Tuyển dụng người khuyết tật: Chưa ngã ngũ khuyến khích hay bắt buộc
Tuyển dụng lao động là người khuyết tật là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận tại phiên họp chiều 28/5 của Quốc hội
Giải quyết việc làm, sử dụng lao động là người khuyết tật là nội dung được nhiều vị đại biểu quan tâm thảo luận tại phiên họp chiều 28/5 của Quốc hội.
Đây cũng là vấn đề đã gây tranh cãi tại kỳ họp trước và đến nay cũng vẫn chưa thể đi đến thống nhất chọn phương án khuyến khích hay bắt buộc nhận lao động khuyết tật vào làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Vì vậy, sau nhiều lần chỉnh sửa, dự thảo luật vẫn để 2 phương án. Một là khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận lao động khuyết tật vào làm việc và hai là có trách nhiệm tuyển dụng ít nhất 1% lao động là người khuyết tật.
Nhiều ý kiến nhất trí với phương án thứ nhất và đề nghị quy định cụ thể chính sách khuyến khích, ưu đãi cho tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật.
Các đại biểu Nguyễn Đình Quyền và Danh Út cho rằng quy định như vậy sẽ có tính khả thi hơn là quy định bắt buộc đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong việc thực hiện các chính sách đối với người khuyết tật.
Bên cạnh đó một số ý kiến vẫn lo ngại nếu chỉ trông chờ vào lòng hảo tâm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì cơ hội có việc làm của người khuyết tật sẽ rất khó khăn, vì trình độ của họ thấp, phần lớn chưa qua đào tạo nghề...
Đại biểu Nguyễn Hữu Hùng cho rằng, dự luật cần quy định các doanh nghiệp có trách nhiệm tuyển lao động là người khuyết tật. Nếu doanh nghiệp nào không tuyển đủ số lượng lao động là người khuyết tật theo quy định thì phải nộp tiền vào quỹ hỗ trợ người khuyết tật.
Còn đại biểu Đặng Như Lợi lại đặt câu hỏi dựa vào cơ sở nào để quy định bắt buộc tuyển 1% và đề nghị tối thiểu cũng phải 2%.
Bên cạnh việc làm, một số vị đại biểu cũng đề nghị dự thảo luật cần bổ sung trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc người khuyết tật chứ không chỉ tập trung vào trách nhiệm của Nhà nước. Và cũng cần có thêm quy định nghiêm cấm hành vi lạm dụng sức lao động hoặc lạm dụng danh nghĩa trung tâm bảo trợ người khuyết tật để khai thác sức lao động của họ.
Dự thảo Luật Người khuyết tật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ sáu và sẽ xem xét thông qua tại kỳ họp này.
Đây cũng là vấn đề đã gây tranh cãi tại kỳ họp trước và đến nay cũng vẫn chưa thể đi đến thống nhất chọn phương án khuyến khích hay bắt buộc nhận lao động khuyết tật vào làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Vì vậy, sau nhiều lần chỉnh sửa, dự thảo luật vẫn để 2 phương án. Một là khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận lao động khuyết tật vào làm việc và hai là có trách nhiệm tuyển dụng ít nhất 1% lao động là người khuyết tật.
Nhiều ý kiến nhất trí với phương án thứ nhất và đề nghị quy định cụ thể chính sách khuyến khích, ưu đãi cho tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật.
Các đại biểu Nguyễn Đình Quyền và Danh Út cho rằng quy định như vậy sẽ có tính khả thi hơn là quy định bắt buộc đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong việc thực hiện các chính sách đối với người khuyết tật.
Bên cạnh đó một số ý kiến vẫn lo ngại nếu chỉ trông chờ vào lòng hảo tâm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì cơ hội có việc làm của người khuyết tật sẽ rất khó khăn, vì trình độ của họ thấp, phần lớn chưa qua đào tạo nghề...
Đại biểu Nguyễn Hữu Hùng cho rằng, dự luật cần quy định các doanh nghiệp có trách nhiệm tuyển lao động là người khuyết tật. Nếu doanh nghiệp nào không tuyển đủ số lượng lao động là người khuyết tật theo quy định thì phải nộp tiền vào quỹ hỗ trợ người khuyết tật.
Còn đại biểu Đặng Như Lợi lại đặt câu hỏi dựa vào cơ sở nào để quy định bắt buộc tuyển 1% và đề nghị tối thiểu cũng phải 2%.
Bên cạnh việc làm, một số vị đại biểu cũng đề nghị dự thảo luật cần bổ sung trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc người khuyết tật chứ không chỉ tập trung vào trách nhiệm của Nhà nước. Và cũng cần có thêm quy định nghiêm cấm hành vi lạm dụng sức lao động hoặc lạm dụng danh nghĩa trung tâm bảo trợ người khuyết tật để khai thác sức lao động của họ.
Dự thảo Luật Người khuyết tật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ sáu và sẽ xem xét thông qua tại kỳ họp này.