VFA tính giá lúa quá thấp?
Câu chuyện thu mua lúa giá nào để nông dân có lãi ít nhất 30% vẫn gây nhiều tranh cãi
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch được khoảng 1 triệu ha trong hơn 1,5 triệu ha lúa đông xuân, năng suất bình quân từ 6,2-6,5 tấn/ha, dự kiến sản lượng lúa cả vụ đạt từ 9,7-10 triệu tấn.
Lại thêm một vụ lúa trúng mùa, nhưng nông dân vẫn không thấy phấn khởi do giá lúa trên thị trường khá thấp. Hiện ở khu vực này, cụ thể là ở huyện Hồng Ngự, Tân Hồng... tỉnh Đồng Tháp giá lúa đang ở mức 4.000 đồng/kg đối với lúa thường và 4.200 - 4.300 đồng/kg đối với lúa hạt dài xuất khẩu.
Cơ sở để VFA tính ra giá thành 2.800 đồng/kg?
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) công bố “thu mua 1 triệu tấn gạo tạm trữ (tương đương 2 triệu tấn lúa) để kéo giá lúa trong nước lên, trên tinh thần mua theo giá thị trường, nhưng đảm bảo giá mua tại kho không được dưới 4.000 đồng/kg lúa khô, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tại kho doanh nghiệp, nông dân có lãi 30-40%”.
Để đưa ra giá mua bảo hiểm 4.000đ/kg lúa, VFA đã dựa trên giá thành cao nhất là 2.800 đồng/kg lúa và thấp nhất là 2.500đồng/kg. Với giá thành này thì dù VFA có mua với giá 3.800đồng/kg lúa khô vẫn đảm bảo nông dân có lãi 30%.
Nông dân Lâm Văn Bốn ở xã Long Khánh, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp, cho biết: “Tôi không biết VFA lấy cơ sở nào để tính ra giá thành 1 kg lúa cao nhất là 2.800đồng/kg và thấp nhất là 2.500 đồng/kg". Theo cách tính của ông thì chi phí sản xuất một ha lúa vụ đông xuân gồm: dọn sạch rơm rạ, đắp bờ, xới, trục chạt cho mặt đất bằng phẳng gieo sạ khoảng 1,5 triệu đồng/ha. Bơm nước vào ruộng suốt vụ 1 triệu đồng/ha, tiền mua giống khoảng 1,5 triệu đồng/ha.
Thuốc diệt cỏ, cấy dặm, khử cỏ 1,5 triệu đồng/ha. Phân bón, thuốc trừ sâu mất 8 triệu đồng/ha. Cắt, suốt vận chuyển lúa đến nơi bán được cho thương lái 3,5 triệu đồng/ha. Tổng chi phí từ khi xuống giống đến thu hoạch xong hết 17 triệu đồng/ha, nếu nông dân canh tác giỏi đạt năng suất lúa 7 tấn/ha, bán với giá 4.000đồng/kg, nông dân thu về được 28 triệu đồng/ha, lãi 11 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên, cách tính này vẫn chưa sát với thực tế, vì trong đó chúng ta chưa tính tiền thuê đất và phí quản lý của chủ đất vào giá thành lúa như cách mà bấy lâu nay các ngành chức năng vẫn làm. Nếu tính đúng và tính đủ thì giá thành hạt lúa phải là 3.930đồng/kg, chứ không phải 2.800 đồng/kg, và trên thực tế người nông dân không lãi được đồng nào, chứ không phải lãi 11 triệu đồng/ha lúa.
Nông dân không được phân chia lợi nhuận thỏa đáng
Còn theo ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, từ trước tới nay khi tính giá thành hạt lúa chúng ta thường chỉ tính: nước, phân, cần, giống. Trong khi giá thành còn thiếu hai phần quan trọng là công quản lý của chủ đất và tiền thuê đất.
Trong quản lý sản xuất, nông dân trực canh từ 1ha trở lên là chủ trang trại, tạm so sánh với quản lý công nghiệp như là quản đốc (10 ha trở lên là giám đốc xí nghiệp). Vậy mà khi tính giá thành lúa lại không tính lương và các loại bảo hiểm, chi phí giao dịch như giám đốc xí nghiệp. Là chủ gia đình, họ phải chi tiêu, phải nuôi con cái hoặc cha mẹ không còn sức lao động. Còn giá thuê đất hiện nay, tùy loại đất từ 1-2,5 triệu đồng/công/năm, nếu là mua, bình quân từ 40-60 triệu đồng/công. Vậy có tính tiền thuê đất và lãi vay tiền mua đất cho họ không? Vậy giá sàn mua lúa bảo đảm có lãi 30% là tính trên cái nền nào?
Tại hội nghị tổng kết sản xuất lúa năm 2009, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng đã nói, vấn đề đang làm cho mọi người băn khoăn là sự chưa đồng tình trong phân chia lợi nhuận với người nông dân, khiến dư luận xã hội nghĩ khâu chế biến và xuất khẩu là thu lợi nhuận nhiều, còn người nông dân làm ra hạt lúa thì được hưởng lợi quá ít, có gì đó chưa được công bằng và minh bạch. Điều này Chính phủ đã thấy và đã có những giải pháp cùng với các địa phương và các doanh nghiệp làm thế nào hài hòa lợi ích để nông dân và doanh nghiệp cùng có lãi, Nhà nước thì bảo đảm an ninh lương thực và thu về ngoại tệ...
