Muốn Chính phủ liêm chính, Thủ tướng phải “siết” kỷ cương
“Các thành viên Chính phủ phải là người vô tư, trong sáng, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ thì nhân dân mới tin”
Với thông điệp Chính phủ liêm chính, thì Thủ tướng phải siết chặt kỷ luật - kỷ cương, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) trao đổi với VnEconomy sáng 26/7, trước thời điểm Quốc hội bỏ phiếu bầu Thủ tướng nhiệm kỳ mới.
Ông Học nói:
- Cử tri và nhân dân đánh giá cao nỗ lực quyết tâm của Thủ tướng và các thành viên Chính phủ thời gian qua. Nỗ lực cao, hành động cũng rất quyết liệt. Khi có tình hình xảy ra mang tính chất phức tạp, Chính phủ đã vào cuộc nhanh, phát hiện kịp thời và các biện pháp, giải pháp chấn chỉnh, khắc phục. Đây là điều được đánh giá cao.
- Cử tri và nhân dân đánh giá cao nỗ lực quyết tâm của Thủ tướng và các thành viên Chính phủ thời gian qua. Nỗ lực cao, hành động cũng rất quyết liệt. Khi có tình hình xảy ra mang tính chất phức tạp, Chính phủ đã vào cuộc nhanh, phát hiện kịp thời và các biện pháp, giải pháp chấn chỉnh, khắc phục. Đây là điều được đánh giá cao.
Tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề từ thực tiễn đặt ra liên quan đến trách nhiệm của Chính phủ, công tác điều hành và điều đó đòi hỏi một sự đồng bộ chứ bản thân một mình Thủ tướng quyết liệt thôi thì chưa đủ. Rồi kể cả Chính phủ quyết liệt nhưng hệ thống chính trị không vào cuộc, từ trên xuống dưới không vận hành đồng bộ, thì sự chuyển biến tích cực mang lại cũng không đáng kể.
Chính phủ phải làm gương
Hệ thống vận hành đồng bộ hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự điều hành của cá nhân Thủ tướng. Trong 3 tháng qua, ông thấy sự điều hành của Thủ tướng thế nào khi “trên bảo dưới không nghe” là vấn đề được phàn nàn khá nhiều tại nghị trường?
Để đòi hỏi trong một thời gian ngắn như thế có một sự vận hành đồng bộ là khó nhưng đã có sự chuyển động, sự điều hành của Chính phủ đã tạo ra sự chuyển động trong nhận thức, vận hành của cán bộ, công chức, những người có chức vụ.
Khi Thủ tướng đưa ra một thông điệp là một Chính phủ kiến tạo, hành động, liêm chính thì đó là một đòi hỏi của những người đang nằm trong bộ máy hành chính Nhà nước thì phải làm theo tiêu chuẩn đó. Tất nhiên không thể nào mọi người đều răm rắp thực hiện, mà đòi hỏi phải có quá trình.
Tin rằng với thông điệp đưa ra như thế, thì Thủ tướng phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương.
Tin rằng với thông điệp đưa ra như thế, thì Thủ tướng phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương.
Liêm chính là từ được Thủ tướng được nhắc đến khá nhiều lần từ khi nhậm chức ba tháng trước. Theo ông, từ lời nói đến hành động như thế nào và Quốc hội có thể giám sát được sự “liêm chính” này không?
Đã đưa ra thông điệp Chính phủ kiến tạo, liêm chính và hành động, thì từng thành viên của Chính phủ phải hội tụ đủ các yếu tố và thể hiện các tư tưởng như thế.
Trong đó vấn đề liêm chính là vấn đề cử tri rất quan tâm, muốn Chính phủ phải thực sự là những người liêm chính, trong sạch, có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.
Trong đó vấn đề liêm chính là vấn đề cử tri rất quan tâm, muốn Chính phủ phải thực sự là những người liêm chính, trong sạch, có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.
Cử tri mong muốn những người trong bộ máy lãnh đạo, Chính phủ và các cấp chính quyền phải thực sự là những người liêm chính, trong sạch, có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng. Tức là bản thân các thành viên Chính phủ phải là người vô tư, trong sáng, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ thì nhân dân mới tin.
Tất nhiên hiện nay hàng ngày hàng giờ người dân tiếp xúc, biết được cán bộ này, cán bộ kia không thực hiện được tư tưởng liêm chính như Thủ tướng nói, thì những người này phải được phát hiện, và xử lý. Đây là một vấn đề rõ ràng còn tồn tại.
Chính phủ và Thủ tướng phải quyết liệt, để bản thân Chính phủ liêm chính không chỉ là lời nói.
Chính phủ và Thủ tướng phải quyết liệt, để bản thân Chính phủ liêm chính không chỉ là lời nói.
Muốn xây dựng được Chính phủ liêm chính thì mỗi thành viên Chính phủ phải là người liêm chính. Theo ông đến lúc này, đại biểu Quốc hội có đủ thông tin để khẳng định người nào liêm chính, xứng đáng để bầu, phê chuẩn trong bộ máy Chính phủ?
Có thể nói, cũng có nhiều kênh thông tin để bản thân mỗi đại biểu thể hiện quyết định của mình, bầu và phê chuẩn những nhân sự có trở thành thành viên Chính phủ hay không.
