Trung Quốc “đe” các nghị sỹ dân chủ của Hồng Kông
Trung Quốc lên tiếng cảnh báo rằng bất kỳ ai đòi độc lập cho Hồng Kông đều có thể bị trừng trị
Trung Quốc lên tiếng cảnh báo rằng bất kỳ ai đòi độc lập cho Hồng Kông đều có thể bị trừng trị.
Lời cảnh báo cứng rắn này được Trung Quốc đưa ra sau khi một số nhà hoạt động dân chủ trẻ tuổi của Hồng Kông, bao gồm các thủ lĩnh sinh viên biểu tình, trúng cử Hội đồng Lập pháp của vùng lãnh thổ.
Theo tin từ BBC, Chính phủ Trung Quốc đã nhấn mạnh việc Bắc Kinh “cương quyết phản đối” bất kỳ hoạt động đòi độc lập nào cho Hồng Kông trong hoặc ngoài Hội đồng Lập pháp.
Nhiều người Hồng Kông đang ngày càng quan ngại về việc Bắc Kinh can thiệp vào nền chính trị của vùng lãnh thổ này.
30 ứng cử viên ủng hộ dân chủ đã trở thành nghị sỹ trong Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, theo kết quả cuộc bầu cử diễn ra vào ngày Chủ nhật vừa rồi, tăng từ con số 27 nghị sỹ ủng hộ dân chủ trước đó. Điều này đồng nghĩa với việc các nghị sỹ dân chủ có thể phủ quyết những thay đổi lớn trong hiến pháp của Hồng Kông.
Có ít nhất 6 ứng cử viên trẻ ủng hộ Hồng Kông độc lập trở thành nghị sỹ trong cuộc bầu cử này.
Trong số này có Nathan Law, 23 tuổi, người đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc biểu tình mang tên “Phong trào chiếc ô” hồi năm 2014. Law cũng là người đồng sáng lập Đảng Demosisto cùng với Joshua Wong - một thủ lĩnh sinh viên nổi tiếng khác của Hồng Kông.
Một số ứng cử viên đã bị cấm tranh cử trong cuộc bầu cử lần này ở Hồng Kông vì không chứng minh được rằng họ không còn ủng hộ Hồng Kông giành độc lập.
Chính phủ Trung Quốc phản đối mạnh việc trao thêm quyền độc lập chính trị cho Hồng Kông.
Trong một tuyên bố, Văn phòng Các vấn đề Hồng Kông và Macau của Trung Quốc nhấn mạnh rằng các ứng cử viên đã công khai kêu gọi Hồng Kông độc lập trong chiến dịch tranh cử.
“Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ việc chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông thực hiện các hình phạt theo quy định của pháp luật”, hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã dẫn tuyên bố trên.
Dù là một đặc khu hành chính của Trung Quốc, Hồng Kông hoạt động theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Nguyên tắc này cho phép Hồng Kông, một thuộc địa cũ của Anh, mức độ tự trị cao và duy trì hệ thống kinh tế và xã hội của mình cho tới năm 2047.
Cuộc bầu cử hôm Chủ nhật vừa rồi là cuộc bầu cử đầu tiên ở Hồng Kông kể từ cuộc biểu tình đường phố hồi năm 2014. Trong cuộc biểu tình rầm rộ đó, người biểu tình, chủ yếu là giới trẻ, đổ ra các đường phố chính của Hồng Kông đòi Trung Quốc trao thêm quyền tự trị cho vùng lãnh thổ, khiến nhiều khu vực của thành phố rơi vào tình trạng tê liệt kéo dài suốt nhiều tuần.
Lời cảnh báo cứng rắn này được Trung Quốc đưa ra sau khi một số nhà hoạt động dân chủ trẻ tuổi của Hồng Kông, bao gồm các thủ lĩnh sinh viên biểu tình, trúng cử Hội đồng Lập pháp của vùng lãnh thổ.
Theo tin từ BBC, Chính phủ Trung Quốc đã nhấn mạnh việc Bắc Kinh “cương quyết phản đối” bất kỳ hoạt động đòi độc lập nào cho Hồng Kông trong hoặc ngoài Hội đồng Lập pháp.
Nhiều người Hồng Kông đang ngày càng quan ngại về việc Bắc Kinh can thiệp vào nền chính trị của vùng lãnh thổ này.
30 ứng cử viên ủng hộ dân chủ đã trở thành nghị sỹ trong Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, theo kết quả cuộc bầu cử diễn ra vào ngày Chủ nhật vừa rồi, tăng từ con số 27 nghị sỹ ủng hộ dân chủ trước đó. Điều này đồng nghĩa với việc các nghị sỹ dân chủ có thể phủ quyết những thay đổi lớn trong hiến pháp của Hồng Kông.
Có ít nhất 6 ứng cử viên trẻ ủng hộ Hồng Kông độc lập trở thành nghị sỹ trong cuộc bầu cử này.
Trong số này có Nathan Law, 23 tuổi, người đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc biểu tình mang tên “Phong trào chiếc ô” hồi năm 2014. Law cũng là người đồng sáng lập Đảng Demosisto cùng với Joshua Wong - một thủ lĩnh sinh viên nổi tiếng khác của Hồng Kông.
Một số ứng cử viên đã bị cấm tranh cử trong cuộc bầu cử lần này ở Hồng Kông vì không chứng minh được rằng họ không còn ủng hộ Hồng Kông giành độc lập.
Chính phủ Trung Quốc phản đối mạnh việc trao thêm quyền độc lập chính trị cho Hồng Kông.
Trong một tuyên bố, Văn phòng Các vấn đề Hồng Kông và Macau của Trung Quốc nhấn mạnh rằng các ứng cử viên đã công khai kêu gọi Hồng Kông độc lập trong chiến dịch tranh cử.
“Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ việc chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông thực hiện các hình phạt theo quy định của pháp luật”, hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã dẫn tuyên bố trên.
Dù là một đặc khu hành chính của Trung Quốc, Hồng Kông hoạt động theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Nguyên tắc này cho phép Hồng Kông, một thuộc địa cũ của Anh, mức độ tự trị cao và duy trì hệ thống kinh tế và xã hội của mình cho tới năm 2047.
Cuộc bầu cử hôm Chủ nhật vừa rồi là cuộc bầu cử đầu tiên ở Hồng Kông kể từ cuộc biểu tình đường phố hồi năm 2014. Trong cuộc biểu tình rầm rộ đó, người biểu tình, chủ yếu là giới trẻ, đổ ra các đường phố chính của Hồng Kông đòi Trung Quốc trao thêm quyền tự trị cho vùng lãnh thổ, khiến nhiều khu vực của thành phố rơi vào tình trạng tê liệt kéo dài suốt nhiều tuần.