
Tuy nhiên, một năm trước, ở kỳ họp thứ ba của Quốc hội, đã có khá nhiều ý kiến cho rằng nông nghiệp chưa được đối xử công bằng và nông dân được hưởng ít nhất từ những thành quả phát triển kinh tế, xã hội.
Nay, tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội thứ năm sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới đây, một số vị đại biểu đã không khỏi sốt ruột trước sự lung lay của "trụ đỡ" này.
Nền nông nghiệp đang có vấn đề, xuất khẩu thủy sản, cà phê và lúa đáng báo động, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) nhấn mạnh khi cùng Ủy ban Kinh tế xem xét báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội tại phiên họp cuối tháng Tư vừa qua.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong quý 1/2013, chỉ có khu vực dịch vụ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước đạt 5,65% (cùng kỳ tăng 4,99%). Công nghiệp và xây dựng tăng 4,93%, thấp hơn cùng kỳ cả ba năm từ 2010 - 2012.
Riêng nông lâm nghiệp và thủy sản chỉ đạt 2,24%, là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm gần đây. “Giá trị xuất khẩu thủy sản giảm 2,3%, cà phê giảm 1,5%, gạo giảm 1,4%, đây là vấn đề đáng báo động, cần xem xét cho cặn kẽ để có giải pháp thật là căn cơ”, bà Tuyết sốt ruột.
Nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có An Giang, theo phản ánh của nữ đại biểu này đã rơi vào tình cảnh điêu đứng, khi hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực là lúa và cá đã gần như bị tê liệt cả năm 2012 và quý 1/2013.
"Gạo là cứu cánh cho nền kinh tế song giá xuất khẩu giảm liên tục, cá tra là cứu cánh của đồng bằng sông Cửu Long lại còn khó hơn, cử tri kêu than rất dữ", bà Tuyết nói.
Cơ chế chính sách không phát huy hiệu quả, nghị quyết 02 của Chính phủ triển khai quá chậm nên gần như không có tác động gì được bà Tuyết nhìn nhận là các nguyên nhân quan trọng dẫn đến những khó khăn nói trên.
Bên cạnh báo cáo của Chính phủ, thông tin đến từ các bộ chuyên ngành cũng cho thấy rõ hơn "sức khỏe" của nền nông nghiệp.
Bộ Công Thương, ở những mặt được của hoạt động xuất nhập khẩu cho biết kim ngạch của nhóm hàng nông sản, thủy sản giảm nhẹ 0,35% và tỷ trọng của nhóm hàng nông lâm sản giảm từ 19% xuống còn 15,8%.
Còn ở chiều ngược lại, Bộ đánh giá, lượng xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản giảm cho thấy sự hạn chế trong việc gia tăng sản lượng và sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
Thứ trưởng Bộ này, bà Hồ Thị Kim Thoa nói rằng, để tăng giá trị xuất khẩu nông sản đòi hỏi có sự tích cực của nhiều bộ ngành chứ riêng một bộ thì rất khó trả lời. “Hiện nay vẫn đang con gà đẻ trước hay quả trứng đẻ trước, quy hoạch thế nào, giống thế nào, tiêu thụ thế nào để có sản phẩm cạnh tranh là bài toán phải giải trong thời gian tới”, bà Thoa nói.
Đưa ra các con số cụ thể hơn, một vị thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết quý 1/2013 giá trị xuất khẩu nông sản tăng 6,2% nhưng, hết tháng 4 chỉ còn tăng ở mức độ rất thấp, là 0,4%.
So với cùng kỳ năm trước, hàng nông sản chủ yếu là gạo và cao su giảm hơn 4%, thủy sản giảm hơn 3%. Đặc biệt là giá gạo xuất khẩu giảm 40% so với bình quân cùng kỳ nên lượng gạo xuất khẩu quý 1 tăng đến 34% nhưng kim ngạch thu về thấp hơn cùng kỳ năm trước.
Câu hỏi đặt ra là nếu thế thì nguyên nhân vì sao và ứng xử thế nào để định hướng cho nông dân, tôi tiếp xúc cử tri thì chỗ nào cũng hỏi đầu ra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu ngắt lời.
