Trung Quốc điều thêm giàn khoan ra biển Đông
Quyết định triển khai thêm giàn khoan trên biển Đông của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng mạnh
Theo tin từ Reuters, Trung Quốc đang điều thêm giàn khoan ra biển Đông trong bối cảnh căng thẳng trên vùng biển này gia tăng mạnh. Động thái này diễn ra gần hai tháng sau khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Reuters cho biết, các tọa độ được đăng tải trên website của Cục Hải sự Trung Quốc cho thấy, các giàn khoan Nam Hải số 2 và số 5 sẽ được triển khai tại khu vực giữa phía Nam của Trung Quốc và quần đảo Pratas, hay còn gọi là quần đảo Đông Sa do Đài Loan quản lý. Giàn khoan Nam Hải số 4 sẽ được kéo tới khu vực gần bờ biển Trung Quốc.
Cục Hải sự Trung Quốc không nói rõ đơn vị nào sở hữu những giàn khoan này, nhưng nói rằng cả ba giàn khoan trên sẽ được hạ đặt trong thời gian từ nay tới ngày 12/8.
Đầu tuần này, Cục Hải sự Trung Quốc công bố tọa độ của một giàn khoan khác là Nam Hải số 9 dự kiến sẽ được triển khai ngay gần vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trước khi kết thúc ngày thứ Sáu (20/6).
Khi được hỏi về giàn khoan thứ Nam Hải số 9 tại cuộc họp báo ngày 19/6, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói: “Theo như tôi được biết, giàn khoan này nằm ở vùng biển ngoài khơi đảo Hải Nam của Trung Quốc”.
Quyết định triển khai thêm giàn khoan trên biển Đông của Trung Quốc diễn ra giữa lúc nhiều nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, quan ngại sâu sắc về thái độ hung hăng gia tăng của Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Thời báo Hoàn cầu, một tờ báo trực thuộc tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, dẫn lời ông Zhuang Guoto, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn nói rằng, việc Trung Quốc triển khai thêm giàn khoan trên biển Đông là một “động thái chiến lược”.
Tập đoàn Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã tuyên bố có 4 dự án mới dự kiến được thực thi trên khu vực phía Đông và Tây của biển Đông trong nửa sau của năm 2014. Theo Reuters, chưa rõ liệu các giàn khoan mà Trung Quốc triển khai sau Hải Dương 981 có phải là một phần của các dự án này hay không.
Phát ngôn viên của CNOOC hiện chưa có bình luận gì về sự việc trên, nhưng nói rằng tập đoàn này từ lâu đã muốn tăng cường sản lượng bằng cách thăm dò nhiều hơn ở các vùng nước sâu ngoài khơi Trung Quốc.
CNOOC cũng đã cho biết sẽ tăng vốn đầu tư cơ bản thêm 1/3 cho năm 2014, lên mức xấp xỉ 20 tỷ USD.
Reuters cho biết, các tọa độ được đăng tải trên website của Cục Hải sự Trung Quốc cho thấy, các giàn khoan Nam Hải số 2 và số 5 sẽ được triển khai tại khu vực giữa phía Nam của Trung Quốc và quần đảo Pratas, hay còn gọi là quần đảo Đông Sa do Đài Loan quản lý. Giàn khoan Nam Hải số 4 sẽ được kéo tới khu vực gần bờ biển Trung Quốc.
Cục Hải sự Trung Quốc không nói rõ đơn vị nào sở hữu những giàn khoan này, nhưng nói rằng cả ba giàn khoan trên sẽ được hạ đặt trong thời gian từ nay tới ngày 12/8.
Đầu tuần này, Cục Hải sự Trung Quốc công bố tọa độ của một giàn khoan khác là Nam Hải số 9 dự kiến sẽ được triển khai ngay gần vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trước khi kết thúc ngày thứ Sáu (20/6).
Khi được hỏi về giàn khoan thứ Nam Hải số 9 tại cuộc họp báo ngày 19/6, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói: “Theo như tôi được biết, giàn khoan này nằm ở vùng biển ngoài khơi đảo Hải Nam của Trung Quốc”.
Quyết định triển khai thêm giàn khoan trên biển Đông của Trung Quốc diễn ra giữa lúc nhiều nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, quan ngại sâu sắc về thái độ hung hăng gia tăng của Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Thời báo Hoàn cầu, một tờ báo trực thuộc tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, dẫn lời ông Zhuang Guoto, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn nói rằng, việc Trung Quốc triển khai thêm giàn khoan trên biển Đông là một “động thái chiến lược”.
Tập đoàn Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã tuyên bố có 4 dự án mới dự kiến được thực thi trên khu vực phía Đông và Tây của biển Đông trong nửa sau của năm 2014. Theo Reuters, chưa rõ liệu các giàn khoan mà Trung Quốc triển khai sau Hải Dương 981 có phải là một phần của các dự án này hay không.
Phát ngôn viên của CNOOC hiện chưa có bình luận gì về sự việc trên, nhưng nói rằng tập đoàn này từ lâu đã muốn tăng cường sản lượng bằng cách thăm dò nhiều hơn ở các vùng nước sâu ngoài khơi Trung Quốc.
CNOOC cũng đã cho biết sẽ tăng vốn đầu tư cơ bản thêm 1/3 cho năm 2014, lên mức xấp xỉ 20 tỷ USD.