Dự án Luật Người khuyết tật: Thiếu chế tài trách nhiệm
Doanh nghiệp sử dụng từ 2% đến dưới 35% lao động là người khuyết tật làm việc thì được hưởng các chính sách ưu đãi
“Trong khi Quốc hội đang thảo luận về dự án Luật Người khuyết tật thì tại Hà Nội vẫn có chuyện lái xe bus đuổi người khuyết tật xuống xe”, đại biểu Nguyễn Hồng Sơn phát biểu tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về dự án Luật Người khuyết tật, sáng 24/11.
Quy định về trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với người khuyết tật cũng là nội dung được các tổ tập trung thảo luận về dự luật này.
Theo tờ trình của Chính phủ, cả nước có khoảng 5,3 triệu người khuyết tật (số liệu khảo sát năm 2005) chiếm khoảng 6,34% dân số. Có tới 37% người khuyết tật đang sống trong hộ nghèo, cao gấp 3 lần so với tỷ lệ nghèo chung cùng thời điểm.
Các ý kiến thảo luận đều nhất trí với sự cần thiết phải ban hành luật, nhằm tạo môi trường pháp lý, điều kiện và cơ hội bình đẳng, không rào cản đối với người khuyết tật.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng các quy định về trách nhiệm đối với người khuyết tật còn để ngỏ khá nhiều. Nêu ví dụ lái xe không cho người khuyết tật đi xe bus, đại biểu Sơn đặt câu hỏi, vậy những trường hợp chưa làm hết trách nhiệm với người khuyết tật thì xử lý thế nào?
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đề nghị việc đảm bảo các điều kiện tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật với các công trình công cộng cần phải được thực hiện ngay chứ không đợi phải có lộ trình. Vì đây không phải là việc khó thực hiện, ít tốn kém.
Theo đại biểu Vũ Hồng Anh, phải quy định rõ trách nhiệm của mỗi bộ ngành mới có thể đảm bảo hết quyền cho người khuyết tật, nếu quy đinh như dự thảo luật thì rất khó khả thi.
Liên quan đến việc làm của người khuyết tật, dự luật quy định cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp sử dụng từ 2% đến dưới 35% lao động là người khuyết tật làm việc thì được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh và được hỗ trợ phí kèm nghề, dạy nghề tại chỗ đối với số lao động là người khuyết tật theo quy định của pháp luật
Một số ý kiến cho rằng, không nên quy định “cứng” mà chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp sử dụng người lao động là người khuyết tật.
Ngày 27/11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án luật này và sẽ thông qua tại kỳ họp sau.
* Điều 4 của dự thảo Luật Người khuyết tật quy đinh quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật như sau:
1. Ngoài việc được hưởng quyền công dân bình đẳng như các cá nhân khác theo quy định của pháp luật, người khuyết tật còn được hưởng các quyền sau:
a) Được Nhà nước tạo điều kiện bình đẳng trong việc tham gia vào các hoạt động xã hộ.
b) Được tạo điều kiện sống độc lập, hòa nhập cộng đồng và xã hội.
c) Được hưởng các chính sách của nhà nước và hỗ trợ của xã hội về chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, hưởng thụ văn hóa, thể thao, giải trí, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông và các dịch vụ chăm sóc khác phù hợp với đặc điểm và nhu cầu cá nhân.
d) Trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật được hưởng các ưu tiên riêng.
2. Người khuyết tật có nghĩa vụ khắc phục khó khăn, phát huy khả năng để hòa nhập cộng đồng và xã hội; tuân thủ pháp luật, trật tự công cộng và tôn trọng đạo đức xã hội.
Quy định về trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với người khuyết tật cũng là nội dung được các tổ tập trung thảo luận về dự luật này.
Theo tờ trình của Chính phủ, cả nước có khoảng 5,3 triệu người khuyết tật (số liệu khảo sát năm 2005) chiếm khoảng 6,34% dân số. Có tới 37% người khuyết tật đang sống trong hộ nghèo, cao gấp 3 lần so với tỷ lệ nghèo chung cùng thời điểm.
Các ý kiến thảo luận đều nhất trí với sự cần thiết phải ban hành luật, nhằm tạo môi trường pháp lý, điều kiện và cơ hội bình đẳng, không rào cản đối với người khuyết tật.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng các quy định về trách nhiệm đối với người khuyết tật còn để ngỏ khá nhiều. Nêu ví dụ lái xe không cho người khuyết tật đi xe bus, đại biểu Sơn đặt câu hỏi, vậy những trường hợp chưa làm hết trách nhiệm với người khuyết tật thì xử lý thế nào?
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đề nghị việc đảm bảo các điều kiện tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật với các công trình công cộng cần phải được thực hiện ngay chứ không đợi phải có lộ trình. Vì đây không phải là việc khó thực hiện, ít tốn kém.
Theo đại biểu Vũ Hồng Anh, phải quy định rõ trách nhiệm của mỗi bộ ngành mới có thể đảm bảo hết quyền cho người khuyết tật, nếu quy đinh như dự thảo luật thì rất khó khả thi.
Liên quan đến việc làm của người khuyết tật, dự luật quy định cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp sử dụng từ 2% đến dưới 35% lao động là người khuyết tật làm việc thì được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh và được hỗ trợ phí kèm nghề, dạy nghề tại chỗ đối với số lao động là người khuyết tật theo quy định của pháp luật
Một số ý kiến cho rằng, không nên quy định “cứng” mà chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp sử dụng người lao động là người khuyết tật.
Ngày 27/11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án luật này và sẽ thông qua tại kỳ họp sau.
* Điều 4 của dự thảo Luật Người khuyết tật quy đinh quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật như sau:
1. Ngoài việc được hưởng quyền công dân bình đẳng như các cá nhân khác theo quy định của pháp luật, người khuyết tật còn được hưởng các quyền sau:
a) Được Nhà nước tạo điều kiện bình đẳng trong việc tham gia vào các hoạt động xã hộ.
b) Được tạo điều kiện sống độc lập, hòa nhập cộng đồng và xã hội.
c) Được hưởng các chính sách của nhà nước và hỗ trợ của xã hội về chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, hưởng thụ văn hóa, thể thao, giải trí, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông và các dịch vụ chăm sóc khác phù hợp với đặc điểm và nhu cầu cá nhân.
d) Trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật được hưởng các ưu tiên riêng.
2. Người khuyết tật có nghĩa vụ khắc phục khó khăn, phát huy khả năng để hòa nhập cộng đồng và xã hội; tuân thủ pháp luật, trật tự công cộng và tôn trọng đạo đức xã hội.