Vi phạm xây dựng có thể bị phạt 500 triệu đồng
Dự kiến, mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng cao nhất có thể lên đến 500 triệu đồng
Bộ Xây dựng đang xây dựng Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 126/CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản (bất động sản), kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và quản lý phát triển nhà.
Dự thảo nghị định này gồm 9 chương, 75 điều. Trong đó, hình thức xử phạt hành chính là phạt tiền với mức phạt cao nhất lên đến 500 triệu đồng (thay vì 70 triệu đồng như trước đây).
Ngoài ra, dự thảo còn đưa ra các hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Đồng thời đối tượng vi phạm còn phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính; bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường...
Nâng cao mức xử phạt các hành vi vi phạm
Ông Phạm Gia Yên, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, khi Nghị định 126/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng được ban hành thì chưa có Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản cũng như một vài hướng dẫn trong lĩnh vực hoạt động của ngành.
Trong quá trình thực hiện Nghị định này đã bộc lộ nhiều bất cập, không theo kịp tình hình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là sự phát triển chóng mặt trong lĩnh vực xây dựng trong thời gian gần đây. Ví như mức xử phạt quy định tại Nghị định 126 còn quá thấp, thiếu tính răn đe, thẩm quyền thanh tra xây dựng (nhất là đối với thẩm quyền cấp xã phường) chưa phù hợp.
Vì vậy dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 126 có nhiều điểm mới. Trong đó đáng lưu ý nhất là phân rõ thẩm quyền xử phạt, tăng mức xử phạt cho các cấp từ thanh tra viên, chính quyền cấp phường - xã đến thanh tra Sở, chủ tịch quận - huyện và tỉnh.
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định không chỉ giới hạn ở các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng mà còn áp dụng đối với cả các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh bất động sản, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (bao gồm khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế và khu chế xuất) và quản lý phát triển nhà.
Chương II của Nghị định về hình thức và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành hính trong hoạt động xây dựng có quy định: phạt tiền từ 100 - 150 triệu đồng đối với chủ đầu tư dàn xếp, mua, bán thầu; thông đồng với nhà thầu; tổ chức đấu thầu hình thức hoặc không đấu thầu vẫn lập hồ sơ, biên bản đấu thầu...
Chương III nói về hình thức và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản nêu rõ: tổ chức, cá nhân vi phạm một trong những hành vi: bán, cho thuê, cho thuê mua bất động sản thuộc diện phải qua sàn giao dịch bất động sản mà không thông qua sàn giao dịch theo quy định; bán, cho thuê, cho thuê mua bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản không đúng trình tự, thủ tục quy định; không xác nhận hoặc xác nhận sai quy định các bất động sản đã qua sàn giao dịch bất động sản thì bị phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng.
Chương IV về hình thức và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng ghi: “Xử phạt từ 60 - 70 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân không tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng...”.
Không đánh đồng các mức xử phạt
Tại hội thảo lấy ý kiến xây dựng dự thảo mới đây, đa số các đại biểu đều cho rằng thay đổi Nghị định 126 là cần thiết nhằm hạn chế tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, kinh doanh bất động sản và khai thác vật liệu xây dựng khá phổ biến hiện nay; đồng thời giải tỏa được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện của các cơ quan quản lý, đặc biệt là hoạt động của lực lượng thanh tra xây dựng.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cùng cho rằng nếu đánh đồng mức xử phạt vi phạm, nông thôn và thành thị, công trình quy mô lớn cũng như quy mô nhỏ là điều bất hợp lý và không khả thi.
Ví như công trình có tổng vốn đầu tư 1 tỷ đồng và công trình được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vi phạm đều được áp dụng mức xử phạt như nhau sẽ gây nhiều bức xúc, phức tạp, khó thực thi.
Đề xuất được đưa ra tại hội thảo trên là để Nghị định có thể phát huy được hiệu quả, trong các quy định cần có sự phân cấp mức xử phạt theo vùng, miền, khu vực, từng loại dự án, hành vi vi phạm cụ thể để thanh tra xây dựng (nhất là thanh tra cấp cơ sở) dễ triển khai trên thực tế.
