Ứng dụng gọi xe đua nhau "lấn sân” dịch vụ tài chính ở Đông Nam Á
Các ứng dụng gọi xe được cho là ATM của tương lai tại châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á
Tại Đông Nam Á, dịch vụ ngân hàng qua di động đang hình thành xu hướng hoàn toàn mới với việc loạt ứng dụng gọi xe như Grab, Go-Jek... đua nhau tung ra dịch vụ ví điện tử, hãng tin Bloomberg cho biết.
Tuần trước, ứng dụng gọi xe Grab của Singapore tung ra dịch vụ mới cho phép người dùng chuyển số tiền lưu trữ trên ứng dụng của mình (Grabpay Credits) để thanh toán tiền cước cho người khác.
Cuối năm 2017, người dùng Grab có thể dùng tiền lưu trữ này để thanh toán tại hơn 1.000 nhà hàng và cửa hàng bán lẻ. Theo Bloomberg, nếu mọi thứ suôn sẻ, trong tương lai Grab có thể phát triển thành một nền tảng thanh toán điện tử.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2 tỷ người chưa được tiếp cận với các dịch vụ tài chính truyền thống. Phần lớn số này tập trung ở các nước đang phát triển với nền kinh tế tiền mặt là chủ yếu, nơi các ngân hàng còn hạn chế trong việc cung cấp các dịch như cho vay, tài khoản thanh toán, thẻ tín dụng.
Khi thu nhập tại các nước này tăng lên, công nghệ là nhân tố giúp giới doanh nhân có thêm nhiều cách thức kinh doanh mới. Đặc biệt, điện thoại di động giúp hệ thống tài chính cải tiến với nhiều thành quả rõ rệt.
Tại châu Á, xu hướng này đang ngày càng trở nên mạnh mẽ. Các hãng thương mại điện tử và dịch vụ truyền thông xã hội hàng đầu như Alibaba và WeChat tung ra các nền tảng thanh toán điện tử, phổ biến đến mức ở một số lĩnh vực thậm chí không dùng tiền mặt.
Tới năm 2016, lượng giao dịch thanh toán điện tử tại Trung Quốc có tổng giá trị lên tới 5,5 nghìn tỷ USD. Tại Ấn Độ, hiện có khoảng 20% dân số sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử, phần lớn qua các startup như Paytm.
Trong đó, Đông Nam Á là khu vực có xu hướng phát triển đặc biệt nhất. Với 640 triệu dân với xu hướng dùng Internet và di động thông minh mạnh mẽ, Đông Nam Á là khu vực đầy màu mỡ đối với các startup tài chính.
Trong 3 năm qua, các dịch vụ tài chính bắt đầu nở rộ từ ngành công nghiệp gọi xe mới nổi. Đây là mô hình kinh doanh ít thấy tại những nơi mà thẻ tín dụng và thẻ thanh toán phổ biến như Mỹ.
Tại các quốc gia như Indonesia, nơi chỉ có 36% dân số có tài khoản ngân hàng và dưới 5% có thẻ tín dụng, đây là phương thức hiệu quả để thu hút người dùng và giữ chân họ tại các nền tảng thanh toán đầy tiện dụng.
Hiện tại, hơn 200.000 lái xe cho Go-Jek - ứng dụng gọi xe hàng đầu của Indonesia, có thể dùng ví điện tử của mình để giữ tiền cước và thanh toán cho các dịch vụ khác. Còn người dùng ứng dụng này cũng có thể dùng ví điện tử để thanh toán nhiều dịch vụ khác từ giao đồ ăn cho tới massage hay dịch vụ dọn dẹp nhà cửa.
Tại Singapore, Grab cũng cung cấp dịch vụ tương tự, mở rộng việc ứng dụng ví điện tử của mình vào các dịch vụ tại quán café, tiệm hàng rong hay chợ thực phẩm tươi.
Các điểm bán hàng thuận tiện hơn với quy trình thanh toán ít rắc rối, không mất chi phí cho thiết bị nhận thanh toán, còn khách hàng thấy tiện lợi bởi việc thanh toán thực hiện qua ứng dụng họ đã quen dùng. Do đó, dịch vụ của các hãng gọi xe có lợi thế lớn trong lĩnh vực này.
Các hãng này cũng có thể thu thập lượng lớn dữ liệu người dùng, kết hợp vị trí và thói quen đi lại với lịch sử mua sắm, mang lại lợi thế lớn với vai trò “người thay đổi cuộc chơi”.
Theo Bloomberg, với tất cả những lợi thế đó, việc các công ty này muốn lấn sân sang lĩnh vực bảo hiểm và cho vay tín dụng là điều không có gì đang ngạc nhiên.
Các công ty gọi xe đang bắt đầu cuộc chiến với giới ngân hàng và trên hết khách hàng là người hưởng lợi lớn, đặc biệt là đối với những người ít hoặc không tham gia thị trường tài chính truyền thống.