Trả lời rằng câu chuyện về thị trường, nhất là thị trường quốc tế thì cơ bản vẫn là Bộ Công Thương, song vị này cũng nhấn mạnh là trong nước cũng phải giải quyết các vấn đề của nội tại các doanh nghiệp xuất khẩu khi tình trạng tranh mua tranh bán vẫn quá nhiều, dù năm rồi đã giảm 100 đầu mối. Một số doanh nghiệp chủ lực như hai tổng công ty lương thực miền bắc và miền nam cũng có vấn đề tồn tại đang phải giải quyết, ông cho biết.
Tiếp mạch khó khăn, với cà phê, gian nan lại đến ngay từ khâu trồng trọt khi 20% diện tích đang khô hạn rất nghiêm trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến 30% năng suất mà còn mất cả năm tiếp theo để phục hồi, vẫn thông tin từ ngành nông nghiệp.
Nhìn về khả năng tăng trưởng của ngành từ nay đến cuối năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu ra khá nhiều ảnh hưởng không tích cực.
Đó là tình hình hạn hán gay gắt ở các tỉnh Tây Nguyên và Trung bộ có khả năng đến cuối tháng 8/2013 mới dần được cải thiện. Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, tiếp tục đe dọa sản xuất.
Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với gạo, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản.
Vì vậy, dù Chính phủ có “hứa” sẽ đẩy mạnh ưu tiên cho vay các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn, song nỗi lo của các vị đại biểu vẫn chẳng hề vơi.
Bởi, như dẫn chứng của một vị đại biểu đến từ Lạng Sơn, thì vừa qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh này đã chuyển 1.000 tỉ đồng “về Trung ương”, vì huy động được nhưng không cho vay được.
Còn theo nhìn nhận của Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Mai Xuân Hùng thì mặc cho nông dân nóng lòng chờ đợi, một số chính sách mà điển hình là mua thóc tạm trữ nói là hỗ trợ nông dân nhưng nông dân chưa hề được hưởng. Trong khi giá gạo vẫn giảm sâu và thị trường xuất khẩu gần như không có.
Những năm gần đây, trong sự xiêu vẹo của nền kinh tế, vai trò của nông nghiệp vẫn được nhắc đến như "trụ đỡ", cứu cánh đặc biệt riêng có của Việt Nam.
Tuy nhiên, một năm trước, ở kỳ họp thứ ba của Quốc hội, đã có khá nhiều ý kiến cho rằng nông nghiệp chưa được đối xử công bằng và nông dân được hưởng ít nhất từ những thành quả phát triển kinh tế, xã hội.
Nay, tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội thứ năm sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới đây, một số vị đại biểu đã không khỏi sốt ruột trước sự lung lay của "trụ đỡ" này.
Nền nông nghiệp đang có vấn đề, xuất khẩu thủy sản, cà phê và lúa đáng báo động, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) nhấn mạnh khi cùng Ủy ban Kinh tế xem xét báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội tại phiên họp cuối tháng Tư vừa qua.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong quý 1/2013, chỉ có khu vực dịch vụ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước đạt 5,65% (cùng kỳ tăng 4,99%). Công nghiệp và xây dựng tăng 4,93%, thấp hơn cùng kỳ cả ba năm từ 2010 - 2012.
Riêng nông lâm nghiệp và thủy sản chỉ đạt 2,24%, là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm gần đây. “Giá trị xuất khẩu thủy sản giảm 2,3%, cà phê giảm 1,5%, gạo giảm 1,4%, đây là vấn đề đáng báo động, cần xem xét cho cặn kẽ để có giải pháp thật là căn cơ”, bà Tuyết sốt ruột.
Nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có An Giang, theo phản ánh của nữ đại biểu này đã rơi vào tình cảnh điêu đứng, khi hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực là lúa và cá đã gần như bị tê liệt cả năm 2012 và quý 1/2013.
"Gạo là cứu cánh cho nền kinh tế song giá xuất khẩu giảm liên tục, cá tra là cứu cánh của đồng bằng sông Cửu Long lại còn khó hơn, cử tri kêu than rất dữ", bà Tuyết nói.
Cơ chế chính sách không phát huy hiệu quả, nghị quyết 02 của Chính phủ triển khai quá chậm nên gần như không có tác động gì được bà Tuyết nhìn nhận là các nguyên nhân quan trọng dẫn đến những khó khăn nói trên.