Dự thảo nghị định này gồm 9 chương, 75 điều. Trong đó, hình thức xử phạt hành chính là phạt tiền với mức phạt cao nhất lên đến 500 triệu đồng (thay vì 70 triệu đồng như trước đây).
Ngoài ra, dự thảo còn đưa ra các hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Đồng thời đối tượng vi phạm còn phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính; bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường...
Nâng cao mức xử phạt các hành vi vi phạm
Ông Phạm Gia Yên, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, khi Nghị định 126/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng được ban hành thì chưa có Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản cũng như một vài hướng dẫn trong lĩnh vực hoạt động của ngành.
Trong quá trình thực hiện Nghị định này đã bộc lộ nhiều bất cập, không theo kịp tình hình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là sự phát triển chóng mặt trong lĩnh vực xây dựng trong thời gian gần đây. Ví như mức xử phạt quy định tại Nghị định 126 còn quá thấp, thiếu tính răn đe, thẩm quyền thanh tra xây dựng (nhất là đối với thẩm quyền cấp xã phường) chưa phù hợp.
Vì vậy dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 126 có nhiều điểm mới. Trong đó đáng lưu ý nhất là phân rõ thẩm quyền xử phạt, tăng mức xử phạt cho các cấp từ thanh tra viên, chính quyền cấp phường - xã đến thanh tra Sở, chủ tịch quận - huyện và tỉnh.
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định không chỉ giới hạn ở các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng mà còn áp dụng đối với cả các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh bất động sản, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (bao gồm khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế và khu chế xuất) và quản lý phát triển nhà.
Chương II của Nghị định về hình thức và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành hính trong hoạt động xây dựng có quy định: phạt tiền từ 100 - 150 triệu đồng đối với chủ đầu tư dàn xếp, mua, bán thầu; thông đồng với nhà thầu; tổ chức đấu thầu hình thức hoặc không đấu thầu vẫn lập hồ sơ, biên bản đấu thầu...
Chương III nói về hình thức và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản nêu rõ: tổ chức, cá nhân vi phạm một trong những hành vi: bán, cho thuê, cho thuê mua bất động sản thuộc diện phải qua sàn giao dịch bất động sản mà không thông qua sàn giao dịch theo quy định; bán, cho thuê, cho thuê mua bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản không đúng trình tự, thủ tục quy định; không xác nhận hoặc xác nhận sai quy định các bất động sản đã qua sàn giao dịch bất động sản thì bị phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng.
Chương IV về hình thức và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng ghi: “Xử phạt từ 60 - 70 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân không tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng...”.
Không đánh đồng các mức xử phạt
Tại hội thảo lấy ý kiến xây dựng dự thảo mới đây, đa số các đại biểu đều cho rằng thay đổi Nghị định 126 là cần thiết nhằm hạn chế tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, kinh doanh bất động sản và khai thác vật liệu xây dựng khá phổ biến hiện nay; đồng thời giải tỏa được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện của các cơ quan quản lý, đặc biệt là hoạt động của lực lượng thanh tra xây dựng.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cùng cho rằng nếu đánh đồng mức xử phạt vi phạm, nông thôn và thành thị, công trình quy mô lớn cũng như quy mô nhỏ là điều bất hợp lý và không khả thi.
Ví như công trình có tổng vốn đầu tư 1 tỷ đồng và công trình được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vi phạm đều được áp dụng mức xử phạt như nhau sẽ gây nhiều bức xúc, phức tạp, khó thực thi.
Đề xuất được đưa ra tại hội thảo trên là để Nghị định có thể phát huy được hiệu quả, trong các quy định cần có sự phân cấp mức xử phạt theo vùng, miền, khu vực, từng loại dự án, hành vi vi phạm cụ thể để thanh tra xây dựng (nhất là thanh tra cấp cơ sở) dễ triển khai trên thực tế.