Trung Quốc nói gì tại cuộc họp báo biện minh vụ HD-981?
Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc không giải thích được tại sao nước này lại phải điều đến hơn 80 tàu các loại để hộ tống HD-981
Ngày 8/5, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc họp báo tại Bắc Kinh để “trình bày” với giới truyền thông quốc tế về diễn biến xung quanh vụ giàn khoan HD-981 được hạ đặt trái phép trên biển Đông, trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Cuộc họp báo này có sự tham gia của ông Dị Tiên Lương, Phó tổng vụ trưởng Vụ Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, và ông Li Yong, Giám đốc điều hành (CEO) Công ty Dịch vụ mỏ dầu Trung Quốc (COSL) - một công ty con của tổng công ty dầu khí quốc doanh CNOOC, đơn vị đang quản lý giàn khoan HD-981.
Tân Hoa Xã đưa tin, tại cuộc họp báo này, ông Dị nói, vào ngày 2/5, phía Việt Nam đã có “hành vi làm gián đoạn hoạt động khoan tìm dầu khí thông thường” của công ty Trung Quốc trên “vùng nước do Trung Quốc quản lý”.
“Trung Quốc rất ngạc nhiên và sốc” vì sự việc này, Dị Tiên Lương nói.
Theo ông Dị, vùng nước nơi HD-981 hoạt động cách đảo Tri Tôn 17 hải lý là thuộc chủ quyền Trung Quốc, và hoạt động của HD-981 là “phù hợp với chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc”.
Dị Tiên Lương nói, không lâu sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 tới khu vực vào ngày 2/5, phía Việt Nam đã cử tàu đến, và đổ lỗi cho phía Việt Nam “đã có chủ ý va chạm” với tàu Trung Quốc, đồng thời tuyên bố phía Trung Quốc đã “cố gắng kiềm chế” khi đối diện phía Việt Nam.
Tân Hoa Xã cũng dẫn lời ông Dị, rằng quan hệ Trung - Việt đã có những “cải thiện đáng kể” trong những năm gần đây, rằng “hai nước là láng giềng, là anh em, núi liền núi, sông liền sông”. Theo ông Dị, Trung Quốc tin rằng, hai nước “có khả năng và sự thông hiểu để giải quyết vấn đề”, và “phía Trung Quốc hy vọng phía Việt Nam sẽ đánh giá cao những gì mà hai bên đã đạt được trong quan hệ song phương và nỗ lực cải thiện mối quan hệ này”.
Tuy nhiên, theo phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) có mặt tại buổi họp báo, mặc dù đưa ra những tuyên bố hùng hồn trên, nhưng phía Trung Quốc vẫn bị đuối lý. Khi bị các phóng viên quốc tế hỏi đi hỏi lại nhiều lần, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng như đại diện CNOOC vẫn không giải thích được tại sao nước này lại phải điều đến hơn 80 tàu các loại, trong đó có nhiều tàu quân sự, để hộ tống một giàn khoan, trong khi bình thường chỉ cần 3 đến 4 tàu phục vụ là đủ.
“Trước câu hỏi việc lực lượng chức năng của nước này dùng vòi rồng và cho tàu công vụ tấn công tàu Việt Nam có phải là hành vi ức hiếp thô bạo hay không, và Trung Quốc đã điều bao nhiêu tàu đến khu vực giàn khoan HD-981, trong đó có bao nhiêu tàu hải quân, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tỏ ra lúng túng, cố tình né tránh câu trả lời”, VOV cho biết.
Trước đó, các bằng chứng là ảnh và video được đưa ra tại cuộc họp báo quốc tế ở Hà Nội chiều 7/5 cho thấy, tàu và máy bay Trung Quốc đã chủ động uy hiếp các tàu của Việt Nam. Tàu Trung Quốc cũng nhiều lần dùng vòi rồng tấn công và đâm vào các tàu Việt Nam, khiến một số tàu bị hỏng nặng và nhiều thuyền viên bị thương.
Cũng tại cuộc họp báo quốc tế ở Hà Nội chiều 7/5, ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, Trung Quốc đã điều 80 tàu tham gia bảo vệ, phục vụ cho giàn khoan HD-981, trong đó có 7 tàu quân sự cùng nhiều tàu hải giám, hải cảnh, tàu cá…
Ngoài ra hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Một nhóm tàu cá vũ trang và tàu quân sự thậm chí đã vào cách đảo Lý Sơn từ 50-60 hải lý, ông Thu cho biết thêm.
Khi các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam ra kiểm tra, ngăn chặn thì tàu bảo vệ của Trung Quốc, với sự hỗ trợ của máy bay tầm thấp, đã chủ động đâm thẳng vào tàu Việt Nam, dùng vòi rồng tấn công.
Đáng chú ý, theo ông Thu, trong khi Việt Nam chưa sử dụng bất kỳ một tàu quân sự nào để phản đối hành động trên, thì phía Trung Quốc đã đưa các tàu đã được trang bị đầy đủ vũ khí, sẵn sàng chiến đấu.