Bên cạnh báo cáo của Chính phủ, thông tin đến từ các bộ chuyên ngành cũng cho thấy rõ hơn "sức khỏe" của nền nông nghiệp.
Bộ Công Thương, ở những mặt được của hoạt động xuất nhập khẩu cho biết kim ngạch của nhóm hàng nông sản, thủy sản giảm nhẹ 0,35% và tỷ trọng của nhóm hàng nông lâm sản giảm từ 19% xuống còn 15,8%.
Còn ở chiều ngược lại, Bộ đánh giá, lượng xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản giảm cho thấy sự hạn chế trong việc gia tăng sản lượng và sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
Thứ trưởng Bộ này, bà Hồ Thị Kim Thoa nói rằng, để tăng giá trị xuất khẩu nông sản đòi hỏi có sự tích cực của nhiều bộ ngành chứ riêng một bộ thì rất khó trả lời. “Hiện nay vẫn đang con gà đẻ trước hay quả trứng đẻ trước, quy hoạch thế nào, giống thế nào, tiêu thụ thế nào để có sản phẩm cạnh tranh là bài toán phải giải trong thời gian tới”, bà Thoa nói.
Đưa ra các con số cụ thể hơn, một vị thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết quý 1/2013 giá trị xuất khẩu nông sản tăng 6,2% nhưng, hết tháng 4 chỉ còn tăng ở mức độ rất thấp, là 0,4%.
So với cùng kỳ năm trước, hàng nông sản chủ yếu là gạo và cao su giảm hơn 4%, thủy sản giảm hơn 3%. Đặc biệt là giá gạo xuất khẩu giảm 40% so với bình quân cùng kỳ nên lượng gạo xuất khẩu quý 1 tăng đến 34% nhưng kim ngạch thu về thấp hơn cùng kỳ năm trước.
Câu hỏi đặt ra là nếu thế thì nguyên nhân vì sao và ứng xử thế nào để định hướng cho nông dân, tôi tiếp xúc cử tri thì chỗ nào cũng hỏi đầu ra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu ngắt lời.
Trả lời rằng câu chuyện về thị trường, nhất là thị trường quốc tế thì cơ bản vẫn là Bộ Công Thương, song vị này cũng nhấn mạnh là trong nước cũng phải giải quyết các vấn đề của nội tại các doanh nghiệp xuất khẩu khi tình trạng tranh mua tranh bán vẫn quá nhiều, dù năm rồi đã giảm 100 đầu mối. Một số doanh nghiệp chủ lực như hai tổng công ty lương thực miền bắc và miền nam cũng có vấn đề tồn tại đang phải giải quyết, ông cho biết.
Tiếp mạch khó khăn, với cà phê, gian nan lại đến ngay từ khâu trồng trọt khi 20% diện tích đang khô hạn rất nghiêm trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến 30% năng suất mà còn mất cả năm tiếp theo để phục hồi, vẫn thông tin từ ngành nông nghiệp.
Nhìn về khả năng tăng trưởng của ngành từ nay đến cuối năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu ra khá nhiều ảnh hưởng không tích cực.
Đó là tình hình hạn hán gay gắt ở các tỉnh Tây Nguyên và Trung bộ có khả năng đến cuối tháng 8/2013 mới dần được cải thiện. Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, tiếp tục đe dọa sản xuất.
Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với gạo, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản.
Vì vậy, dù Chính phủ có “hứa” sẽ đẩy mạnh ưu tiên cho vay các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn, song nỗi lo của các vị đại biểu vẫn chẳng hề vơi.
Bởi, như dẫn chứng của một vị đại biểu đến từ Lạng Sơn, thì vừa qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh này đã chuyển 1.000 tỉ đồng “về Trung ương”, vì huy động được nhưng không cho vay được.
Còn theo nhìn nhận của Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Mai Xuân Hùng thì mặc cho nông dân nóng lòng chờ đợi, một số chính sách mà điển hình là mua thóc tạm trữ nói là hỗ trợ nông dân nhưng nông dân chưa hề được hưởng. Trong khi giá gạo vẫn giảm sâu và thị trường xuất khẩu gần như không có.