Tư duy điều hành mới và lời xin lỗi của Thủ tướng
Sáng 17/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc lại chuyến công tác tại tỉnh Quảng Nam hôm 8/8 vừa qua
Tại hội nghị trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính sáng 17/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc lại chuyến công tác tại tỉnh Quảng Nam hôm 8/8 vừa qua, trong đó có việc hàng chục chiếc xe công tháp tùng ông chạy trong phố cổ Hội An, gây xôn xao dư luận.
Thủ tướng cho biết, ông đã đi bộ trước hàng cây số, và không biết chuyện xe ôtô vẫn đi phía sau. “Nhưng khuyết điểm đó vẫn có trách nhiệm của Thủ tướng trong việc quán xuyến, phải xin lỗi người dân để họ thông cảm”, ông nói.
Cán bộ phải biết “4 xin”
Cũng tại hội nghị trực tuyến này, Thủ tướng nói, bệnh quan liêu, xa dân của cán bộ, công chức hiện vẫn chưa khắc phục được nhiều.
Theo người đứng đầu Chính phủ, cán bộ, công chức, viên chức ta “đông nhưng chưa mạnh, chưa hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”. Còn nhiều trường hợp nhũng nhiễu dân, nhất là những cấp liên quan đến người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng cho rằng, trước đây chúng ta chỉ quan tâm ban hành chính sách nhằm quản lý chặt chẽ theo hướng tạo thuận lợi cho cơ quan Nhà nước, chưa quan tâm đến đối tượng chịu tác động cũng như ảnh hưởng của chính sách đó trong xã hội.
“Không thể kéo dài tư duy: cái dễ thì dành cho cơ quan Nhà nước, còn cái khó thì đẩy về phía người dân”, ông chỉ đạo.
Đối với công tác cải cách hành chính thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ nặng nề để phát triển kinh tế đất nước. Chính phủ nói riêng và cả bộ máy hành chính Nhà nước nói chung phải quyết tâm xây dựng một chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân.
“Công việc này không dễ dàng, vì bản chất là thay đổi căn bản phương pháp quản lý, lề lối, tác phong và ý thức của từng cá nhân trong bộ máy công quyền”, Thủ tướng nêu rõ.
Ông đặc biệt lưu tâm đến chất lượng con người, và nhấn mạnh: cán bộ phải giỏi nghiệp vụ, có đạo đức để phục vụ nhân dân, phải thấm nhuần “4 xin”, là “xin chào, xin hỏi, xin cảm ơn và xin lỗi”.
Cùng với đó, cần thay đổi từ tư duy quan liêu, mệnh lệnh hành chính sang tư duy phục vụ. Mọi cơ chế, mọi chính sách được ban hành và thực hiện đều lấy sự thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp làm mục đích tối thượng.
“Chính phủ phải quản lý bằng pháp luật, bản thân Chính phủ cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đây là tinh thần thượng tôn pháp luật. Mọi việc làm phải công khai minh bạch và có trách nhiệm giải trình. Khi có sai phạm, dù cấp nào cũng phải xử lý nghiêm”, ông nói.
Quan tâm cả những việc nhỏ
Thủ tướng cũng yêu cầu phải khẩn trương xây dựng chính phủ điện tử.
“Việc này nói thì dễ nhưng làm rất khó. Phải làm sao qua mạng, từ Thủ tướng tới bộ trưởng đến chủ tịch UBND các cấp đều biết được, quản lý được toàn bộ quy trình xử lý văn bản của cả hệ thống. Cán bộ, chuyên viên ai làm chậm, ai ngâm văn bản lâu, ai làm tốt, làm nhanh, chính xác đều phải công khai. Việc này giúp cho công tác đánh giá, bổ nhiệm cán bộ và qua mạng này, người dân có thể tham gia phản biện, góp ý với cơ quan Nhà nước”, ông nói.
Về vấn đề xã hội hóa, Thủ tướng nhấn mạnh những gì thị trường làm tốt hơn, thì để thị trường làm. Tổ chức bộ máy cần phải gọn nhẹ, hiệu quả hơn, qua đó, giúp tinh giản biên chế, giảm gánh nặng ngân sách. Làm rõ thẩm quyền từng cấp, từng ngành, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.
“Việc nào thuộc thẩm quyền của bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh thì các đồng chí phải làm, chứ không đẩy lên Thủ tướng, các phó thủ tướng. Cần tiếp tục làm rõ, phân cấp rõ việc này hơn trong thời gian tới”, Thủ tướng bày tỏ.
Thủ tướng cũng lưu ý bộ máy chính quyền phục vụ phải quan tâm cả những việc nhỏ, nhưng thiết thực cho dân.
“Tôi có nói trước Quốc hội, là phải chăm lo cho con cháu chúng ta trong học hành, trong đó có việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các nhà vệ sinh ở trường học. Nhân đây, tôi hoan nghênh thành phố Hà Nội, Tp.HCM và một số địa phương đã đặt ra vấn đề này, bỏ ra nhiều tỉ đồng bằng các nguồn lực khác nhau để làm”, ông chia sẻ.
