Mỹ tố Trung Quốc xây “Vạn Lý Trường Thành” trên biển Đông
“Việc Trung Quốc làm gì tiếp theo sẽ là tín hiệu quan trọng cho thấy liệu khu vực sẽ tiến tới đối đầu hay hợp tác”
Hoạt động xây dựng đảo nhân tạo chưa từng có tiền lệ của Trung Quốc trên biển Đông đang đặt ra những câu hỏi lớn - tờ Wall Street Journal dẫn lời đô đốc Harry Harris Jr., tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Ông Harris cáo buộc Trung Quốc đang xây dựng một “Vạn Lý Trường Thành bằng cát” trên biển Đông. Đây được coi là lời chỉ trích công khai và mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của vị tư lệnh này đối với hoạt đông xây dựng của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
“Khi nhìn vào sự gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông - bao gồm sự mơ hồ của tuyên bố "đường 9 đoạn" không phù hợp với luật pháp quốc tế - không có gì ngạc nhiên khi thấy quy mô và tốc độ xây dựng các hòn đảo nhân tạo đang đặt ra những câu hỏi lớn về dự tính của Trung Quốc”, đô đốc Harris phát biểu tại một hội nghị an ninh hàng hải do Viện Chính sách chiến lược Australia tổ chức.
Theo ông Harris, Trung Quốc đã tạo ra 4 km vuông đảo nhân tạo trên biển Đông, và hoạt động xây dựng vẫn tiếp tục diễn ra.
“Việc Trung Quốc làm gì tiếp theo sẽ là tín hiệu quan trọng cho thấy liệu khu vực sẽ tiến tới đối đầu hay hợp tác”, ông Harris phát biểu.
Các tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc đã khiến nhiều nước trong khu vực, bao gồm Philippines và Việt Nam, lo ngại. Australia, một đồng minh lâu năm của Mỹ cũng đã bày tỏ quan ngại về vấn đề này. Năm ngoái, Australia đã ký một thỏa thuận tăng cường hợp tác an ninh với Nhật nhằm ứng phó với sức mạnh quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc.
Tư lệnh Harris nói Mỹ duy trì cam kết tái cân bằng lực lượng về phía Thái Bình Dương và đến năm 2020, 60% lực lượng Hải quân Mỹ sẽ nằm trong hạm đội Thái Bình Dương, trong đó có tàu tấn công đổ bộ USS America.
Trước đó, tại hội nghị an ninh ở Canberra, chuẩn đô đốc Christopher J. Paul, phó tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, nói rằng Mỹ sẽ di chuyển tàu khu trục tàng hình hiện đại nhất của nước này có tên Zumwalt tới khu vực Thái Bình Dương để trấn an các đồng minh. Ông Paul cũng hối thúc hải quân Australia xem xét triển khai tàu chiến mới trong các nhóm tuần tra “tìm-diệt” do Mỹ dẫn đầu.
Chuẩn đô đốc Paul nói, một thế hệ chiến hạm mới của Australia - bao gồm tàu khu trục có năng lực hạt nhân, tàu đổ bộ và tàu khu trục loại nhỏ - sẽ phù hợp hơn với một học thuyết hải quân “cơ bắp” hơn với tên gọi “năng lực tiêu diệt được phân bổ” mà hải quân Mỹ công bố mới đây.
“Dịch chuyển sang hướng tấn công là cần thiết để tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc thể hiện sức mạnh khi cần thiết”, ông Paul phát biểu.
Theo ông Paul, các chiến hạm của Australia đủ năng lực tham gia “các nhóm tìm-diệt trên mặt nước”, trong đó các tàu đổ bộ của Australia sẽ cặp đôi với tàu khu trục của Mỹ, hoặc tàu khu trục có tên lửa đối không của Australia đi kèm với chiến hạm Zumwalt của Mỹ.
Lầu Năm Góc hiện đang xem xét một kế hoạch di chuyển chiến hạm tới Australia thường xuyên hơn và muốn mở rộng các cuộc tập trận hải quân với Ấn Độ. Ngoài ra, lực lượng lính thủy đánh bộ và chiến đấu cơ của Mỹ cũng thường xuyên di chuyển tới khu vực phía Bắc của Australia.