Cạnh tranh sẽ giúp giảm chi phí gia nhập “nền kinh tế điện tử”, giúp đa số tác vụ như thanh toán hóa đơn trở nên dễ dàng hơn, buộc các ngân hàng phải tập trung vào đối tượng khách hàng thu nhập thấp và gây áp lực buộc các hãng thẻ tín dụng phải giảm phí và lãi trả chậm.
Tuần trước, ứng dụng gọi xe Grab của Singapore tung ra dịch vụ mới cho phép người dùng chuyển số tiền lưu trữ trên ứng dụng của mình (Grabpay Credits) để thanh toán tiền cước cho người khác.
Cuối năm 2017, người dùng Grab có thể dùng tiền lưu trữ này để thanh toán tại hơn 1.000 nhà hàng và cửa hàng bán lẻ. Theo Bloomberg, nếu mọi thứ suôn sẻ, trong tương lai Grab có thể phát triển thành một nền tảng thanh toán điện tử.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2 tỷ người chưa được tiếp cận với các dịch vụ tài chính truyền thống. Phần lớn số này tập trung ở các nước đang phát triển với nền kinh tế tiền mặt là chủ yếu, nơi các ngân hàng còn hạn chế trong việc cung cấp các dịch như cho vay, tài khoản thanh toán, thẻ tín dụng.
Khi thu nhập tại các nước này tăng lên, công nghệ là nhân tố giúp giới doanh nhân có thêm nhiều cách thức kinh doanh mới. Đặc biệt, điện thoại di động giúp hệ thống tài chính cải tiến với nhiều thành quả rõ rệt.
Tại châu Á, xu hướng này đang ngày càng trở nên mạnh mẽ. Các hãng thương mại điện tử và dịch vụ truyền thông xã hội hàng đầu như Alibaba và WeChat tung ra các nền tảng thanh toán điện tử, phổ biến đến mức ở một số lĩnh vực thậm chí không dùng tiền mặt.
Tới năm 2016, lượng giao dịch thanh toán điện tử tại Trung Quốc có tổng giá trị lên tới 5,5 nghìn tỷ USD. Tại Ấn Độ, hiện có khoảng 20% dân số sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử, phần lớn qua các startup như Paytm.
Trong đó, Đông Nam Á là khu vực có xu hướng phát triển đặc biệt nhất. Với 640 triệu dân với xu hướng dùng Internet và di động thông minh mạnh mẽ, Đông Nam Á là khu vực đầy màu mỡ đối với các startup tài chính.
Trong 3 năm qua, các dịch vụ tài chính bắt đầu nở rộ từ ngành công nghiệp gọi xe mới nổi. Đây là mô hình kinh doanh ít thấy tại những nơi mà thẻ tín dụng và thẻ thanh toán phổ biến như Mỹ.
Tại các quốc gia như Indonesia, nơi chỉ có 36% dân số có tài khoản ngân hàng và dưới 5% có thẻ tín dụng, đây là phương thức hiệu quả để thu hút người dùng và giữ chân họ tại các nền tảng thanh toán đầy tiện dụng.
Hiện tại, hơn 200.000 lái xe cho Go-Jek - ứng dụng gọi xe hàng đầu của Indonesia, có thể dùng ví điện tử của mình để giữ tiền cước và thanh toán cho các dịch vụ khác. Còn người dùng ứng dụng này cũng có thể dùng ví điện tử để thanh toán nhiều dịch vụ khác từ giao đồ ăn cho tới massage hay dịch vụ dọn dẹp nhà cửa.
Tại Singapore, Grab cũng cung cấp dịch vụ tương tự, mở rộng việc ứng dụng ví điện tử của mình vào các dịch vụ tại quán café, tiệm hàng rong hay chợ thực phẩm tươi.
Các điểm bán hàng thuận tiện hơn với quy trình thanh toán ít rắc rối, không mất chi phí cho thiết bị nhận thanh toán, còn khách hàng thấy tiện lợi bởi việc thanh toán thực hiện qua ứng dụng họ đã quen dùng. Do đó, dịch vụ của các hãng gọi xe có lợi thế lớn trong lĩnh vực này.
Các hãng này cũng có thể thu thập lượng lớn dữ liệu người dùng, kết hợp vị trí và thói quen đi lại với lịch sử mua sắm, mang lại lợi thế lớn với vai trò “người thay đổi cuộc chơi”.
Theo Bloomberg, với tất cả những lợi thế đó, việc các công ty này muốn lấn sân sang lĩnh vực bảo hiểm và cho vay tín dụng là điều không có gì đang ngạc nhiên.
Các công ty gọi xe đang bắt đầu cuộc chiến với giới ngân hàng và trên hết khách hàng là người hưởng lợi lớn, đặc biệt là đối với những người ít hoặc không tham gia thị trường tài chính truyền thống.
Cạnh tranh sẽ giúp giảm chi phí gia nhập “nền kinh tế điện tử”, giúp đa số tác vụ như thanh toán hóa đơn trở nên dễ dàng hơn, buộc các ngân hàng phải tập trung vào đối tượng khách hàng thu nhập thấp và gây áp lực buộc các hãng thẻ tín dụng phải giảm phí và lãi trả chậm.