Luật Về hội đã trên tay Thường vụ Quốc hội
Quyền lập hội là một trong các quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận
Được chờ đợi từ rất lâu, sáng 24/9, dự án Luật Về hội đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
Tại tờ trình, Chính phủ khẳng định quyền lập hội là một trong các quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận.
Bộ trưởng Bình cho biết, tính đến tháng 12/2014 cả nước có 52.565 hội (483 hội hoạt động phạm vi cả nước và 52.082 hội hoạt động phạm vi địa phương), trong đó có 8.792 hội có tính chất đặc thù.
Theo cơ quan thẩm tra - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - đây là những biểu hiện tích cực của quá trình dân chủ hóa xã hội và vai trò làm chủ của nhân dân được thể hiện trực tiếp trong tiến trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Nhận định hệ thống pháp luật về hội còn bất cập, Chính phủ cho rằng việc xây dựng Luật Về hội để thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013, bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công dân, phát huy vai trò của hội và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với hội là cần thiết.
Cơ quan thẩm tra nhất trí với quan điểm của Chính phủ là luật này không áp dụng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Phải quản chặt
Điểm chung của nhiều ý kiến tại phiên thảo luận là bên cạnh tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền lập hội thì cần quản lý thật chặt chẽ.
Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thì chính sách với các hội cần cân nhắc rất kỹ, quan trọng là cần có cơ chế quản lý về đường hướng, mục tiêu. Ông cho rằng cần công nhận người đứng đầu các hội, nếu không là sẽ lộn xộn.
"Phải quy trách nhiệm đàng hoàng, anh lập hội để chống phá chế độ xâm phạm lợi ích của Nhà nước và nhân dân thì sẽ truy tố người đứng đầu và dẹp luôn hội của anh chứ", ông Ksor Phước phân tích.
Dưới góc nhìn của vị Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, thì hội có hai mặt, mặt tích cực thấy rồi, còn tiêu cực thì đây là đường dẫn xuất về đa nguyên đa đảng nên không được mơ hồ về chỗ này. Và cũng không nên áp dụng máy móc cách lập hội của các nước phát triển.
"Quản lý hội phải chặt chẽ, công khai nhưng kỷ cương", ông Ksor Phước phát biểu.
"Đã là hội là tôi đưa anh vào quản lý hết, nhà nước tạo mọi điều kiện cho hoạt động hội nhưng tất cả các đối tượng đều phải quản lý", Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thể hiện quan điểm.
Cũng bàn về quản lý nhà nước, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng quy định tại dự thảo luật có nội dung can thiệp quá sâu vào nội bộ của hội và không khả thi. Chẳng hạn, kiểm tra việc thực hiện điều lệ hội đối với các hội hay hướng dẫn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác quản lý hội.
Nhận xét chung, ông Sơn cho rằng quy định của dự thảo luật vẫn còn quá mở.
Ủy ban Pháp luật cũng lưu ý, những nội dung quy định trong uật, một mặt phải bảo đảm cho công dân thực hiện quyền lập hội của mình,đồng thời bảo đảm sự quản lý của Nhà nước.
Mặt khác, đề phòng các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lợi dụng để hình thành các tổ chức đối lập chống phá Đảng và Nhà nước, xâm hại đến an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Người nước ngoài không được lập hội
Một trong các vấn đề lớn Chính phủ tách riêng để xin ý kiến là phạm vi điều chỉnh của dự án luật, trong đó có việc người nước ngoài sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam tham gia hội.
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết vẫn còn có hai loại ý kiến. Loại thứ nhất đề nghị người nước ngoài sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam được tham gia hội trong một số trường hợp theo quy định của Chính phủ.
Còn loại ý kiến thứ hai cho rằng, Hiến pháp quy định công dân Việt Nam mới có quyền lập hội trên lãnh thổ Việt Nam, theo đó không quy định việc tham gia hội của người nước ngoài trong dự thảo luật.
Chính phủ đề nghị thực hiện theo loại ý kiến thứ nhất. Trả lời một số câu hỏi tại phiên thảo luận về việc người nước ngoài đang sinh sống làm ăn hợp pháp ở Việt Nam có được lập hội tại Việt Nam không, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình khẳng định là "không".
"Xây dựng nhà nước pháp quyền thì không có lý gì cấm người nước ngoài tham gia hội, nhưng có cho họ thành lập hội không thì cần hết sức cân nhắc", Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền thể hiện quan điểm.
Tuy vậy, Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam Nghiêm Vũ Khải cho rằng nên tạo điều kiện cho người nước ngoài thành lập hội, và họ vẫn chịu quản lý của pháp luật Việt Nam. Còn người nước ngoài tham gia hội của Việt Nam thì không nhất thiết có đầy đủ các quyền như hội viên người Việt.
