Trung Quốc nắm 30% cổ phần “đối thủ” của WB, IMF, ADB
Tính đến ngày 17/3/2015, Ngân hàng Đầu tư hạ tầng Châu Á (AIIB) đã có 25 nước tham gia
Ấn Độ sẽ là nước nắm mức cổ phần và quyền biểu quyết lớn thứ nhì trong Ngân hàng Đầu tư hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng. Theo dự kiến, ngân hàng này sẽ đi vào hoạt động trong thời gian từ nay tới cuối năm 2015.
Thông tin trên vừa được một quan chức cấp cao của Ấn Độ tiết lộ với tờ Wall Street Journal.
Theo đó, Trung Quốc sẽ nắm cổ phần khoảng 30% trong ngân hàng này, tiếp theo là Ấn Độ với cổ phần khoảng 8%. Tỷ trọng cổ phần có quyền biểu quyết của Ấn Độ vào khoảng 7,5%.
Được xem là một định chế tài chính đối trọng với Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tính đến ngày 17/3/2015, AIIB đã có 25 nước tham gia, bao gồm 21 nước ở châu Á và 4 nước ở châu Âu là: Bangladesh, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Kazakhstan, Kuwait, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Oman, Pakistan, Philippines, Qatar, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Uzbekistan, Việt Nam, Đức, Anh, Pháp, Italia.
Việc phân bổ cổ phần và quyền biểu quyết của tất cả 57 thành viên sáng lập AIIB đã được hoàn tất mới đây tại Singapore dựa trên GDP và đồng giá sức mua của mỗi nước, nguồn tin cho biết.
Mục tiêu của AIIB là cung cấp vốn cho các dự án xây dựng đường bộ, đường sắt, cảng biển và các dự án xây dựng khác tại khu vực châu Á. Ngân hàng này là một phần quan trọng trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm sử dụng sức mạnh kinh tế để trở thành trung tâm của trật tự mới tại châu Á.
Ngoài AIIB, Trung Quốc cũng thúc đẩy một thỏa thuận tự do thương mại châu Á-Thái Bình Dương bên cạnh thỏa thuận do Mỹ khởi xướng.
Nguồn tin cho hay, Trung Quốc sẽ là cổ đông có quyền biểu quyết lớn nhất trong AIIB và cũng nắm quyền phủ quyết trong các quy trình ra quyết định đòi hỏi tỷ lệ ủng hộ ít nhất 75% để thông qua tại ngân hàng này.
Theo dự kiến, Bộ Tài chính Ấn Độ sẽ sớm đệ trình lên nội các liên bang dự thảo thỏa thuận gia nhập AIIB để được phê chuẩn.
“Tôi không nhận thấy có trở ngại gì trong việc Ấn Độ gia nhập ngân hàng này vì chúng tôi cần nguồn quỹ lớn để phát triển cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn”, vị quan chức nói.
Nguồn tin cũng cho biết vốn điều lệ của AIIB sẽ là 100 tỷ USD và ngân hàng này sẽ đặt trụ sở tại Bắc Kinh. Trong 5 năm tới, các thành viên sẽ đóng 20% số vốn mỗi nước phải góp.
Thông tin trên vừa được một quan chức cấp cao của Ấn Độ tiết lộ với tờ Wall Street Journal.
Theo đó, Trung Quốc sẽ nắm cổ phần khoảng 30% trong ngân hàng này, tiếp theo là Ấn Độ với cổ phần khoảng 8%. Tỷ trọng cổ phần có quyền biểu quyết của Ấn Độ vào khoảng 7,5%.
Được xem là một định chế tài chính đối trọng với Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tính đến ngày 17/3/2015, AIIB đã có 25 nước tham gia, bao gồm 21 nước ở châu Á và 4 nước ở châu Âu là: Bangladesh, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Kazakhstan, Kuwait, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Oman, Pakistan, Philippines, Qatar, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Uzbekistan, Việt Nam, Đức, Anh, Pháp, Italia.
Việc phân bổ cổ phần và quyền biểu quyết của tất cả 57 thành viên sáng lập AIIB đã được hoàn tất mới đây tại Singapore dựa trên GDP và đồng giá sức mua của mỗi nước, nguồn tin cho biết.
Mục tiêu của AIIB là cung cấp vốn cho các dự án xây dựng đường bộ, đường sắt, cảng biển và các dự án xây dựng khác tại khu vực châu Á. Ngân hàng này là một phần quan trọng trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm sử dụng sức mạnh kinh tế để trở thành trung tâm của trật tự mới tại châu Á.
Ngoài AIIB, Trung Quốc cũng thúc đẩy một thỏa thuận tự do thương mại châu Á-Thái Bình Dương bên cạnh thỏa thuận do Mỹ khởi xướng.
Nguồn tin cho hay, Trung Quốc sẽ là cổ đông có quyền biểu quyết lớn nhất trong AIIB và cũng nắm quyền phủ quyết trong các quy trình ra quyết định đòi hỏi tỷ lệ ủng hộ ít nhất 75% để thông qua tại ngân hàng này.
Theo dự kiến, Bộ Tài chính Ấn Độ sẽ sớm đệ trình lên nội các liên bang dự thảo thỏa thuận gia nhập AIIB để được phê chuẩn.
“Tôi không nhận thấy có trở ngại gì trong việc Ấn Độ gia nhập ngân hàng này vì chúng tôi cần nguồn quỹ lớn để phát triển cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn”, vị quan chức nói.
Nguồn tin cũng cho biết vốn điều lệ của AIIB sẽ là 100 tỷ USD và ngân hàng này sẽ đặt trụ sở tại Bắc Kinh. Trong 5 năm tới, các thành viên sẽ đóng 20% số vốn mỗi nước phải góp.