Vận hành thị trường điện cạnh tranh: Khó từ... EVN?
Hiện xuất hiện ngày càng nhiều nhà đầu tư vào ngành điện, thị phần cung cấp điện của các doanh nghiệp ngoài EVN ngày càng tăng
Việc hình thành và đưa vào vận hành thị trường phát điện cạnh tranh sẽ tạo ra “sân chơi” lành mạnh giữa các đơn vị phát điện, khuyến khích tiết kiệm chi phí trong các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối điện để có được giá điện hợp lý, minh bạch tới người tiêu dùng.
Tuy nhiên, điều này khó có thể trở thành hiện thực nếu không giải quyết được mâu thuẫn giữa giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các doanh nghiệp bán điện ngoài EVN.
Đây là vấn đề được đề cập tại Hội thảo “Thị trường điện cạnh tranh Việt Nam” do Cục điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 18/8 tại Hà Nội.
Các nhà máy điện đều được tham gia
Hiện các quy định liên quan đến thị trường phát điện cạnh tranh đã được Bộ Công Thương ban hành, trong đó có quy định các nhà máy điện có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện, có công suất lắp đặt lớn hơn 30MW đấu nối vào hệ thống điện quốc gia (trừ nhà máy điện BOT, nhà máy điện gió và nhà máy điện địa nhiệt)... phải tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.
Theo kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, thị trường điện Việt Nam sẽ được hình thành và phát triển theo 3 cấp độ. Cấp độ 1: thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005 - 2014). Cấp độ 2: thị trường bán buôn điện cạnh tranh (giai đoạn 2015 - 2022). Cấp độ 3: thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (giai đoạn sau 2022).
Dự báo, đến năm 2015, tổng công suất điện toàn quốc sẽ khoảng 32 nghìn MW. Tuy nhiên, EVN vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhất với 60%, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) khoảng 10%, Tập đoàn công nghiệp Than và khoáng sản Việt Nam (TKV) 10%; ngoài ra, các Tổng công ty Sông Đà, Lilama, Vinaconex, Licogi, một số công ty và các nhà đầu tư trong và ngoài nước khác chiếm khoảng 20%.
Như vậy, tính đến năm 2015, nếu cơ cấu mua bán điện không thay đổi thì EVN vẫn chiếm vị trí độc quyền về thị trường cũng như có quyền quyết định giá mua điện. Trong khi, hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều nhà đầu tư vào ngành điện, thị phần cung cấp điện của các doanh nghiệp ngoài EVN ngày càng tăng, điều đó kéo theo mâu thuẫn giữa EVN và các doanh nghiệp bán điện ngoài EVN nhiều hơn.
Bởi vì, người mua (EVN) luôn muốn trả giá thấp, người bán (các công ty phát điện ngoài EVN) lại muốn bán giá cao. Nếu không cải thiện tình hình này việc xây dựng một thị trường điện cạnh tranh đúng nghĩa khó có thể hình thành. Về vấn đề này, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) Phạm Mạnh Thắng cho biết, năm 2008 Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án cơ cấu tái ngành điện, trong đó, đề xuất phải tách các nhà máy điện ra khỏi EVN và EVN chỉ còn thực hiện việc truyền tải, phân phối, mua bán điện và giữ lại một số nhà máy điện thuộc Nhà nước như nhà máy điện lớn đa mục tiêu, tuy nhiên đề án nay chưa được phê duyệt vì EVN vẫn chưa chấp thuận.
Xây dựng cơ chế giá theo thị trường
Một trong những vấn đề được đề cập tại hội thảo này là việc thực hiện cơ chế giá điện theo thị trường. Theo Cục Điều tiết điện lực, giá điện được xem xét điều chỉnh tăng giảm định kỳ hàng năm và hàng quý. Trong đó sẽ điều chỉnh theo biến động của các yếu tố giá thành và phản ánh đúng, kịp thời chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh điện.