“Chính phủ phục vụ, không phải Chính phủ hưởng thụ. Không phải dân nộp thuế để ta muốn làm gì thì làm, phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ tài chính công để từng đồng tiền thuế đều phải sử dụng một cách hiệu quả, vì lợi ích chung của người dân và của xã hội”, Thủ tướng yêu cầu.
Thủ tướng cho biết, ông đã đi bộ trước hàng cây số, và không biết chuyện xe ôtô vẫn đi phía sau. “Nhưng khuyết điểm đó vẫn có trách nhiệm của Thủ tướng trong việc quán xuyến, phải xin lỗi người dân để họ thông cảm”, ông nói.
Cán bộ phải biết “4 xin”
Cũng tại hội nghị trực tuyến này, Thủ tướng nói, bệnh quan liêu, xa dân của cán bộ, công chức hiện vẫn chưa khắc phục được nhiều.
Theo người đứng đầu Chính phủ, cán bộ, công chức, viên chức ta “đông nhưng chưa mạnh, chưa hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”. Còn nhiều trường hợp nhũng nhiễu dân, nhất là những cấp liên quan đến người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng cho rằng, trước đây chúng ta chỉ quan tâm ban hành chính sách nhằm quản lý chặt chẽ theo hướng tạo thuận lợi cho cơ quan Nhà nước, chưa quan tâm đến đối tượng chịu tác động cũng như ảnh hưởng của chính sách đó trong xã hội.
“Không thể kéo dài tư duy: cái dễ thì dành cho cơ quan Nhà nước, còn cái khó thì đẩy về phía người dân”, ông chỉ đạo.
Đối với công tác cải cách hành chính thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ nặng nề để phát triển kinh tế đất nước. Chính phủ nói riêng và cả bộ máy hành chính Nhà nước nói chung phải quyết tâm xây dựng một chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân.
“Công việc này không dễ dàng, vì bản chất là thay đổi căn bản phương pháp quản lý, lề lối, tác phong và ý thức của từng cá nhân trong bộ máy công quyền”, Thủ tướng nêu rõ.
Ông đặc biệt lưu tâm đến chất lượng con người, và nhấn mạnh: cán bộ phải giỏi nghiệp vụ, có đạo đức để phục vụ nhân dân, phải thấm nhuần “4 xin”, là “xin chào, xin hỏi, xin cảm ơn và xin lỗi”.
Cùng với đó, cần thay đổi từ tư duy quan liêu, mệnh lệnh hành chính sang tư duy phục vụ. Mọi cơ chế, mọi chính sách được ban hành và thực hiện đều lấy sự thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp làm mục đích tối thượng.
“Chính phủ phải quản lý bằng pháp luật, bản thân Chính phủ cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đây là tinh thần thượng tôn pháp luật. Mọi việc làm phải công khai minh bạch và có trách nhiệm giải trình. Khi có sai phạm, dù cấp nào cũng phải xử lý nghiêm”, ông nói.
Quan tâm cả những việc nhỏ
Thủ tướng cũng yêu cầu phải khẩn trương xây dựng chính phủ điện tử.
“Việc này nói thì dễ nhưng làm rất khó. Phải làm sao qua mạng, từ Thủ tướng tới bộ trưởng đến chủ tịch UBND các cấp đều biết được, quản lý được toàn bộ quy trình xử lý văn bản của cả hệ thống. Cán bộ, chuyên viên ai làm chậm, ai ngâm văn bản lâu, ai làm tốt, làm nhanh, chính xác đều phải công khai. Việc này giúp cho công tác đánh giá, bổ nhiệm cán bộ và qua mạng này, người dân có thể tham gia phản biện, góp ý với cơ quan Nhà nước”, ông nói.
Về vấn đề xã hội hóa, Thủ tướng nhấn mạnh những gì thị trường làm tốt hơn, thì để thị trường làm. Tổ chức bộ máy cần phải gọn nhẹ, hiệu quả hơn, qua đó, giúp tinh giản biên chế, giảm gánh nặng ngân sách. Làm rõ thẩm quyền từng cấp, từng ngành, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.
“Việc nào thuộc thẩm quyền của bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh thì các đồng chí phải làm, chứ không đẩy lên Thủ tướng, các phó thủ tướng. Cần tiếp tục làm rõ, phân cấp rõ việc này hơn trong thời gian tới”, Thủ tướng bày tỏ.
Thủ tướng cũng lưu ý bộ máy chính quyền phục vụ phải quan tâm cả những việc nhỏ, nhưng thiết thực cho dân.
“Tôi có nói trước Quốc hội, là phải chăm lo cho con cháu chúng ta trong học hành, trong đó có việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các nhà vệ sinh ở trường học. Nhân đây, tôi hoan nghênh thành phố Hà Nội, Tp.HCM và một số địa phương đã đặt ra vấn đề này, bỏ ra nhiều tỉ đồng bằng các nguồn lực khác nhau để làm”, ông chia sẻ.
“Chính phủ phục vụ, không phải Chính phủ hưởng thụ. Không phải dân nộp thuế để ta muốn làm gì thì làm, phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ tài chính công để từng đồng tiền thuế đều phải sử dụng một cách hiệu quả, vì lợi ích chung của người dân và của xã hội”, Thủ tướng yêu cầu.