Kênh thông tin đó có thể đến từ hoạt động thực tiễn, từ những gì các thành viên Chính phủ thể hiện trong thời gian qua, nhất là khi Quốc hội khoá 13 đã xem xét và lựa chọn trước rồi. Đó cũng là một kênh thông tin.
Kênh thông tin đó có thể đến từ hoạt động thực tiễn, từ những gì các thành viên Chính phủ thể hiện trong thời gian qua, nhất là khi Quốc hội khoá 13 đã xem xét và lựa chọn trước rồi. Đó cũng là một kênh thông tin.
Thứ hai, qua bản kê khai tài sản cũng có thể là một kênh. Bản kê khai đó thể hiện tính trung thực của người kê khai hay không, mỗi đại biểu Quốc hội sẽ có sự xem xét, đánh giá về tính trung thực của người đó. Đó là một trong những yếu tố thể hiện sự liêm chính của mỗi cán bộ, mỗi nhân sự sẽ được xem xét để xác nhận làm thành viên Chính phủ.
Ông có tin tưởng Thủ tướng là người liêm chính?
Tôi nghĩ Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, khi ông đưa ra thông điệp về Chính phủ liêm chính thì tôi tin và nhiều đại biểu Quốc hội khác cũng tin, Thủ tướng phải là người gương mẫu về liêm chính.
Thượng tôn pháp luật
Theo ông, thách thức nào là lớn nhất với người đứng đầu Chính phủ trong nhiệm kỳ mới?
Có thể nói là đầu nhiệm kỳ, sự tin tưởng, kỳ vọng, đòi hỏi của cử tri bao giờ cũng lớn. Bản thân các đại biểu Quốc hội khi bắt tay làm nhiệm vụ đại biểu cũng có những đòi hỏi và có nhiều vấn đề bức xúc nổi cộm cũng đã thể hiện, phát sinh trong cuộc sống từ vấn đề môi trường, an toàn thực phẩm, bộ máy hành chính… từ công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng…
Những tồn tại, hạn chế, vướng mắc đang đặt ra với nền kinh tế cần khắc phục là những đòi hỏi chính đáng.
Những tồn tại, hạn chế, vướng mắc đang đặt ra với nền kinh tế cần khắc phục là những đòi hỏi chính đáng.
Bên cạnh đó là những khó khăn, thách thức trong bối cảnh hiện nay đối với Chính phủ trong quá trình hội nhập quốc tế hay áp lực đang đặt ra với vấn đề nợ công, phát triển nền kinh tế… Đó là những áp lực, thử thách rất lớn với Chính phủ, có thể là khách quan như vấn đề mang tính hội nhập, toàn cầu, đến từ thiên nhiên cũng có thể là chủ quan - đến từ những tồn tại cố hữu trong bộ máy nhà nước.
Chính phủ trước hết phải nhìn nhận vấn đề này như thế nào. Cử tri và nhân dân mong muốn cần có cái nhìn sát đúng với tình hình, đề ra biện pháp, giải pháp xử lý vấn đề này thế nào. Tôi cho là áp lực với Thủ tướng rất lớn, cần có bản lĩnh và trí tuệ để vượt qua những áp lực, thách thức đó.
Ông có nói đến bộ máy Chính phủ mới. Một thực tế là bộ máy mới nhưng vẫn phải kế thừa và gánh toàn bộ những vấn đề Chính phủ cũ đã làm được cũng như còn để lại. Ví dụ như các vấn đề đang gây bức xúc của nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng. Ông có ý kiến gì vấn đề này?
Những vấn đề báo chí nêu là những thông tin mà những thông tin đó đề nghị cơ quan chức năng phải nghiên cứu. Và nếu một thành viên nào dù không còn là thành viên của Chính phủ, nhưng không thể hiện tinh thần liêm chính, gương mẫu trong sạch, vi phạm pháp luật thì luật pháp Việt Nam phải xem xét, xử lý, dù còn ở cương vị công tác hay không.
Đó là để đảm bảo sự minh bạch, công bằng và Tổng bí thư, theo đó, cũng đã chỉ đạo xem xét xử lý vụ việc một cách khách quan, minh bạch, công bằng, và thượng tôn pháp luật.
Đó là để đảm bảo sự minh bạch, công bằng và Tổng bí thư, theo đó, cũng đã chỉ đạo xem xét xử lý vụ việc một cách khách quan, minh bạch, công bằng, và thượng tôn pháp luật.
Tình trạng bổ nhiệm con ông cháu cha trong bộ máy các cơ quan nhà nước rất nhiều. Với nền tảng kế thừa như thế, liệu Chính phủ, bộ máy mới có vận hành được?
Một bộ máy liêm chính thì phải thể hiện trên cả góc độ con người, góc độ công việc. Như vậy, việc xem xét bổ nhiệm cán bộ phải đảm bảo tính vô tư, khách quan, công bằng, chứ không phải vì con ông này, cháu ông kia mà có sự ưu ái.
Sự bố trí nào mà vì có sự ưu ái, không vô tư khách quan thì phải được xem xét, xử lý, phải bị loại bỏ.
Sự bố trí nào mà vì có sự ưu ái, không vô tư khách quan thì phải được xem xét, xử lý, phải bị loại bỏ.