Ukraine ra “tối hậu thư” cho lực lượng thân Nga
“Tối hậu thư” này của Ukraine đang làm gia tăng nguy cơ xảy ra một cuộc đối đầu quân sự với Nga
Chính phủ lâm thời của Ukraine đã ra hạn chót là sáng thứ Hai (14/4) cho những người thân Nga đòi ly khai phải hạ vũ khí hoặc đối mặt với một “chiến dịch chống khủng bố toàn diện” do lực lượng vũ trang của Kiev thực thi. “Tối hậu thư” này của Ukraine đang làm gia tăng nguy cơ xảy ra một cuộc đối đầu quân sự với Nga.
Hãng tin Reuters cho biết, giận dữ trước việc một sỹ quan an ninh quốc gia thiệt mạng và một số sỹ quan khác bị thương ở thành phố miền Đông Slaviansk, quyền Tổng thống Oleksander Turchinov của Ukraine đã lên tiếng yêu cầu những người biểu tình đang chiếm các tòa nhà chính quyền ở thành phố này phải hạ vũ khí trước thời điểm 6h sáng giờ GMT ngày hôm nay.
“Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia đã quyết định mở một chiến dịch chống khủng bố toàn diện với sự tham gia của các lực lượng vũ trang Ukraine”, ông Turchinov nói trong một bài phát biểu toàn quốc.
Trong bài phát biểu này, ông Turchinov cáo buộc Nga đứng sau các lực lượng nổi dậy tại các thành phố nói tiếng Nga ở miền Đông Ukraine. Mới tháng trước, Nga sáp nhập vùng Crimea của Ukraine sau khi Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych bị những người biểu tình thân phương Tây lật đổ hồi tháng 2.
“Chúng tôi sẽ không cho phép Nga lặp lại kịch bản Crimea ở các khu vực miền Đông của Ukraine”, ông Turchinov phát biểu.
Phản ứng trước tuyên bố trên, Bộ Ngoại giao Nga gọi kế hoạch mở chiến dịch chống khủng bố mà Kiev lên kế hoạch là một “mệnh lệnh tội ác” và thúc giục phương Tây đưa các đồng minh của họ trong Chính phủ Ukraine về tầm kiểm soát. “Giờ là lúc phương Tây có trách nhiệm ngăn một cuộc chiến tranh dân sự nổ ra ở Ukraine”, Bộ Ngoại giao Nga nói trong một tuyên bố.
Một nhà ngoại giao thuộc Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đề nghị giấu tên nói với Reuters rằng, cơ quan này sẽ họp vào lúc 8h tối ngày 13/4 theo giờ địa phương tại New York, tức vào sáng nay theo giờ Việt Nam, theo đề nghị của phía Nga. Một nhà ngoại giao khác cho hay, các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra với sự tham gia của Ukraine.
Trước đó, Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc, bà Samantha Power, phát biểu trên kênh truyền hình ABC rằng, những diễn biến mới nhất ở Ukraine cho thấy “những dấu hiệu có sự tham gia của Moscow”. “Tổng thống [Mỹ] đã nói rõ ràng rằng, tùy thuộc vào hành động của Nga, các lệnh trừng phạt nhằm vào từng ngành kinh tế cụ thể như năng lượng, ngân hàng và khai mỏ có thể được đưa ra, và thiệt hại sẽ là lớn”, bà Power nói.
Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thì cho rằng, sự xuất hiện của ở miền Đông Ukraine những binh lính dùng vũ khí Nga và mặc đồng phục không có phù hiệu - giống như đồng phục mà lính Nga đã mặc khi chiếm Crimea - là một “diễn biến đáng quan ngại”.
Ukraine vẫn liên tục cáo buộc điện Kremlin đã xúi giục và chỉ đạo các lực lượng nổi dậy ở miền Đông nhằm phá hoại cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến diễn ra vào ngày 25/5. Tuy nhiên, việc đẩy lui các binh lính có vũ trang nói trên có nguy cơ đẩy tình hình ở miền Đông Ukraine vào một giai đoạn nguy hiểm mới bởi Moscow đã cảnh báo sẽ bảo vệ những người nói tiếng Nga trong khu vực nếu họ bị tấn công.
Trong ngày Chủ nhật, đã có một sỹ quan an ninh nhà nước Ukraine thiệt mạng và 5 người khác thuộc phe Chính phủ bị thương trong một chiến dịch ở thành phố Slaviansk. “Đã xảy ra thương vong ở cả hai phía”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine, ông Arsen Avakov, nói trên trang Facebook cá nhân.