Phát biểu tại hội nghị an ninh ở Canberra, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Australia nói, Chính phủ nước này đang cân nhắc đẩy mạnh xây dựng hạm đội hải quân nhằm duy trì việc làm trong ngành đóng tàu và có thể phản ứng tốt hơn trước xung đột khu vực.
Ông Harris cáo buộc Trung Quốc đang xây dựng một “Vạn Lý Trường Thành bằng cát” trên biển Đông. Đây được coi là lời chỉ trích công khai và mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của vị tư lệnh này đối với hoạt đông xây dựng của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
“Khi nhìn vào sự gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông - bao gồm sự mơ hồ của tuyên bố "đường 9 đoạn" không phù hợp với luật pháp quốc tế - không có gì ngạc nhiên khi thấy quy mô và tốc độ xây dựng các hòn đảo nhân tạo đang đặt ra những câu hỏi lớn về dự tính của Trung Quốc”, đô đốc Harris phát biểu tại một hội nghị an ninh hàng hải do Viện Chính sách chiến lược Australia tổ chức.
Theo ông Harris, Trung Quốc đã tạo ra 4 km vuông đảo nhân tạo trên biển Đông, và hoạt động xây dựng vẫn tiếp tục diễn ra.
“Việc Trung Quốc làm gì tiếp theo sẽ là tín hiệu quan trọng cho thấy liệu khu vực sẽ tiến tới đối đầu hay hợp tác”, ông Harris phát biểu.
Các tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc đã khiến nhiều nước trong khu vực, bao gồm Philippines và Việt Nam, lo ngại. Australia, một đồng minh lâu năm của Mỹ cũng đã bày tỏ quan ngại về vấn đề này. Năm ngoái, Australia đã ký một thỏa thuận tăng cường hợp tác an ninh với Nhật nhằm ứng phó với sức mạnh quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc.
Tư lệnh Harris nói Mỹ duy trì cam kết tái cân bằng lực lượng về phía Thái Bình Dương và đến năm 2020, 60% lực lượng Hải quân Mỹ sẽ nằm trong hạm đội Thái Bình Dương, trong đó có tàu tấn công đổ bộ USS America.
Trước đó, tại hội nghị an ninh ở Canberra, chuẩn đô đốc Christopher J. Paul, phó tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, nói rằng Mỹ sẽ di chuyển tàu khu trục tàng hình hiện đại nhất của nước này có tên Zumwalt tới khu vực Thái Bình Dương để trấn an các đồng minh. Ông Paul cũng hối thúc hải quân Australia xem xét triển khai tàu chiến mới trong các nhóm tuần tra “tìm-diệt” do Mỹ dẫn đầu.
Chuẩn đô đốc Paul nói, một thế hệ chiến hạm mới của Australia - bao gồm tàu khu trục có năng lực hạt nhân, tàu đổ bộ và tàu khu trục loại nhỏ - sẽ phù hợp hơn với một học thuyết hải quân “cơ bắp” hơn với tên gọi “năng lực tiêu diệt được phân bổ” mà hải quân Mỹ công bố mới đây.
“Dịch chuyển sang hướng tấn công là cần thiết để tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc thể hiện sức mạnh khi cần thiết”, ông Paul phát biểu.
Theo ông Paul, các chiến hạm của Australia đủ năng lực tham gia “các nhóm tìm-diệt trên mặt nước”, trong đó các tàu đổ bộ của Australia sẽ cặp đôi với tàu khu trục của Mỹ, hoặc tàu khu trục có tên lửa đối không của Australia đi kèm với chiến hạm Zumwalt của Mỹ.
Lầu Năm Góc hiện đang xem xét một kế hoạch di chuyển chiến hạm tới Australia thường xuyên hơn và muốn mở rộng các cuộc tập trận hải quân với Ấn Độ. Ngoài ra, lực lượng lính thủy đánh bộ và chiến đấu cơ của Mỹ cũng thường xuyên di chuyển tới khu vực phía Bắc của Australia.
Phát biểu tại hội nghị an ninh ở Canberra, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Australia nói, Chính phủ nước này đang cân nhắc đẩy mạnh xây dựng hạm đội hải quân nhằm duy trì việc làm trong ngành đóng tàu và có thể phản ứng tốt hơn trước xung đột khu vực.