Trừng phạt kinh tế Nga, phương Tây mất gì?
Lệnh trừng phạt đối với ngành ngân hàng Nga có thể sẽ buộc Nga tìm kiếm các lựa chọn khác để thay thế London
Theo một bài viết của hãng tin BBC, loạt lệnh trừng phạt mới nhất mà Mỹ và châu Âu tung ra đối với Moscow có thể sẽ khiến phương Tây gặp không ít tổn hại.
“Các lệnh trừng phạt mới rốt cục sẽ ảnh hưởng xấu tới London, cũng như New York, bởi lần đầu tiên, người Nga sẽ nhận ra rằng, trên thực tế họ có thể sống mà không cần tới ngành dịch vụ tài chính toàn cầu”, BBC dẫn lời chuyên gia ngành ngân hàng Ralph Silva. Chuyên gia này cũng cho rằng, lệnh trừng phạt sẽ chỉ làm cho lập trường của Tổng thống Nga Vladimir Putin càng trở nên vững vàng hơn.
“Ông Putin đến nay vẫn giữ vững lập trường trước các lệnh trừng phạt. Dân chúng Nga xem ông ấy như người bảo vệ và nếu ông ấy đưa nước Nga vượt qua được sự trừng phạt của phương Tây, thì sự nắm giữ quyền lực của ông ấy càng được củng cố”, chuyên gia Silva nói thêm.
Theo số liệu mà bài viết đưa ra, EU chiếm hơn 45% xuất khẩu của Nga, trong khi Nga chiếm chưa đầy 3% xuất khẩu của châu Âu.
Trả lời phỏng vấn BBC, nhà phân tích tài chính Chris Skinner ở London nói, lệnh trừng phạt đối với ngành ngân hàng Nga có thể sẽ buộc Nga tìm kiếm các lựa chọn khác để thay thế London. Ông Skinner nói rằng, các hạn chế “sẽ tiêu diệt dòng vốn từ Nga sang thị trường London nếu như Nga tìm được lựa chọn khác, chẳng hạn chuyển vốn sang Hồng Kông hoặc Thượng Hải”.
Trước đó, ngân hàng Bank of Moscow của Nga nói, hoạt động của nhà băng này không bị lệnh trừng phạt ảnh hưởng và nhà băng này không có kế hoạch vay vốn từ thị trường bên ngoài. Các đại diện của ngân hàng quốc doanh Nga VTB Bank thì nói, lệnh trừng phạt có khả năng sẽ gây thiệt hại kinh tế cho tất cả các bên, không riêng gì Nga.
Ngoài các hạn chế về tài chính, EU còn đưa ra danh sách các loại vũ khí cấm bán cho Nga. Ngoài ra, Nga cũng bị hạn chế xuất khẩu vũ khí sang EU.
“Xét tới khối lượng giao dịch vũ khí tương đối thấp giữa EU và Nga, lệnh trừng phạt này mang ý nghĩa tượng trưng nhiều hơn, nhất là khi Pháp tiếp tục duy trì thỏa thuận cung cấp hai hàng không mẫu hạm lớp Mistral cho Nga”, BBC dẫn lời nhà phân tích Lilit Gevorgyan thuộc hãng nghiên cứu IHS Global Insight nhận định.
“Mặc dù Nga là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ nhì thế giới, nhập khẩu quân sự của nước này từ EU chỉ ở mức hạn chế”, ông Gevorgryan nói thêm.
Theo BBC, các doanh nghiệp quốc phòng Nga đã liên tục nhấn mạnh rằng, các khách hàng Mỹ sẽ mất cơ hội với đối tác Nga do lệnh trừng phạt của Washington.
Trong lĩnh vực năng lượng, EU không đi xa tới mức hạn chế nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga, bởi cách trừng phạt như vậy có thể khiến nền kinh tế châu Âu gặp khó. Thay vào đó, EU cấm xuất khẩu công nghệ dùng cho thăm dò năng lượng sang Nga.
Đáp trả lại lệnh trừng phạt của phương Tây, hãng khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga tuyên bố sẽ tìm mua linh kiện turbine sử dụng trong lĩnh vực thăm dò và khai thác khí đốt từ thị trường trong nước, thay vì dựa vào nhập khẩu.
Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo rằng, một làn sóng trừng phạt kinh tế mới mà phương Tây nhằm vào ngành năng lượng Nga sẽ đẩy giá năng lượng ở châu Âu lên cao, khiến EU với 28 quốc gia thành viên tổn thất không kém gì Nga. Đến nay, Nga vẫn giữ quan điểm rằng, các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ “phản đòn” và là “con đường chẳng dẫn tới đâu”.
“Các lệnh trừng phạt mới rốt cục sẽ ảnh hưởng xấu tới London, cũng như New York, bởi lần đầu tiên, người Nga sẽ nhận ra rằng, trên thực tế họ có thể sống mà không cần tới ngành dịch vụ tài chính toàn cầu”, BBC dẫn lời chuyên gia ngành ngân hàng Ralph Silva. Chuyên gia này cũng cho rằng, lệnh trừng phạt sẽ chỉ làm cho lập trường của Tổng thống Nga Vladimir Putin càng trở nên vững vàng hơn.
“Ông Putin đến nay vẫn giữ vững lập trường trước các lệnh trừng phạt. Dân chúng Nga xem ông ấy như người bảo vệ và nếu ông ấy đưa nước Nga vượt qua được sự trừng phạt của phương Tây, thì sự nắm giữ quyền lực của ông ấy càng được củng cố”, chuyên gia Silva nói thêm.
Theo số liệu mà bài viết đưa ra, EU chiếm hơn 45% xuất khẩu của Nga, trong khi Nga chiếm chưa đầy 3% xuất khẩu của châu Âu.
Trả lời phỏng vấn BBC, nhà phân tích tài chính Chris Skinner ở London nói, lệnh trừng phạt đối với ngành ngân hàng Nga có thể sẽ buộc Nga tìm kiếm các lựa chọn khác để thay thế London. Ông Skinner nói rằng, các hạn chế “sẽ tiêu diệt dòng vốn từ Nga sang thị trường London nếu như Nga tìm được lựa chọn khác, chẳng hạn chuyển vốn sang Hồng Kông hoặc Thượng Hải”.
Trước đó, ngân hàng Bank of Moscow của Nga nói, hoạt động của nhà băng này không bị lệnh trừng phạt ảnh hưởng và nhà băng này không có kế hoạch vay vốn từ thị trường bên ngoài. Các đại diện của ngân hàng quốc doanh Nga VTB Bank thì nói, lệnh trừng phạt có khả năng sẽ gây thiệt hại kinh tế cho tất cả các bên, không riêng gì Nga.
Ngoài các hạn chế về tài chính, EU còn đưa ra danh sách các loại vũ khí cấm bán cho Nga. Ngoài ra, Nga cũng bị hạn chế xuất khẩu vũ khí sang EU.
“Xét tới khối lượng giao dịch vũ khí tương đối thấp giữa EU và Nga, lệnh trừng phạt này mang ý nghĩa tượng trưng nhiều hơn, nhất là khi Pháp tiếp tục duy trì thỏa thuận cung cấp hai hàng không mẫu hạm lớp Mistral cho Nga”, BBC dẫn lời nhà phân tích Lilit Gevorgyan thuộc hãng nghiên cứu IHS Global Insight nhận định.
“Mặc dù Nga là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ nhì thế giới, nhập khẩu quân sự của nước này từ EU chỉ ở mức hạn chế”, ông Gevorgryan nói thêm.
Theo BBC, các doanh nghiệp quốc phòng Nga đã liên tục nhấn mạnh rằng, các khách hàng Mỹ sẽ mất cơ hội với đối tác Nga do lệnh trừng phạt của Washington.
Trong lĩnh vực năng lượng, EU không đi xa tới mức hạn chế nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga, bởi cách trừng phạt như vậy có thể khiến nền kinh tế châu Âu gặp khó. Thay vào đó, EU cấm xuất khẩu công nghệ dùng cho thăm dò năng lượng sang Nga.
Đáp trả lại lệnh trừng phạt của phương Tây, hãng khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga tuyên bố sẽ tìm mua linh kiện turbine sử dụng trong lĩnh vực thăm dò và khai thác khí đốt từ thị trường trong nước, thay vì dựa vào nhập khẩu.
Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo rằng, một làn sóng trừng phạt kinh tế mới mà phương Tây nhằm vào ngành năng lượng Nga sẽ đẩy giá năng lượng ở châu Âu lên cao, khiến EU với 28 quốc gia thành viên tổn thất không kém gì Nga. Đến nay, Nga vẫn giữ quan điểm rằng, các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ “phản đòn” và là “con đường chẳng dẫn tới đâu”.