Trung Quốc “đuổi” máy bay quân sự Philippines trên biển Đông
Tuy nhiên, các máy bay quân sự Philippines bị Trung Quốc cảnh báo đã phớt lờ những lời cảnh báo này
Trung Quốc đã ít nhất 6 lần cảnh báo máy bay thuộc lực lượng không quân và hải quân của Philippines phải rời khỏi khu vực có tranh chấp trên biển Đông. Theo tin từ Reuters, thông tin này được một quan chức cấp cao của quân đội Philippines đưa ra hôm nay (7/5) trong một buổi điều trần trước Thượng viện nước này.
Phó đô đốcAlexander Lopez không đưa ra thời điểm cụ thể về những lần cảnh báo của Trung Quốc. Tuy vậy, một quan chức cấp cao của không quân Philippines tiết lộ với Reuters rằng, những lời cảnh báo này được đưa ra 3 tháng trở lại đây.
Trung Quốc “có thể sẽ kiểm tra vùng biển này” để xem liệu có thể thiết lập một vùng cấm bay trên quần đảo Trường Sa thuộc biển Đông - vị quan chức hải quân Philippines đề nghị giấu tên nhận định.
Những hình ảnh vệ tinh được công bố gần đây cho thấy Trung Quốc đang đẩy nhanh việc bồi lấp bất hợp pháp các bãi đá trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam và xây dựng một đường băng trên một hòn đảo nhân tạo tại đây.
Những động thái này của Trung Quốc đã khiến các nước trong khu vực Đông Nam Á quan ngại và vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của Mỹ.
“Khi chúng tôi thực hiện việc tuần tra hàng hải bằng đường không như thường lệ và bay qua vùng không phận quốc tế, máy bay của không quân chúng tôi đã bị thách thức trên radio”, phó đô đốc Lopez, tư lệnh vùng biển phía Tây của Philippines, phát biểu trước các thượng nghị sỹ.
Ông Lopez cũng nói thêm rằng, tuy nhiên, các máy bay quân sự Philippines bị Trung Quốc cảnh báo đã phớt lờ những lời cảnh báo này.
“Phía Trung Quốc nói máy bay của chúng tôi đang ở trong vùng an ninh quân sự của họ”, ông Lopez cho biết.
Trung Quốc hiện đã triển khai tàu hải cảnh và hải quân tới quần đảo Trường Sa, nhưng hiếm khi đưa máy bay tới khu vực này do khoảng cách xa từ Trung Quốc đại lục.
Tháng trước, một chiến hạm Trung Quốc thách thức một máy bay tuần tra hàng hải của Philippines ở khu vực bãi cạn Subi, yêu cầu máy bay đang bay thấp này phải rời khỏi “lãnh thổ của Trung Quốc” - phát ngôn viên quân sự của Philippines, trung tá Harold Cabunoc cho hay.
Tháng trước, tư lệnh hải quân Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đô đốc Samuel Locklear nói Trung Quốc có thể sẽ triển khai radar và hệ thống tên lửa tại các đảo mà nước này chiếm giữ bất hợp pháp Biển Đông nhằm sử dụng để áp đặt một vùng cấm bay.
Trung Quốc luôn miệng phủ nhận những cáo buộc cho rằng các hành động của nước này trên biển Đông là gây hấn. Gần đây, Bắc Kinh thậm chí cáo buộc Philippines và Việt Nam thực hiện việc xây dựng “trái phép” trên biển Đông.
Phó đô đốc Lopez nói Trung Quốc đã bồi lấp, mở rộng 7 bãi đá mà nước này chiếm giữ trên biển Đông, tăng diện tích của các bãi đá này từ vài nghìn mét vuông lên 11 hectare, trở thành những hòn đảo nhân tạo. Trong số này có hai khu vực gần đảo Thị Tứ và bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Mới đây, một đô đốc hải quân Trung Quốc nói Mỹ và các quốc gia khác sẽ được chào đón nếu muốn sử dụng các cơ sở dân sự mà Trung Quốc đang xây dựng ở Trường Sa cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và dự báo thời tiết “khi các điều kiện thích hợp”. Tuy vậy, phía Mỹ đã thẳng thừng từ chối đề xuất này của Trung Quốc.
