Từ “nước mắm nhiễm asen”, xem lại quyền của hội
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nói, cần quy định không cho phép các hội làm những việc thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý Nhà nước
Từ việc Vinastas công bố thông tin về nước mắm, cần làm rõ quyền và nghĩa vụ của hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Về hội.
Đã được thảo luận từ kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khoá trước, Luật Về hội sẽ được thông qua tại kỳ họp này.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, vì đây là dự án luật quan trọng được sự quan tâm của các vị đại biểu Quốc hội và của cử tri nên Quốc hội đã dành thời gian cả ngày để thảo luận.
Thường đa số các dự án luật khác chỉ được thảo luận nửa ngày tại hội trường.
Xác định rõ thẩm quyền
Nhắc lại việc dư luận nổi sóng khi Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) công bố hàm lượng thạch tín (asen) trong nước nắm gây hoang mang cho người tiêu dùng và làm thiệt hại cho sản xuất nước nắm truyền thống trong cả nước, đại biểu Cương nhấn mạnh, việc công bố tiêu chuẩn an toàn thực phẩm là thẩm quyền của cơ quan quản lý Nhà nước, chứ không phải là thẩm quyền của hội.
Ông Cương lập luận: “Nghị định 45 của Chính phủ tại điều 23 quy định về quyền của hội thì không có bất cứ một điều khoản nào cho phép hội công bố vấn đề này. Trong khi đó điều 24 của Nghị định 45 cũng quy định không được lợi dụng hoạt động hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức”.
Theo đại biểu Cương, hậu quả của việc công bố trái phép trên của Vinastas tới đây sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xem xét và xử lý, có thể phải yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nhưng chuyện này đã đặt ra cho Luật Về hội việc cần phải xem xét tiếp tục hoàn thiện quy định của Nghị định 45.
Ông Cương cho rằng, cần quy định không cho phép các hội làm những việc thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý Nhà nước. Và cần làm rõ, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của hội mà Nhà nước cấp kinh phí là nhiệm vụ gì?
“Việc các hội được tham gia vào các hoạt động quản lý Nhà nước là xu hướng của nhiều nước, cho nên không cho phép các hội quản lý tham gia quản lý Nhà nước hay là cho phép, thì cũng phải đưa vào luật”, ông Cương góp ý.
Không được nhận tài trợ nước ngoài?
Một trong những nội dung được thảo luận nhiều là quy định “hội không liên kết, gia nhập các hội nước ngoài, không nhận tài trợ nước ngoài; trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định” tại khoản 5 điều 8 của dự thảo Luật Về hội.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, vấn đề này có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất tán thành quy định của dự thảo luật, nhằm phòng ngừa việc lợi dụng liên kết, gia nhập các hội nước ngoài, nhận tài trợ nước ngoài để hoạt động trái pháp luật, chống phá Nhà nước và chế độ, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của nhân dân.
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ (cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về hội), hiện nay cả nước có khoảng 63.000 hội có đăng ký và đang hoạt động thì số lượng hội có liên kết, gia nhập, nhận tài trợ nước ngoài không nhiều. Do đó, đối với các trường hợp đặc biệt này, sẽ do Chính phủ quy định cụ thể, điều này là hợp lý.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, quy định này của dự thảo luật là không phù hợp với chủ trương chủ động hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước, khép lại kênh quan hệ quốc tế quan trọng của ngoại giao nhân dân, mất đi cơ hội huy động và tiếp nhận một nguồn kinh phí đáng kể phục vụ hoạt động của các hội trong điều kiện hội hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự trang trải kinh phí. Việc quy định các trường hợp đặc biệt có thể dẫn tới sự bất bình đẳng giữa các hội và tạo nên cơ chế xin - cho, phức tạp thêm thủ tục hành chính.
Một số ý kiến đại biểu Quốc hội cũng chưa đồng tình với quy định này trong dự thảo.
Quy định như vậy cản trở sự hội nhập, không thực sự phù hợp với quan điểm của Đảng, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nhấn mạnh.
Theo đại biểu Trí thì quy định như khoản 5 điều 8 làm mất cơ hội để tiếp cận nguồn lực của quốc tế viện trợ cho các đối tượng yếu thế, các bệnh nhân, nạn nhân, hỗ trợ cho các nhà khoa học, cho các cơ sở nghiên cứu, cho các bệnh viện...
