Việc làm cho người khuyết tật: Cần nhiều phương án
Cả nước hiện có khoảng 5,3 triệu người khuyết tật, trong đó từ 2-3 triệu người có khả năng làm việc
Quy định như thế nào để có thể chăm lo cho người khuyết tật nhưng không tạo gánh nặng cho ngân sách Nhà nước vẫn là vấn đề được tập trung thảo luận về dự án Luật Người khuyết tật tại phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 19/1.
Theo ước tính của Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội, cả nước hiện có khoảng 5,3 triệu người khuyết tật, trong đó từ 2-3 triệu người có khả năng làm việc (theo cách phân hạng do Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội dự thảo thuộc hạng 3).
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đặt vấn đề, số lượng người khuyết tật lớn sẽ là gánh nặng cho ngân sách trong trường hợp Luật được ban hành và có hiệu lực.
“Theo số liệu chúng tôi nắm được thì số lượng người khuyết tật tương đối cao. Thế thì thực hiện luật này, ngân sách bỏ ra hàng năm là bao nhiêu cần phải xác định. Chúng ta mong muốn người khuyết tật có điều kiện sống đảm bảo, nhưng nếu tạo gánh nặng cho ngân sách cũng phải cân nhắc”, ông Hiển phát biểu.
Dẫn điều 16 khoản 2 về kinh phí chăm sóc sức khỏe người khuyết tật, Chủ nhiệm Hiển nói thêm, dự thảo luật quy định sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách theo phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nước là chưa đúng.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân tính toán rằng người khuyết tật hạng nặng trước kia có khoảng 400 nghìn, nay nếu phân hạng nhẹ và trung thì có thể cao hơn nhưng chắc sẽ không nhiều. “Tôi cho rằng không thay đổi lớn dự chi ngân sách của Nhà nước”, bà Ngân khẳng định.
Ngoài nguồn hỗ trợ từ ngân sách, quan điểm đa số đại biểu đều cho rằng doanh nghiệp cần phải thể hiện trách nhiệm xã hội đối với người khuyết tật.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đề nghị đối với cơ quan hưởng thụ ngân sách, bắt buộc phải nhận người khuyết tật vào làm việc theo tỷ lệ phần trăm. Ngoài ra, doanh nghiệp nếu đang sử dụng lao động mà họ bị tai nạn thì phải bố trí việc phù hợp, không được đẩy người khuyết tật ra xã hội.
Không đồng tình với vế thứ nhất, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho rằng phải tùy vào đặc thù từng cơ quan, nếu không sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi không thể sắp xếp vị trí thích hợp cho người khuyết tật.
Cũng đồng quan điểm, người đứng đầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nêu ví dụ, những ngành như dầu khí, than khoáng sản chẳng hạn, không thể tìm đâu ra vị trí phù hợp cho 2% người khuyết tật.
“Nếu phải bắt buộc thì nên khu vực công, nhưng không nên đều hết mà tùy từng công việc, chứ không nên quy định ngành này 1%, ngành kia 2%...”, bà Ngân nói.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn không đồng tình. Ông cho rằng sẽ không công bằng nếu bắt buộc các cơ quan Nhà nước nhận người khuyết tật mà không áp dụng hình thức này với các doanh nghiệp.
“Ta không còn bao cấp nữa, những người hưởng lương lại gánh người khó khăn, trong khi doanh nghiệp có điều kiện thì lại không tham gia”, Phó chủ tịch nói.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng nên đưa nhiều phương án: bắt buộc nhận người khuyết tật đối với khu vực công; hai là bắt buộc tất cả các loại hình; trường hợp nếu không nhận đủ số lao động khuyết tật thì nộp tiền.
Theo ước tính của Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội, cả nước hiện có khoảng 5,3 triệu người khuyết tật, trong đó từ 2-3 triệu người có khả năng làm việc (theo cách phân hạng do Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội dự thảo thuộc hạng 3).
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đặt vấn đề, số lượng người khuyết tật lớn sẽ là gánh nặng cho ngân sách trong trường hợp Luật được ban hành và có hiệu lực.
“Theo số liệu chúng tôi nắm được thì số lượng người khuyết tật tương đối cao. Thế thì thực hiện luật này, ngân sách bỏ ra hàng năm là bao nhiêu cần phải xác định. Chúng ta mong muốn người khuyết tật có điều kiện sống đảm bảo, nhưng nếu tạo gánh nặng cho ngân sách cũng phải cân nhắc”, ông Hiển phát biểu.
Dẫn điều 16 khoản 2 về kinh phí chăm sóc sức khỏe người khuyết tật, Chủ nhiệm Hiển nói thêm, dự thảo luật quy định sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách theo phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nước là chưa đúng.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân tính toán rằng người khuyết tật hạng nặng trước kia có khoảng 400 nghìn, nay nếu phân hạng nhẹ và trung thì có thể cao hơn nhưng chắc sẽ không nhiều. “Tôi cho rằng không thay đổi lớn dự chi ngân sách của Nhà nước”, bà Ngân khẳng định.
Ngoài nguồn hỗ trợ từ ngân sách, quan điểm đa số đại biểu đều cho rằng doanh nghiệp cần phải thể hiện trách nhiệm xã hội đối với người khuyết tật.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đề nghị đối với cơ quan hưởng thụ ngân sách, bắt buộc phải nhận người khuyết tật vào làm việc theo tỷ lệ phần trăm. Ngoài ra, doanh nghiệp nếu đang sử dụng lao động mà họ bị tai nạn thì phải bố trí việc phù hợp, không được đẩy người khuyết tật ra xã hội.
Không đồng tình với vế thứ nhất, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho rằng phải tùy vào đặc thù từng cơ quan, nếu không sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi không thể sắp xếp vị trí thích hợp cho người khuyết tật.
Cũng đồng quan điểm, người đứng đầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nêu ví dụ, những ngành như dầu khí, than khoáng sản chẳng hạn, không thể tìm đâu ra vị trí phù hợp cho 2% người khuyết tật.
“Nếu phải bắt buộc thì nên khu vực công, nhưng không nên đều hết mà tùy từng công việc, chứ không nên quy định ngành này 1%, ngành kia 2%...”, bà Ngân nói.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn không đồng tình. Ông cho rằng sẽ không công bằng nếu bắt buộc các cơ quan Nhà nước nhận người khuyết tật mà không áp dụng hình thức này với các doanh nghiệp.
“Ta không còn bao cấp nữa, những người hưởng lương lại gánh người khó khăn, trong khi doanh nghiệp có điều kiện thì lại không tham gia”, Phó chủ tịch nói.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng nên đưa nhiều phương án: bắt buộc nhận người khuyết tật đối với khu vực công; hai là bắt buộc tất cả các loại hình; trường hợp nếu không nhận đủ số lao động khuyết tật thì nộp tiền.