Trong khi đó, hãng tin RIA Novosti của Nga đưa tin, một người biểu tình ủng hộ Nga đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ với các lực lượng trung thành với Chính phủ Ukraine tại Slaviansk cách biên giới với Nga khoảng 150 km. Tại thành phố này, những người biểu tình đòi ly khai đã chiếm giữ các tòa nhà trụ sở của cảnh sát và lực lượng an ninh quốc gia, và đặt lên nhiều rào chắn trên các con đường. Thị trưởng của Slaviansk đã bỏ trốn và lực lượng đòi ly khai tuyên bố giành quyền lãnh đạo thành phố.
Tại Kramatorsk, khu vực cách Slaviansk khoảng 15 km về phía Nam, các tay súng cũng đã chiếm các trụ sở cảnh sát sau khi bắn hạ một viên cảnh sát. Tại Kharkiv, thành phố lớn thuộc miền Đông Ukraine, hai phe ủng hộ phương Tây và Nga đã đụng độ vào cuối tuần. Theo cảnh sát, có 50 người bị thương, trong đó 10 người phải nhập viện. Hãng Interfax đưa tin, tại thị trấn Zaporizhzhya cũng thuộc miền Đông Ukraine, 3.000 người ủng hộ phương Tây đã xuống đường tuần hành, đụng độ với hàng trăm người ủng hộ Nga.
Kêu gọi Nga rút quân khỏi biên giới Ukraine, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói trong một tuyên bố: “Bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào xa hơn của Nga với bất kỳ lý do nào sẽ chỉ khiến Nga bị quốc tế cô lập nhiều hơn”.
Đến nay, NATO vẫn loại trừ khả năng hành động quân sự ở Ukraine. Tuy nhiên, Mỹ và các nhà lãnh đạo NATO tuyên bố sẽ bảo vệ tất cả 28 nước thành viên của khối này, bao gồm các nước Liên Xô cũ ở vùng Baltic vốn được xem là dễ bị tổn thương nhất trước sức ép từ Nga. Ukraine hiện chưa phải là thành viên NATO.
Giới quan sát lo ngại, cuộc khủng hoảng Ukraine có thể dẫn tới một “cuộc chiến tranh khí đốt”, làm gián đoạn nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu. Moscow đã tuyên bố có thể buộc phải cắt nguồn cung khí đốt cho Ukraine nếu Kiev không trả hết tiền nợ mua khí đốt. Ukraine là nơi phần lớn khí đốt Nga xuất khẩu sang châu Âu quá cảnh.
Hãng tin Reuters cho biết, giận dữ trước việc một sỹ quan an ninh quốc gia thiệt mạng và một số sỹ quan khác bị thương ở thành phố miền Đông Slaviansk, quyền Tổng thống Oleksander Turchinov của Ukraine đã lên tiếng yêu cầu những người biểu tình đang chiếm các tòa nhà chính quyền ở thành phố này phải hạ vũ khí trước thời điểm 6h sáng giờ GMT ngày hôm nay.
“Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia đã quyết định mở một chiến dịch chống khủng bố toàn diện với sự tham gia của các lực lượng vũ trang Ukraine”, ông Turchinov nói trong một bài phát biểu toàn quốc.
Trong bài phát biểu này, ông Turchinov cáo buộc Nga đứng sau các lực lượng nổi dậy tại các thành phố nói tiếng Nga ở miền Đông Ukraine. Mới tháng trước, Nga sáp nhập vùng Crimea của Ukraine sau khi Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych bị những người biểu tình thân phương Tây lật đổ hồi tháng 2.
“Chúng tôi sẽ không cho phép Nga lặp lại kịch bản Crimea ở các khu vực miền Đông của Ukraine”, ông Turchinov phát biểu.
Phản ứng trước tuyên bố trên, Bộ Ngoại giao Nga gọi kế hoạch mở chiến dịch chống khủng bố mà Kiev lên kế hoạch là một “mệnh lệnh tội ác” và thúc giục phương Tây đưa các đồng minh của họ trong Chính phủ Ukraine về tầm kiểm soát. “Giờ là lúc phương Tây có trách nhiệm ngăn một cuộc chiến tranh dân sự nổ ra ở Ukraine”, Bộ Ngoại giao Nga nói trong một tuyên bố.