"Chúng tôi không quan tâm đến những gì Trung Quốc nói. Chúng tôi chỉ đang làm công việc của mình, đó là bảo vệ lãnh thổ và tài nguyên của đất nước. Chúng tôi đã đưa tàu dân sự ra theo đúng luật, nhưng Trung Quốc đã sử dụng tàu quân sự để yểm trợ các tàu dân sự", ông Thu nói với Reuters hôm 8/5.
Cuộc họp báo này có sự tham gia của ông Dị Tiên Lương, Phó tổng vụ trưởng Vụ Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, và ông Li Yong, Giám đốc điều hành (CEO) Công ty Dịch vụ mỏ dầu Trung Quốc (COSL) - một công ty con của tổng công ty dầu khí quốc doanh CNOOC, đơn vị đang quản lý giàn khoan HD-981.
Tân Hoa Xã đưa tin, tại cuộc họp báo này, ông Dị nói, vào ngày 2/5, phía Việt Nam đã có “hành vi làm gián đoạn hoạt động khoan tìm dầu khí thông thường” của công ty Trung Quốc trên “vùng nước do Trung Quốc quản lý”.
“Trung Quốc rất ngạc nhiên và sốc” vì sự việc này, Dị Tiên Lương nói.
Theo ông Dị, vùng nước nơi HD-981 hoạt động cách đảo Tri Tôn 17 hải lý là thuộc chủ quyền Trung Quốc, và hoạt động của HD-981 là “phù hợp với chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc”.
Dị Tiên Lương nói, không lâu sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 tới khu vực vào ngày 2/5, phía Việt Nam đã cử tàu đến, và đổ lỗi cho phía Việt Nam “đã có chủ ý va chạm” với tàu Trung Quốc, đồng thời tuyên bố phía Trung Quốc đã “cố gắng kiềm chế” khi đối diện phía Việt Nam.
Tân Hoa Xã cũng dẫn lời ông Dị, rằng quan hệ Trung - Việt đã có những “cải thiện đáng kể” trong những năm gần đây, rằng “hai nước là láng giềng, là anh em, núi liền núi, sông liền sông”. Theo ông Dị, Trung Quốc tin rằng, hai nước “có khả năng và sự thông hiểu để giải quyết vấn đề”, và “phía Trung Quốc hy vọng phía Việt Nam sẽ đánh giá cao những gì mà hai bên đã đạt được trong quan hệ song phương và nỗ lực cải thiện mối quan hệ này”.
Tuy nhiên, theo phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) có mặt tại buổi họp báo, mặc dù đưa ra những tuyên bố hùng hồn trên, nhưng phía Trung Quốc vẫn bị đuối lý. Khi bị các phóng viên quốc tế hỏi đi hỏi lại nhiều lần, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng như đại diện CNOOC vẫn không giải thích được tại sao nước này lại phải điều đến hơn 80 tàu các loại, trong đó có nhiều tàu quân sự, để hộ tống một giàn khoan, trong khi bình thường chỉ cần 3 đến 4 tàu phục vụ là đủ.
“Trước câu hỏi việc lực lượng chức năng của nước này dùng vòi rồng và cho tàu công vụ tấn công tàu Việt Nam có phải là hành vi ức hiếp thô bạo hay không, và Trung Quốc đã điều bao nhiêu tàu đến khu vực giàn khoan HD-981, trong đó có bao nhiêu tàu hải quân, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tỏ ra lúng túng, cố tình né tránh câu trả lời”, VOV cho biết.
Trước đó, các bằng chứng là ảnh và video được đưa ra tại cuộc họp báo quốc tế ở Hà Nội chiều 7/5 cho thấy, tàu và máy bay Trung Quốc đã chủ động uy hiếp các tàu của Việt Nam. Tàu Trung Quốc cũng nhiều lần dùng vòi rồng tấn công và đâm vào các tàu Việt Nam, khiến một số tàu bị hỏng nặng và nhiều thuyền viên bị thương.
Cũng tại cuộc họp báo quốc tế ở Hà Nội chiều 7/5, ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, Trung Quốc đã điều 80 tàu tham gia bảo vệ, phục vụ cho giàn khoan HD-981, trong đó có 7 tàu quân sự cùng nhiều tàu hải giám, hải cảnh, tàu cá…
Ngoài ra hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Một nhóm tàu cá vũ trang và tàu quân sự thậm chí đã vào cách đảo Lý Sơn từ 50-60 hải lý, ông Thu cho biết thêm.
Khi các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam ra kiểm tra, ngăn chặn thì tàu bảo vệ của Trung Quốc, với sự hỗ trợ của máy bay tầm thấp, đã chủ động đâm thẳng vào tàu Việt Nam, dùng vòi rồng tấn công.
Đáng chú ý, theo ông Thu, trong khi Việt Nam chưa sử dụng bất kỳ một tàu quân sự nào để phản đối hành động trên, thì phía Trung Quốc đã đưa các tàu đã được trang bị đầy đủ vũ khí, sẵn sàng chiến đấu.
"Chúng tôi không quan tâm đến những gì Trung Quốc nói. Chúng tôi chỉ đang làm công việc của mình, đó là bảo vệ lãnh thổ và tài nguyên của đất nước. Chúng tôi đã đưa tàu dân sự ra theo đúng luật, nhưng Trung Quốc đã sử dụng tàu quân sự để yểm trợ các tàu dân sự", ông Thu nói với Reuters hôm 8/5.