Giá bán điện được phân tách thành giá của 4 khâu: phát điện, truyền tải, điều hành-quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ, phân phối và bán lẻ điện. Hàng năm, giá bán điện bình quân cơ sở được xây dựng và phê duyệt đảm bảo thu hồi đươc tổng chi phí cho sản xuất, kinh doanh điện trong năm của 4 thành phần cấu thành giá điện tương ứng với 4 khâu. Giá bán điện bình quân cơ sở quý được xác định hàng năm, bằng tổng giá phát điện bình quân của quý đó và giá truyền tải, phân phối điện, điều hành phụ trợ bình quân của năm.
Trong đó, giá bán điện bình quân quý được xác định bằng tổng giá phát điện bình quân của riêng quý đó và giá truyền tải điện, phân phối điện, điều hành phụ trợ bình quân của năm.
Hàng quý, EVN xem xét lại biến động của các yếu tố đầu vào so với thông số cơ sở - điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán điện bình quân quý. Giá bán điện hàng quý được điều chỉnh đảm bảo thu hồi được lượng chênh lệch chi phí cho phát điện phát sinh trong quý trước liền kề do biến động của các yếu tố đầu vào. Các yếu tố đầu vào được xem xét trong tính toán chênh lệch chi phí phát điện hàng quý bao gồm giá các loại nhiên liệu (than, khí, dầu và tỷ giá ngoại tệ).
EVN đang xây dựng và trình Bộ Công Thương trong tháng 8/2010 Đề án “Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và giám sát hoạt động thị trường điện”. Đây là tiền đề cho việc triển khai vận hành thị trường bán buôn cạnh tranh giai đoạn 2015 - 2022.
Có thể khẳng định, việc phát triển thị trường điện cạnh tranh sẽ đảm bảo được lợi ích của ba đối tượng đó là, Nhà nước sẽ giảm được gánh nặng đầu tư; các doanh nghiệp điện lực sẽ tăng tính tự chủ, phát huy khả năng sản xuất kinh doanh; khách hàng sẽ được hưởng lợi từ cơ chế cạnh tranh. Tuy nhiên, để xây dựng được thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh đòi hỏi phải có lộ trình nhất định và làm một cách bài bản, thận trọng.
Tuy nhiên, điều này khó có thể trở thành hiện thực nếu không giải quyết được mâu thuẫn giữa giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các doanh nghiệp bán điện ngoài EVN.
Đây là vấn đề được đề cập tại Hội thảo “Thị trường điện cạnh tranh Việt Nam” do Cục điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 18/8 tại Hà Nội.
Các nhà máy điện đều được tham gia
Hiện các quy định liên quan đến thị trường phát điện cạnh tranh đã được Bộ Công Thương ban hành, trong đó có quy định các nhà máy điện có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện, có công suất lắp đặt lớn hơn 30MW đấu nối vào hệ thống điện quốc gia (trừ nhà máy điện BOT, nhà máy điện gió và nhà máy điện địa nhiệt)... phải tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.
Theo kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, thị trường điện Việt Nam sẽ được hình thành và phát triển theo 3 cấp độ. Cấp độ 1: thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005 - 2014). Cấp độ 2: thị trường bán buôn điện cạnh tranh (giai đoạn 2015 - 2022). Cấp độ 3: thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (giai đoạn sau 2022).
Dự báo, đến năm 2015, tổng công suất điện toàn quốc sẽ khoảng 32 nghìn MW. Tuy nhiên, EVN vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhất với 60%, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) khoảng 10%, Tập đoàn công nghiệp Than và khoáng sản Việt Nam (TKV) 10%; ngoài ra, các Tổng công ty Sông Đà, Lilama, Vinaconex, Licogi, một số công ty và các nhà đầu tư trong và ngoài nước khác chiếm khoảng 20%.