Lại thêm một vụ lúa trúng mùa, nhưng nông dân vẫn không thấy phấn khởi do giá lúa trên thị trường khá thấp. Hiện ở khu vực này, cụ thể là ở huyện Hồng Ngự, Tân Hồng... tỉnh Đồng Tháp giá lúa đang ở mức 4.000 đồng/kg đối với lúa thường và 4.200 - 4.300 đồng/kg đối với lúa hạt dài xuất khẩu.
Cơ sở để VFA tính ra giá thành 2.800 đồng/kg?
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) công bố “thu mua 1 triệu tấn gạo tạm trữ (tương đương 2 triệu tấn lúa) để kéo giá lúa trong nước lên, trên tinh thần mua theo giá thị trường, nhưng đảm bảo giá mua tại kho không được dưới 4.000 đồng/kg lúa khô, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tại kho doanh nghiệp, nông dân có lãi 30-40%”.
Để đưa ra giá mua bảo hiểm 4.000đ/kg lúa, VFA đã dựa trên giá thành cao nhất là 2.800 đồng/kg lúa và thấp nhất là 2.500đồng/kg. Với giá thành này thì dù VFA có mua với giá 3.800đồng/kg lúa khô vẫn đảm bảo nông dân có lãi 30%.
Nông dân Lâm Văn Bốn ở xã Long Khánh, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp, cho biết: “Tôi không biết VFA lấy cơ sở nào để tính ra giá thành 1 kg lúa cao nhất là 2.800đồng/kg và thấp nhất là 2.500 đồng/kg". Theo cách tính của ông thì chi phí sản xuất một ha lúa vụ đông xuân gồm: dọn sạch rơm rạ, đắp bờ, xới, trục chạt cho mặt đất bằng phẳng gieo sạ khoảng 1,5 triệu đồng/ha. Bơm nước vào ruộng suốt vụ 1 triệu đồng/ha, tiền mua giống khoảng 1,5 triệu đồng/ha.
Thuốc diệt cỏ, cấy dặm, khử cỏ 1,5 triệu đồng/ha. Phân bón, thuốc trừ sâu mất 8 triệu đồng/ha. Cắt, suốt vận chuyển lúa đến nơi bán được cho thương lái 3,5 triệu đồng/ha. Tổng chi phí từ khi xuống giống đến thu hoạch xong hết 17 triệu đồng/ha, nếu nông dân canh tác giỏi đạt năng suất lúa 7 tấn/ha, bán với giá 4.000đồng/kg, nông dân thu về được 28 triệu đồng/ha, lãi 11 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên, cách tính này vẫn chưa sát với thực tế, vì trong đó chúng ta chưa tính tiền thuê đất và phí quản lý của chủ đất vào giá thành lúa như cách mà bấy lâu nay các ngành chức năng vẫn làm. Nếu tính đúng và tính đủ thì giá thành hạt lúa phải là 3.930đồng/kg, chứ không phải 2.800 đồng/kg, và trên thực tế người nông dân không lãi được đồng nào, chứ không phải lãi 11 triệu đồng/ha lúa.
Nông dân không được phân chia lợi nhuận thỏa đáng
Còn theo ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, từ trước tới nay khi tính giá thành hạt lúa chúng ta thường chỉ tính: nước, phân, cần, giống. Trong khi giá thành còn thiếu hai phần quan trọng là công quản lý của chủ đất và tiền thuê đất.
Trong quản lý sản xuất, nông dân trực canh từ 1ha trở lên là chủ trang trại, tạm so sánh với quản lý công nghiệp như là quản đốc (10 ha trở lên là giám đốc xí nghiệp). Vậy mà khi tính giá thành lúa lại không tính lương và các loại bảo hiểm, chi phí giao dịch như giám đốc xí nghiệp. Là chủ gia đình, họ phải chi tiêu, phải nuôi con cái hoặc cha mẹ không còn sức lao động. Còn giá thuê đất hiện nay, tùy loại đất từ 1-2,5 triệu đồng/công/năm, nếu là mua, bình quân từ 40-60 triệu đồng/công. Vậy có tính tiền thuê đất và lãi vay tiền mua đất cho họ không? Vậy giá sàn mua lúa bảo đảm có lãi 30% là tính trên cái nền nào?
Tại hội nghị tổng kết sản xuất lúa năm 2009, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng đã nói, vấn đề đang làm cho mọi người băn khoăn là sự chưa đồng tình trong phân chia lợi nhuận với người nông dân, khiến dư luận xã hội nghĩ khâu chế biến và xuất khẩu là thu lợi nhuận nhiều, còn người nông dân làm ra hạt lúa thì được hưởng lợi quá ít, có gì đó chưa được công bằng và minh bạch. Điều này Chính phủ đã thấy và đã có những giải pháp cùng với các địa phương và các doanh nghiệp làm thế nào hài hòa lợi ích để nông dân và doanh nghiệp cùng có lãi, Nhà nước thì bảo đảm an ninh lương thực và thu về ngoại tệ...