Một nhà ngoại giao thuộc Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đề nghị giấu tên nói với Reuters rằng, cơ quan này sẽ họp vào lúc 8h tối ngày 13/4 theo giờ địa phương tại New York, tức vào sáng nay theo giờ Việt Nam, theo đề nghị của phía Nga. Một nhà ngoại giao khác cho hay, các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra với sự tham gia của Ukraine.
Trước đó, Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc, bà Samantha Power, phát biểu trên kênh truyền hình ABC rằng, những diễn biến mới nhất ở Ukraine cho thấy “những dấu hiệu có sự tham gia của Moscow”. “Tổng thống [Mỹ] đã nói rõ ràng rằng, tùy thuộc vào hành động của Nga, các lệnh trừng phạt nhằm vào từng ngành kinh tế cụ thể như năng lượng, ngân hàng và khai mỏ có thể được đưa ra, và thiệt hại sẽ là lớn”, bà Power nói.
Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thì cho rằng, sự xuất hiện của ở miền Đông Ukraine những binh lính dùng vũ khí Nga và mặc đồng phục không có phù hiệu - giống như đồng phục mà lính Nga đã mặc khi chiếm Crimea - là một “diễn biến đáng quan ngại”.
Ukraine vẫn liên tục cáo buộc điện Kremlin đã xúi giục và chỉ đạo các lực lượng nổi dậy ở miền Đông nhằm phá hoại cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến diễn ra vào ngày 25/5. Tuy nhiên, việc đẩy lui các binh lính có vũ trang nói trên có nguy cơ đẩy tình hình ở miền Đông Ukraine vào một giai đoạn nguy hiểm mới bởi Moscow đã cảnh báo sẽ bảo vệ những người nói tiếng Nga trong khu vực nếu họ bị tấn công.
Trong ngày Chủ nhật, đã có một sỹ quan an ninh nhà nước Ukraine thiệt mạng và 5 người khác thuộc phe Chính phủ bị thương trong một chiến dịch ở thành phố Slaviansk. “Đã xảy ra thương vong ở cả hai phía”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine, ông Arsen Avakov, nói trên trang Facebook cá nhân.
Trong khi đó, hãng tin RIA Novosti của Nga đưa tin, một người biểu tình ủng hộ Nga đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ với các lực lượng trung thành với Chính phủ Ukraine tại Slaviansk cách biên giới với Nga khoảng 150 km. Tại thành phố này, những người biểu tình đòi ly khai đã chiếm giữ các tòa nhà trụ sở của cảnh sát và lực lượng an ninh quốc gia, và đặt lên nhiều rào chắn trên các con đường. Thị trưởng của Slaviansk đã bỏ trốn và lực lượng đòi ly khai tuyên bố giành quyền lãnh đạo thành phố.
Tại Kramatorsk, khu vực cách Slaviansk khoảng 15 km về phía Nam, các tay súng cũng đã chiếm các trụ sở cảnh sát sau khi bắn hạ một viên cảnh sát. Tại Kharkiv, thành phố lớn thuộc miền Đông Ukraine, hai phe ủng hộ phương Tây và Nga đã đụng độ vào cuối tuần. Theo cảnh sát, có 50 người bị thương, trong đó 10 người phải nhập viện. Hãng Interfax đưa tin, tại thị trấn Zaporizhzhya cũng thuộc miền Đông Ukraine, 3.000 người ủng hộ phương Tây đã xuống đường tuần hành, đụng độ với hàng trăm người ủng hộ Nga.
Kêu gọi Nga rút quân khỏi biên giới Ukraine, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói trong một tuyên bố: “Bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào xa hơn của Nga với bất kỳ lý do nào sẽ chỉ khiến Nga bị quốc tế cô lập nhiều hơn”.
Đến nay, NATO vẫn loại trừ khả năng hành động quân sự ở Ukraine. Tuy nhiên, Mỹ và các nhà lãnh đạo NATO tuyên bố sẽ bảo vệ tất cả 28 nước thành viên của khối này, bao gồm các nước Liên Xô cũ ở vùng Baltic vốn được xem là dễ bị tổn thương nhất trước sức ép từ Nga. Ukraine hiện chưa phải là thành viên NATO.
Giới quan sát lo ngại, cuộc khủng hoảng Ukraine có thể dẫn tới một “cuộc chiến tranh khí đốt”, làm gián đoạn nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu. Moscow đã tuyên bố có thể buộc phải cắt nguồn cung khí đốt cho Ukraine nếu Kiev không trả hết tiền nợ mua khí đốt. Ukraine là nơi phần lớn khí đốt Nga xuất khẩu sang châu Âu quá cảnh.