Như vậy, tính đến năm 2015, nếu cơ cấu mua bán điện không thay đổi thì EVN vẫn chiếm vị trí độc quyền về thị trường cũng như có quyền quyết định giá mua điện. Trong khi, hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều nhà đầu tư vào ngành điện, thị phần cung cấp điện của các doanh nghiệp ngoài EVN ngày càng tăng, điều đó kéo theo mâu thuẫn giữa EVN và các doanh nghiệp bán điện ngoài EVN nhiều hơn.
Bởi vì, người mua (EVN) luôn muốn trả giá thấp, người bán (các công ty phát điện ngoài EVN) lại muốn bán giá cao. Nếu không cải thiện tình hình này việc xây dựng một thị trường điện cạnh tranh đúng nghĩa khó có thể hình thành. Về vấn đề này, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) Phạm Mạnh Thắng cho biết, năm 2008 Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án cơ cấu tái ngành điện, trong đó, đề xuất phải tách các nhà máy điện ra khỏi EVN và EVN chỉ còn thực hiện việc truyền tải, phân phối, mua bán điện và giữ lại một số nhà máy điện thuộc Nhà nước như nhà máy điện lớn đa mục tiêu, tuy nhiên đề án nay chưa được phê duyệt vì EVN vẫn chưa chấp thuận.
Xây dựng cơ chế giá theo thị trường
Một trong những vấn đề được đề cập tại hội thảo này là việc thực hiện cơ chế giá điện theo thị trường. Theo Cục Điều tiết điện lực, giá điện được xem xét điều chỉnh tăng giảm định kỳ hàng năm và hàng quý. Trong đó sẽ điều chỉnh theo biến động của các yếu tố giá thành và phản ánh đúng, kịp thời chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh điện.
Giá bán điện được phân tách thành giá của 4 khâu: phát điện, truyền tải, điều hành-quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ, phân phối và bán lẻ điện. Hàng năm, giá bán điện bình quân cơ sở được xây dựng và phê duyệt đảm bảo thu hồi đươc tổng chi phí cho sản xuất, kinh doanh điện trong năm của 4 thành phần cấu thành giá điện tương ứng với 4 khâu. Giá bán điện bình quân cơ sở quý được xác định hàng năm, bằng tổng giá phát điện bình quân của quý đó và giá truyền tải, phân phối điện, điều hành phụ trợ bình quân của năm.
Trong đó, giá bán điện bình quân quý được xác định bằng tổng giá phát điện bình quân của riêng quý đó và giá truyền tải điện, phân phối điện, điều hành phụ trợ bình quân của năm.
Hàng quý, EVN xem xét lại biến động của các yếu tố đầu vào so với thông số cơ sở - điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán điện bình quân quý. Giá bán điện hàng quý được điều chỉnh đảm bảo thu hồi được lượng chênh lệch chi phí cho phát điện phát sinh trong quý trước liền kề do biến động của các yếu tố đầu vào. Các yếu tố đầu vào được xem xét trong tính toán chênh lệch chi phí phát điện hàng quý bao gồm giá các loại nhiên liệu (than, khí, dầu và tỷ giá ngoại tệ).
EVN đang xây dựng và trình Bộ Công Thương trong tháng 8/2010 Đề án “Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và giám sát hoạt động thị trường điện”. Đây là tiền đề cho việc triển khai vận hành thị trường bán buôn cạnh tranh giai đoạn 2015 - 2022.
Có thể khẳng định, việc phát triển thị trường điện cạnh tranh sẽ đảm bảo được lợi ích của ba đối tượng đó là, Nhà nước sẽ giảm được gánh nặng đầu tư; các doanh nghiệp điện lực sẽ tăng tính tự chủ, phát huy khả năng sản xuất kinh doanh; khách hàng sẽ được hưởng lợi từ cơ chế cạnh tranh. Tuy nhiên, để xây dựng được thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh đòi hỏi phải có lộ trình nhất định và làm một cách bài bản, thận trọng.