“Vàng đen” bất ngờ tăng giá mạnh
Giá dầu thô kỳ hạn bất ngờ vọt lên cao nhất trong một tháng qua, trong khi giá xăng giao sau tăng nhẹ có 0,2%
Phiên giao dịch đêm qua (13/9), giá dầu thô kỳ hạn quốc tế bất ngờ vọt mạnh lên mức cao nhất trong vòng một tháng qua, khi tâm lý đầu cơ trên các thị trường cổ phiếu có vẻ đã ổn định trở lại và việc Cơ quan Năng lượng quốc tế hạ dự báo lượng dự trữ dầu toàn cầu.
Cụ thể, chốt ngày, giá dầu thô ngọt, nhẹ hợp đồng tháng 10 tăng 2,02 USD, tương ứng 2,3%, lên 90,21 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Phiên liền trước, dầu thô loại này đã tăng được 1,1%. Như vậy, với hai phiên đi lên liên tiếp, hiện dầu thô đang chốt ở mức cao nhất kể từ ngày 3/8.
Đóng cửa trước đó tại châu Á, giá dầu cũng được đẩy lên cao, nhờ sự suy yếu của đồng USD khiến những hàng hóa định giá bằng USD như dầu mỏ trở nên rẻ hơn, thúc đẩy nhu cầu mua vào. Cụ thể, tại Singapore, dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10 tăng lên 89 USD/thùng, dầu Brent lên 112,86 USD/thùng.
Ker Chung Yang, nhà phân tích thuộc hãng Phillip Futures, có trụ sở tại Singapore, nhận định thị trường dầu mỏ đang được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD. Theo Ker, do sự thiếu chắc chắn của cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng Euro, giá dầu sẽ ít có biến động mạnh trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trên thực tế, sự tăng trưởng ổn định của khu vực chứng khoán Mỹ hai phiên vừa qua đã giúp xoa dịu những căng thẳng trên thị trường dầu. Bill O'Neil, chuyên gia hãng tư vấn Logic ở New Jersey, nhận định, hôm qua là một ngày yên ả, với hầu hết các loại hàng hóa tăng giá.
Thị trường dầu thô hôm qua cũng nhận được tín hiệu hỗ trợ từ báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), trong đó IEA hạ dự báo nhu cầu dầu thô năm nay và năm tới, với lý do kinh tế toàn cầu vẫn yếu kém. Cơ quan này cũng cho biết, dầu thô sản xuất từ Libya sẽ dần chảy trở lại các thị trường.
Phiên giao dịch trước, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng hạ dự đoán nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu trong năm nay và năm tới. Trong báo cáo của mình, OPEC dự kiến nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trong năm nay sẽ giảm xuống 87,99 triệu thùng/ngày, so với dự đoán trước đó là 88,14 triệu thùng/ngày.
Đối với năm 2012, tổ chức này dự đoán nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ sẽ đứng ở mức 89,26 triệu thùng/ngày, giảm so với ước tính 89,44 triệu thùng/ngày đưa ra hồi tháng 8/2011.
Theo OPEC, sự điều chỉnh dự đoán này là do đà phục hồi yếu của kinh tế Mỹ và khủng hoảng nợ châu Âu không chỉ làm giảm nhu cầu tiêu thụ "vàng đen" tại các nước này mà còn tác động xấu đến nhu cầu ở các nền kinh tế mới nổi lớn như Trung Quốc và Ấn Độ. Tổ chức này cảnh báo, nếu kinh tế Mỹ tiếp tục èo uột, nhu cầu tiêu thụ dầu còn giảm sâu hơn.
Tuy nhiên, trong báo cáo công bố sáng qua, IEA đã hạ dự báo lượng dự trữ xăng dầu ở các nước phát triển, đồng thời hạ dự báo triển vọng một số nguồn cung. Cụ thể, nguồn cung dầu mỏ từ các quốc gia bên ngoài OPEC sẽ giảm, trong khi kho dự trữ ở các nước OPEC sẽ lần đầu tiên kể từ năm 2008, giảm xuống dưới mức trung bình 5 năm qua.
Các chuyên gia phân tích của J.P. Morgan trong thư gửi khách hàng cho rằng, số liệu về lượng dự trữ do IEA đưa ra có ý nghĩa quan trọng hơn là dự báo nhu cầu tiêu thụ. Theo đó, khi kho dự trữ suy giảm, giá dầu giao dịch trên các thị trường hàng hóa thế giới sẽ bật tăng trở lại.
Giới đầu cơ dầu mỏ hiện đang chờ đợi bản báo cáo từ Viện Dầu khí Mỹ và số liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng của Bộ Năng lượng Mỹ. Các báo cáo này sẽ cho biết cụ thể lượng dự trữ xăng dầu của Mỹ trong tuần qua.
