Trung Quốc phá đường dây buôn vaccine quá hạn
Một lượng vaccine trị giá 88 triệu USD đã quá hạn sử dụng hoặc bị hỏng đã được phân phối trên khắp Trung Quốc
Nhà chức trách Trung Quốc đang ra sức kiểm soát ảnh hưởng của một vụ bê bối vaccine vừa bị đưa ra ánh sáng. Theo tờ Financial Times, trong vụ này, một lượng vaccine trị giá 88 triệu USD đã quá hạn sử dụng hoặc bị hỏng đã được phân phối trên khắp Trung Quốc mà không hề bị phát hiện trong nhiều năm qua.
Đây là vụ mới nhất trong chuỗi vụ bê bối thực phẩm và dược phẩm ở Trung Quốc, cho thấy khả năng nở rộ của những mạng lưới phân phối “đen” ở nước này trong bối cảnh thiếu vắng sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Vụ việc được phát hiện vào thời điểm Trung Quốc đang đẩy mạnh ngành sản xuất vaccine nhằm đưa ngành này trở thành một ngành xuất khẩu tiềm năng.
Cách đây 11 tháng, cảnh sát tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã phá một đường dây chuyên mua và phân phối lại vaccine không đảm bảo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, cho tới tuần này, khi truyền thông Trung Quốc phanh phui vụ việc, nhà chức trách Trung Quốc mới yêu cầu các nhà phân phối vaccine giúp tìm kiếm nạn nhân của những lô vaccine này.
Đứng đầu đường dây buôn vaccine nói trên là một vị bác sỹ và con gái của ông này, đến từ khu vực nông thôn Heze ở Sơn Đông. Hai cha con này đã điều hành việc buôn vaccine hết hạn hoặc hỏng từ năm 2010, sau khi bị kết án vì hành vi tương tự vào năm 2009.
Đường dây này chuyên thu mua vaccine hỏng, hết hạn hoặc gần hết hạn từ nhân viên kinh doanh của các công ty phân phối vaccine, sau đó bán lại cho các cơ sở tiêm vaccine, bao gồm các trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ tại ít nhất 10 tỉnh thành.
“Chúng tôi phát hiện thấy nơi chứa vaccine là một đống lộn xộn. Không hề có thiết bị giữ lạnh đầy đủ. Vaccine được đựng trong hộp giấy xếp trên những thanh nước đá, và căn phòng giữ vaccine không hề đủ tiêu chuẩn”, viên cảnh sát Chen Bo nói với đài phát thanh China Radio International sau khi vụ việc được đưa ra trước dư luận.
Vụ bê bối vaccine này lần đầu tiên được tiết lộ bởi The Paper, một tờ báo mạng ở Thượng Hải chuyên các thông tin điều tra. Sau đó, cảnh sát đã tiến hành 37 vụ bắt giữ, cơ quan chức năng ra lệnh tìm kiếm các nạn nhân bị tiêm vaccine không đảm bảo, và một tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng vụ việc “cho thấy nhiều lỗ hổng pháp lý”.
Ông Qiao Mu, một cựu giáo sư báo chí ở Bắc Kinh, nói vụ bê bối hoàn toàn có thể được ngăn chặn nếu báo chí Trung Quốc được phép tự do đưa tin về các hành vi sai trái. “Cơ quan chức năng thường có xu hướng bưng bít thông tin báo chí, và không chịu hành động cho tới khi mọi chuyện vỡ lở”, ông Qiao nói.
Trong một vụ tương tự xảy ra ở tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc vào năm 2010, ít nhất 4 trẻ em đã thiệt mạng sau khi tiêm vaccine không được bảo quản lạnh trong thời tiết nắng nóng. Một biên tập viên của tờ China Economic Times đã bị sa thải sau khi tờ báo này đưa tin về vụ việc.
Hiện cơ quan chức năng Trung Quốc chưa công bố có bệnh nhân nào thiệt mạng hay phát bệnh vì bị tiêm vaccine không đảm bảo tiêu chuẩn trong vụ ở Sơn Đông.
Trong vụ bê bối thực phẩm lớn nhất ở Trung Quốc từ trước đến nay, nhà sản xuất đã tìm cách thu hồi sản phẩm sữa bột trẻ em bị nhiễm melamine. Tuy nhiên, các quan chức đã che đậy vụ việc vì lo ngại ảnh hưởng đến danh tiếng của Trung Quốc trước Thế vận hội Bắc Kinh 2008.