Tại tờ trình, Chính phủ khẳng định quyền lập hội là một trong các quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận.
Bộ trưởng Bình cho biết, tính đến tháng 12/2014 cả nước có 52.565 hội (483 hội hoạt động phạm vi cả nước và 52.082 hội hoạt động phạm vi địa phương), trong đó có 8.792 hội có tính chất đặc thù.
Theo cơ quan thẩm tra - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - đây là những biểu hiện tích cực của quá trình dân chủ hóa xã hội và vai trò làm chủ của nhân dân được thể hiện trực tiếp trong tiến trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Nhận định hệ thống pháp luật về hội còn bất cập, Chính phủ cho rằng việc xây dựng Luật Về hội để thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013, bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công dân, phát huy vai trò của hội và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với hội là cần thiết.
Cơ quan thẩm tra nhất trí với quan điểm của Chính phủ là luật này không áp dụng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Phải quản chặt
Điểm chung của nhiều ý kiến tại phiên thảo luận là bên cạnh tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền lập hội thì cần quản lý thật chặt chẽ.
Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thì chính sách với các hội cần cân nhắc rất kỹ, quan trọng là cần có cơ chế quản lý về đường hướng, mục tiêu. Ông cho rằng cần công nhận người đứng đầu các hội, nếu không là sẽ lộn xộn.
"Phải quy trách nhiệm đàng hoàng, anh lập hội để chống phá chế độ xâm phạm lợi ích của Nhà nước và nhân dân thì sẽ truy tố người đứng đầu và dẹp luôn hội của anh chứ", ông Ksor Phước phân tích.
Dưới góc nhìn của vị Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, thì hội có hai mặt, mặt tích cực thấy rồi, còn tiêu cực thì đây là đường dẫn xuất về đa nguyên đa đảng nên không được mơ hồ về chỗ này. Và cũng không nên áp dụng máy móc cách lập hội của các nước phát triển.
"Quản lý hội phải chặt chẽ, công khai nhưng kỷ cương", ông Ksor Phước phát biểu.
"Đã là hội là tôi đưa anh vào quản lý hết, nhà nước tạo mọi điều kiện cho hoạt động hội nhưng tất cả các đối tượng đều phải quản lý", Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thể hiện quan điểm.
Cũng bàn về quản lý nhà nước, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng quy định tại dự thảo luật có nội dung can thiệp quá sâu vào nội bộ của hội và không khả thi. Chẳng hạn, kiểm tra việc thực hiện điều lệ hội đối với các hội hay hướng dẫn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác quản lý hội.
Nhận xét chung, ông Sơn cho rằng quy định của dự thảo luật vẫn còn quá mở.
Ủy ban Pháp luật cũng lưu ý, những nội dung quy định trong uật, một mặt phải bảo đảm cho công dân thực hiện quyền lập hội của mình,đồng thời bảo đảm sự quản lý của Nhà nước.
Mặt khác, đề phòng các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lợi dụng để hình thành các tổ chức đối lập chống phá Đảng và Nhà nước, xâm hại đến an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Người nước ngoài không được lập hội
Một trong các vấn đề lớn Chính phủ tách riêng để xin ý kiến là phạm vi điều chỉnh của dự án luật, trong đó có việc người nước ngoài sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam tham gia hội.
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết vẫn còn có hai loại ý kiến. Loại thứ nhất đề nghị người nước ngoài sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam được tham gia hội trong một số trường hợp theo quy định của Chính phủ.
Còn loại ý kiến thứ hai cho rằng, Hiến pháp quy định công dân Việt Nam mới có quyền lập hội trên lãnh thổ Việt Nam, theo đó không quy định việc tham gia hội của người nước ngoài trong dự thảo luật.
Chính phủ đề nghị thực hiện theo loại ý kiến thứ nhất. Trả lời một số câu hỏi tại phiên thảo luận về việc người nước ngoài đang sinh sống làm ăn hợp pháp ở Việt Nam có được lập hội tại Việt Nam không, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình khẳng định là "không".
"Xây dựng nhà nước pháp quyền thì không có lý gì cấm người nước ngoài tham gia hội, nhưng có cho họ thành lập hội không thì cần hết sức cân nhắc", Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền thể hiện quan điểm.
Tuy vậy, Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam Nghiêm Vũ Khải cho rằng nên tạo điều kiện cho người nước ngoài thành lập hội, và họ vẫn chịu quản lý của pháp luật Việt Nam. Còn người nước ngoài tham gia hội của Việt Nam thì không nhất thiết có đầy đủ các quyền như hội viên người Việt.