Diễn biến cùng chiều với thị trường dầu thô, giá xăng giao tháng 10 phiên hôm qua phục hồi nhẹ 0,2%, nghĩa là tăng chưa tới một xu, lên 2,74 USD/gallon. Trong khi, dầu sưởi giao cùng kỳ hạn giảm 1 xu, tương ứng 0,4%, lên 2,94 USD/gallon. Một gallon tương đương 3,78 lít.
Cụ thể, chốt ngày, giá dầu thô ngọt, nhẹ hợp đồng tháng 10 tăng 2,02 USD, tương ứng 2,3%, lên 90,21 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Phiên liền trước, dầu thô loại này đã tăng được 1,1%. Như vậy, với hai phiên đi lên liên tiếp, hiện dầu thô đang chốt ở mức cao nhất kể từ ngày 3/8.
Đóng cửa trước đó tại châu Á, giá dầu cũng được đẩy lên cao, nhờ sự suy yếu của đồng USD khiến những hàng hóa định giá bằng USD như dầu mỏ trở nên rẻ hơn, thúc đẩy nhu cầu mua vào. Cụ thể, tại Singapore, dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10 tăng lên 89 USD/thùng, dầu Brent lên 112,86 USD/thùng.
Ker Chung Yang, nhà phân tích thuộc hãng Phillip Futures, có trụ sở tại Singapore, nhận định thị trường dầu mỏ đang được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD. Theo Ker, do sự thiếu chắc chắn của cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng Euro, giá dầu sẽ ít có biến động mạnh trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trên thực tế, sự tăng trưởng ổn định của khu vực chứng khoán Mỹ hai phiên vừa qua đã giúp xoa dịu những căng thẳng trên thị trường dầu. Bill O'Neil, chuyên gia hãng tư vấn Logic ở New Jersey, nhận định, hôm qua là một ngày yên ả, với hầu hết các loại hàng hóa tăng giá.
Thị trường dầu thô hôm qua cũng nhận được tín hiệu hỗ trợ từ báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), trong đó IEA hạ dự báo nhu cầu dầu thô năm nay và năm tới, với lý do kinh tế toàn cầu vẫn yếu kém. Cơ quan này cũng cho biết, dầu thô sản xuất từ Libya sẽ dần chảy trở lại các thị trường.
Phiên giao dịch trước, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng hạ dự đoán nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu trong năm nay và năm tới. Trong báo cáo của mình, OPEC dự kiến nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trong năm nay sẽ giảm xuống 87,99 triệu thùng/ngày, so với dự đoán trước đó là 88,14 triệu thùng/ngày.
Đối với năm 2012, tổ chức này dự đoán nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ sẽ đứng ở mức 89,26 triệu thùng/ngày, giảm so với ước tính 89,44 triệu thùng/ngày đưa ra hồi tháng 8/2011.
Theo OPEC, sự điều chỉnh dự đoán này là do đà phục hồi yếu của kinh tế Mỹ và khủng hoảng nợ châu Âu không chỉ làm giảm nhu cầu tiêu thụ "vàng đen" tại các nước này mà còn tác động xấu đến nhu cầu ở các nền kinh tế mới nổi lớn như Trung Quốc và Ấn Độ. Tổ chức này cảnh báo, nếu kinh tế Mỹ tiếp tục èo uột, nhu cầu tiêu thụ dầu còn giảm sâu hơn.
Tuy nhiên, trong báo cáo công bố sáng qua, IEA đã hạ dự báo lượng dự trữ xăng dầu ở các nước phát triển, đồng thời hạ dự báo triển vọng một số nguồn cung. Cụ thể, nguồn cung dầu mỏ từ các quốc gia bên ngoài OPEC sẽ giảm, trong khi kho dự trữ ở các nước OPEC sẽ lần đầu tiên kể từ năm 2008, giảm xuống dưới mức trung bình 5 năm qua.
Các chuyên gia phân tích của J.P. Morgan trong thư gửi khách hàng cho rằng, số liệu về lượng dự trữ do IEA đưa ra có ý nghĩa quan trọng hơn là dự báo nhu cầu tiêu thụ. Theo đó, khi kho dự trữ suy giảm, giá dầu giao dịch trên các thị trường hàng hóa thế giới sẽ bật tăng trở lại.
Giới đầu cơ dầu mỏ hiện đang chờ đợi bản báo cáo từ Viện Dầu khí Mỹ và số liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng của Bộ Năng lượng Mỹ. Các báo cáo này sẽ cho biết cụ thể lượng dự trữ xăng dầu của Mỹ trong tuần qua.
Diễn biến cùng chiều với thị trường dầu thô, giá xăng giao tháng 10 phiên hôm qua phục hồi nhẹ 0,2%, nghĩa là tăng chưa tới một xu, lên 2,74 USD/gallon. Trong khi, dầu sưởi giao cùng kỳ hạn giảm 1 xu, tương ứng 0,4%, lên 2,94 USD/gallon. Một gallon tương đương 3,78 lít.