Trong vụ bê bối đó, ít nhất 6 trẻ em đã thiệt mạng vì sữa nhiễm độc, và 300.000 em khác phải nhập viện. Cho đến nay, uy tín của ngành công nghiệp sữa Trung Quốc vẫn chưa thể hồi phục.
Đây là vụ mới nhất trong chuỗi vụ bê bối thực phẩm và dược phẩm ở Trung Quốc, cho thấy khả năng nở rộ của những mạng lưới phân phối “đen” ở nước này trong bối cảnh thiếu vắng sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Vụ việc được phát hiện vào thời điểm Trung Quốc đang đẩy mạnh ngành sản xuất vaccine nhằm đưa ngành này trở thành một ngành xuất khẩu tiềm năng.
Cách đây 11 tháng, cảnh sát tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã phá một đường dây chuyên mua và phân phối lại vaccine không đảm bảo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, cho tới tuần này, khi truyền thông Trung Quốc phanh phui vụ việc, nhà chức trách Trung Quốc mới yêu cầu các nhà phân phối vaccine giúp tìm kiếm nạn nhân của những lô vaccine này.
Đứng đầu đường dây buôn vaccine nói trên là một vị bác sỹ và con gái của ông này, đến từ khu vực nông thôn Heze ở Sơn Đông. Hai cha con này đã điều hành việc buôn vaccine hết hạn hoặc hỏng từ năm 2010, sau khi bị kết án vì hành vi tương tự vào năm 2009.
Đường dây này chuyên thu mua vaccine hỏng, hết hạn hoặc gần hết hạn từ nhân viên kinh doanh của các công ty phân phối vaccine, sau đó bán lại cho các cơ sở tiêm vaccine, bao gồm các trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ tại ít nhất 10 tỉnh thành.
“Chúng tôi phát hiện thấy nơi chứa vaccine là một đống lộn xộn. Không hề có thiết bị giữ lạnh đầy đủ. Vaccine được đựng trong hộp giấy xếp trên những thanh nước đá, và căn phòng giữ vaccine không hề đủ tiêu chuẩn”, viên cảnh sát Chen Bo nói với đài phát thanh China Radio International sau khi vụ việc được đưa ra trước dư luận.
Vụ bê bối vaccine này lần đầu tiên được tiết lộ bởi The Paper, một tờ báo mạng ở Thượng Hải chuyên các thông tin điều tra. Sau đó, cảnh sát đã tiến hành 37 vụ bắt giữ, cơ quan chức năng ra lệnh tìm kiếm các nạn nhân bị tiêm vaccine không đảm bảo, và một tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng vụ việc “cho thấy nhiều lỗ hổng pháp lý”.
Ông Qiao Mu, một cựu giáo sư báo chí ở Bắc Kinh, nói vụ bê bối hoàn toàn có thể được ngăn chặn nếu báo chí Trung Quốc được phép tự do đưa tin về các hành vi sai trái. “Cơ quan chức năng thường có xu hướng bưng bít thông tin báo chí, và không chịu hành động cho tới khi mọi chuyện vỡ lở”, ông Qiao nói.
Trong một vụ tương tự xảy ra ở tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc vào năm 2010, ít nhất 4 trẻ em đã thiệt mạng sau khi tiêm vaccine không được bảo quản lạnh trong thời tiết nắng nóng. Một biên tập viên của tờ China Economic Times đã bị sa thải sau khi tờ báo này đưa tin về vụ việc.
Hiện cơ quan chức năng Trung Quốc chưa công bố có bệnh nhân nào thiệt mạng hay phát bệnh vì bị tiêm vaccine không đảm bảo tiêu chuẩn trong vụ ở Sơn Đông.
Trong vụ bê bối thực phẩm lớn nhất ở Trung Quốc từ trước đến nay, nhà sản xuất đã tìm cách thu hồi sản phẩm sữa bột trẻ em bị nhiễm melamine. Tuy nhiên, các quan chức đã che đậy vụ việc vì lo ngại ảnh hưởng đến danh tiếng của Trung Quốc trước Thế vận hội Bắc Kinh 2008.
Trong vụ bê bối đó, ít nhất 6 trẻ em đã thiệt mạng vì sữa nhiễm độc, và 300.000 em khác phải nhập viện. Cho đến nay, uy tín của ngành công nghiệp sữa Trung Quốc vẫn chưa thể hồi phục.