“Tài liệu các đại biểu Quốc hội nhận được lúc 14 giờ 22 phút ngày hôm qua thì không có dự thảo nghị định kèm theo, cho nên không rõ trường hợp đặc biệt được xác định như thế nào”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cũng thể hiện băn khoăn.
Đã được thảo luận từ kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khoá trước, Luật Về hội sẽ được thông qua tại kỳ họp này.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, vì đây là dự án luật quan trọng được sự quan tâm của các vị đại biểu Quốc hội và của cử tri nên Quốc hội đã dành thời gian cả ngày để thảo luận.
Thường đa số các dự án luật khác chỉ được thảo luận nửa ngày tại hội trường.
Xác định rõ thẩm quyền
Nhắc lại việc dư luận nổi sóng khi Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) công bố hàm lượng thạch tín (asen) trong nước nắm gây hoang mang cho người tiêu dùng và làm thiệt hại cho sản xuất nước nắm truyền thống trong cả nước, đại biểu Cương nhấn mạnh, việc công bố tiêu chuẩn an toàn thực phẩm là thẩm quyền của cơ quan quản lý Nhà nước, chứ không phải là thẩm quyền của hội.
Ông Cương lập luận: “Nghị định 45 của Chính phủ tại điều 23 quy định về quyền của hội thì không có bất cứ một điều khoản nào cho phép hội công bố vấn đề này. Trong khi đó điều 24 của Nghị định 45 cũng quy định không được lợi dụng hoạt động hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức”.
Theo đại biểu Cương, hậu quả của việc công bố trái phép trên của Vinastas tới đây sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xem xét và xử lý, có thể phải yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nhưng chuyện này đã đặt ra cho Luật Về hội việc cần phải xem xét tiếp tục hoàn thiện quy định của Nghị định 45.
Ông Cương cho rằng, cần quy định không cho phép các hội làm những việc thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý Nhà nước. Và cần làm rõ, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của hội mà Nhà nước cấp kinh phí là nhiệm vụ gì?
“Việc các hội được tham gia vào các hoạt động quản lý Nhà nước là xu hướng của nhiều nước, cho nên không cho phép các hội quản lý tham gia quản lý Nhà nước hay là cho phép, thì cũng phải đưa vào luật”, ông Cương góp ý.
Không được nhận tài trợ nước ngoài?
Một trong những nội dung được thảo luận nhiều là quy định “hội không liên kết, gia nhập các hội nước ngoài, không nhận tài trợ nước ngoài; trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định” tại khoản 5 điều 8 của dự thảo Luật Về hội.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, vấn đề này có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất tán thành quy định của dự thảo luật, nhằm phòng ngừa việc lợi dụng liên kết, gia nhập các hội nước ngoài, nhận tài trợ nước ngoài để hoạt động trái pháp luật, chống phá Nhà nước và chế độ, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của nhân dân.
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ (cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về hội), hiện nay cả nước có khoảng 63.000 hội có đăng ký và đang hoạt động thì số lượng hội có liên kết, gia nhập, nhận tài trợ nước ngoài không nhiều. Do đó, đối với các trường hợp đặc biệt này, sẽ do Chính phủ quy định cụ thể, điều này là hợp lý.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, quy định này của dự thảo luật là không phù hợp với chủ trương chủ động hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước, khép lại kênh quan hệ quốc tế quan trọng của ngoại giao nhân dân, mất đi cơ hội huy động và tiếp nhận một nguồn kinh phí đáng kể phục vụ hoạt động của các hội trong điều kiện hội hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự trang trải kinh phí. Việc quy định các trường hợp đặc biệt có thể dẫn tới sự bất bình đẳng giữa các hội và tạo nên cơ chế xin - cho, phức tạp thêm thủ tục hành chính.
Một số ý kiến đại biểu Quốc hội cũng chưa đồng tình với quy định này trong dự thảo.
Quy định như vậy cản trở sự hội nhập, không thực sự phù hợp với quan điểm của Đảng, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nhấn mạnh.
Theo đại biểu Trí thì quy định như khoản 5 điều 8 làm mất cơ hội để tiếp cận nguồn lực của quốc tế viện trợ cho các đối tượng yếu thế, các bệnh nhân, nạn nhân, hỗ trợ cho các nhà khoa học, cho các cơ sở nghiên cứu, cho các bệnh viện...
“Tài liệu các đại biểu Quốc hội nhận được lúc 14 giờ 22 phút ngày hôm qua thì không có dự thảo nghị định kèm theo, cho nên không rõ trường hợp đặc biệt được xác định như thế nào”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cũng thể hiện băn khoăn.