Trung Quốc đã vấp phải sự chỉ trích của Nhật Bản và Mỹ khi thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ), mà ở đó máy bay đi qua phải công bố thông tin cho nhà chức trách Trung Quốc, trên biển Hoa Đông vào cuối năm 2015.
Phó đô đốcAlexander Lopez không đưa ra thời điểm cụ thể về những lần cảnh báo của Trung Quốc. Tuy vậy, một quan chức cấp cao của không quân Philippines tiết lộ với Reuters rằng, những lời cảnh báo này được đưa ra 3 tháng trở lại đây.
Trung Quốc “có thể sẽ kiểm tra vùng biển này” để xem liệu có thể thiết lập một vùng cấm bay trên quần đảo Trường Sa thuộc biển Đông - vị quan chức hải quân Philippines đề nghị giấu tên nhận định.
Những hình ảnh vệ tinh được công bố gần đây cho thấy Trung Quốc đang đẩy nhanh việc bồi lấp bất hợp pháp các bãi đá trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam và xây dựng một đường băng trên một hòn đảo nhân tạo tại đây.
Những động thái này của Trung Quốc đã khiến các nước trong khu vực Đông Nam Á quan ngại và vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của Mỹ.
“Khi chúng tôi thực hiện việc tuần tra hàng hải bằng đường không như thường lệ và bay qua vùng không phận quốc tế, máy bay của không quân chúng tôi đã bị thách thức trên radio”, phó đô đốc Lopez, tư lệnh vùng biển phía Tây của Philippines, phát biểu trước các thượng nghị sỹ.
Ông Lopez cũng nói thêm rằng, tuy nhiên, các máy bay quân sự Philippines bị Trung Quốc cảnh báo đã phớt lờ những lời cảnh báo này.
“Phía Trung Quốc nói máy bay của chúng tôi đang ở trong vùng an ninh quân sự của họ”, ông Lopez cho biết.
Trung Quốc hiện đã triển khai tàu hải cảnh và hải quân tới quần đảo Trường Sa, nhưng hiếm khi đưa máy bay tới khu vực này do khoảng cách xa từ Trung Quốc đại lục.
Tháng trước, một chiến hạm Trung Quốc thách thức một máy bay tuần tra hàng hải của Philippines ở khu vực bãi cạn Subi, yêu cầu máy bay đang bay thấp này phải rời khỏi “lãnh thổ của Trung Quốc” - phát ngôn viên quân sự của Philippines, trung tá Harold Cabunoc cho hay.
Tháng trước, tư lệnh hải quân Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đô đốc Samuel Locklear nói Trung Quốc có thể sẽ triển khai radar và hệ thống tên lửa tại các đảo mà nước này chiếm giữ bất hợp pháp Biển Đông nhằm sử dụng để áp đặt một vùng cấm bay.
Trung Quốc luôn miệng phủ nhận những cáo buộc cho rằng các hành động của nước này trên biển Đông là gây hấn. Gần đây, Bắc Kinh thậm chí cáo buộc Philippines và Việt Nam thực hiện việc xây dựng “trái phép” trên biển Đông.
Phó đô đốc Lopez nói Trung Quốc đã bồi lấp, mở rộng 7 bãi đá mà nước này chiếm giữ trên biển Đông, tăng diện tích của các bãi đá này từ vài nghìn mét vuông lên 11 hectare, trở thành những hòn đảo nhân tạo. Trong số này có hai khu vực gần đảo Thị Tứ và bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Mới đây, một đô đốc hải quân Trung Quốc nói Mỹ và các quốc gia khác sẽ được chào đón nếu muốn sử dụng các cơ sở dân sự mà Trung Quốc đang xây dựng ở Trường Sa cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và dự báo thời tiết “khi các điều kiện thích hợp”. Tuy vậy, phía Mỹ đã thẳng thừng từ chối đề xuất này của Trung Quốc.
Trung Quốc đã vấp phải sự chỉ trích của Nhật Bản và Mỹ khi thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ), mà ở đó máy bay đi qua phải công bố thông tin cho nhà chức trách Trung Quốc, trên biển Hoa Đông vào cuối năm 2015.